Hải Hà Petro chưa trả 612 tỷ đồng nợ Quỹ bình ổn xăng dầu

Mai Anh - 26/02/2024 10:46 (GMT+7)

(VNF) - Công ty TNHH Vận tải thủy bộ Hải Hà (Hải Hà Petro) vẫn chưa nộp số tiền khoảng 612 tỷ đồng nợ Quỹ bình ổn xăng dầu và tiền lãi phạt chậm nộp vào ngân sách Nhà nước.

VNF

Bộ Công Thương vừa có văn bản giục Hải Hà Petro nộp ngân sách số tiền khoảng 612 tỷ đồng nợ Quỹ bình ổn xăng dầu và tiền lãi phạt chậm nộp sau hơn một tháng doanh nghiệp không có hồi âm. Cơ quan này không đưa ra thời hạn cuối cùng.

Theo Bộ Công Thương, việc hối thúc dựa trên cơ sở phối hợp và Bộ Tài chính đã giục nhưng doanh nghiệp chưa nộp lại.

Hải Hà Petro là một trong số 3 doanh nghiệp đầu mối sử dụng sai Quỹ bình ổn, không kết chuyển về tài khoản Quỹ mà để lại tài khoản thanh toán của doanh nghiệp. Số tiền nợ Quỹ bình ổn xăng dầu của Hải Hà Petro tính đến cuối tháng 11/2023 là 612 tỷ đồng. Đơn vị này cũng khai thiếu, nợ thuế bảo vệ môi trường hàng nghìn tỷ đồng.

Trong khi đó, theo kết luận của Thanh tra Chính phủ về thực hiện các quy định pháp luật trong quản lý, kinh doanh xăng dầu, ghi nhận tại thời điểm thanh tra, Công ty Xuyên Việt Oil âm vốn chủ sở hữu 462 tỷ đồng, nợ Nhà nước tiền thuế 1.246 tỷ đồng, nợ Quỹ bình ổn giá xăng dầu 212 tỷ đồng. 

Đến nay, dù hai bộ Công Thương và Tài chính liên tục đòi, Xuyên Việt Oil vẫn chưa trả hơn 200 tỷ vào Quỹ bình ổn giá. Trong khi đó, lãnh đạo doanh nghiệp này đã bị bắt.

Công ty TNHH Vận tải thủy bộ Hải Hà thành lập ngày 8/9/2003, trụ sở tại huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, đại diện pháp luật là bà Trần Tuyết Mai. Đây là một trong gần 40 đầu mối xuất nhập khẩu xăng dầu lớn của cả nước từ nhiều năm qua.

Hải Hà Petro, có trụ sở tại Thái Bình, là doanh nghiệp đầu mối có mạng lưới đại lý, cửa hàng xăng dầu tại nhiều tỉnh, thành phía Bắc như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và Thái Bình.

Tuy nhiên, vài năm lại đây, ông lớn xăng dầu phía Bắc này liên tục nợ thuế khủng. Đến nay, Hải Hà Petro nợ hơn 1.700 tỷ đồng tiền thuế.

Vào ngày 12/1, Bộ Công Thương thu hồi giấy phép xuất, nhập khẩu xăng dầu của Hải Hà Petro và Công ty TNHH Thương mại vận tải và Du lịch Xuyên Việt, do lạm dụng Quỹ bình ổn giá, nợ thuế. Đồng thời, cơ quan quản lý yêu cầu 2 doanh nghiệp này nộp ngay tiền nợ Quỹ bình ổn vào ngân sách.

Nghị định 95 về kinh doanh xăng dầu quy định, Quỹ bình ổn được lập tại doanh nghiệp khi Bộ Công Thương cấp giấy phép kinh doanh cho doanh nghiệp đầu mối. Nhưng theo kết luận của Thanh tra Chính phủ hồi tháng 1, việc này dẫn tới nguy cơ các doanh nghiệp chiếm dụng Quỹ.

Vào ngày 23/1, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố vụ án hình sự vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí và vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng, xảy ra tại Hải Hà Petro cùng các đơn vị có liên quan.

Cơ quan điều tra cũng ra quyết định khởi tố bị can, ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với bà Trần Tuyết Mai, Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng Giám đốc Hải Hà Petro và thuộc cấp do những sai phạm trong dùng sai tiền Quỹ bình ổn, không khai nộp thuế bảo vệ môi trường, gây thất thoát và hậu quả nghiêm trọng.

Cuối tháng 1, Tổng cục Hải quan yêu cầu cục hải quan các tỉnh, thành dừng thủ tục hải quan với xăng dầu, nguyên liệu của Hải Hà Petro và Công ty TNHH Thương mại vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil.

Theo Tổng cục Hải quan, 2 doanh nghiệp này đã bị Bộ Công Thương thu hồi giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu. Do đó, đến thời điểm hiện tại, 2 doanh nghiệp này không đủ điều kiện thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, gia công xuất khẩu xăng dầu và nguyên liệu để pha chế xăng dầu.

Như vậy, tới nay, hai doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép là Xuyên Việt Oil và Hải Hà Petro đều chưa nộp lại số tiền nợ Quỹ bình ổn, lãi chậm nộp vào ngân sách Nhà nước.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Lập bản đồ số về quy hoạch: Dễ dàng tra cứu mọi mảnh đất trước khi xuống tiền

Lập bản đồ số về quy hoạch: Dễ dàng tra cứu mọi mảnh đất trước khi xuống tiền

(VNF) - Phó giám đốc Sở KH&ĐT tỉnh Quảng Nam Nguyễn Hưng khẳng định, việc số hoá và công khai các quy hoạch có ý nghĩa quan trọng, giúp nhà đầu tư (NĐT) hình dung được không gian phát triển của tỉnh, từ đó có thể nghiên cứu rót vốn vào các lĩnh vực giàu tiềm năng.

'Ngành bán dẫn là cốt lõi phát triển kinh tế số'

'Ngành bán dẫn là cốt lõi phát triển kinh tế số'

(VNF) - Thời gian qua, Việt Nam đã trở thành “cứ điểm” hấp dẫn cho các nhà sản xuất bán dẫn quốc tế, như Samsung, Intel và LG. Tuy nhiên, để tham gia sâu vào chuỗi cung ứng, cũng như gia tăng sức mạnh tự cường trong việc phát triển lĩnh vực này, cần một chiến lược dài hơi và sự quyết tâm của các doanh nghiệp trong nước.

Ngân hàng SCB đóng cửa 61 phòng giao dịch

Ngân hàng SCB đóng cửa 61 phòng giao dịch

(VNF) - Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) vừa tiếp tục chấm dứt hoạt động đối với một phòng giao dịch ở TP.HCM. SCB đã đóng cửa 61 phòng giao dịch tại các tỉnh, thành trên cả nước.

Chủ tịch TCBS: 'Việc gì máy làm được thì hãy để máy làm'

Chủ tịch TCBS: 'Việc gì máy làm được thì hãy để máy làm'

(VNF) - Với phương châm “việc gì máy làm được thì hãy để máy làm, chúng ta dành thời gian cho sáng tạo và cải tiến”, Chủ tịch TCBS Nguyễn Xuân Minh cho biết khi tiến hành chuyển đổi số, yếu tố tự động hóa các quy trình vận hành cần đặt lên hàng đầu với mục tiêu chính là giảm thiểu tối đa chi phí vận hành cho công ty.

Quét mã khai báo thông tin: Chỉ 1 vài giây thay thế loạt thủ tục, giấy tờ

Quét mã khai báo thông tin: Chỉ 1 vài giây thay thế loạt thủ tục, giấy tờ

(VNF) - Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06), nhiều kết quả nổi bật đã được ghi nhận tại tỉnh Quảng Nam, trong đó đáng chú ý là những dịch vụ tiện ích phục vụ nhu cầu người dân và doanh nghiệp.

Thanh tra SJC, Doji, PNJ, Bảo Tín Minh Châu kinh doanh vàng: Ai lỗ, lãi mạnh nhất?

Thanh tra SJC, Doji, PNJ, Bảo Tín Minh Châu kinh doanh vàng: Ai lỗ, lãi mạnh nhất?

(VNF) - SJC, Doji, PNJ, Bảo Tín Minh Châu là những doanh nghiệp lớn nhất trong lĩnh vực kinh doanh vàng và thuộc diện thanh tra lần này. Nhiều đơn vị có doanh thu rất lớn nhưng lợi nhuận mỏng dù giá vàng chênh lớn, biến động mạnh.

CEO Kopi Kenangan: Hành trình quán cà phê địa phương thành thương hiệu tỷ USD

CEO Kopi Kenangan: Hành trình quán cà phê địa phương thành thương hiệu tỷ USD

(VNF) - Edward Tirtanata, nhà đồng sáng lập kiêm giám đốc điều hành 35 tuổi của Kopi Kenangan, đã biến một cửa hàng cà phê địa phương trở thành “kỳ lân” F&B đầu tiên tại Đông Nam Á với doanh thu 100 triệu USD/năm.

Cổ đông ngân hàng mùa thu cổ tức 'khủng' bằng tiền mặt

Cổ đông ngân hàng mùa thu cổ tức 'khủng' bằng tiền mặt

(VNF) - Cổ đông nhiều ngân hàng như ACB, Techcombank, VPBank và MB đang chuẩn bị nhận cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ cao.

Pháp lý và công nghệ 'mở lối' cho P2P Lending

Pháp lý và công nghệ 'mở lối' cho P2P Lending

(VNF) - Theo PGS. TS Nguyễn Hữu Huân, khi khắc phục được những hạn chế về pháp lý và công nghệ, mô hình P2P Lending hoàn toàn có thể phát triển tốt ở Việt Nam, thậm chí tạo ra những cơn sóng ngắn hạn.

Dân chuộng quét mã QR, đến thời chợ không tiền mặt

Dân chuộng quét mã QR, đến thời chợ không tiền mặt

(VNF) - Thay vì thanh toán bằng tiền mặt, nhiều người dân đã chọn quét mã QR và hành động này đã trở thành thói quen hàng ngày bởi những tiện ích mà chức năng này mang lại.

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

(VNF) - Golf không còn là một bộ môn thể thao quá xa lạ tại Việt Nam. Hiện nay, có tổng cộng gần 80 sân đang hoạt động trên toàn quốc, trong đó, nhiều sân golf được đầu tư xây dựng với diện tích lớn quy mô 36 - 54 hố, đạt chuẩn quốc tế.