Toàn cảnh khu vực sẽ xây Ga đường sắt Đà Nẵng mới
(VNF) - Theo kế hoạch, ga hàng hóa và công trình phụ trợ được di dời ra khu vực ga Kim Liên, ga hành khách dời về khu vực hồ Trung Nghĩa.
Những cái tên tiếp theo sau gồm: tỉnh Đồng Tháp 66,94%, tỉnh Long An 66,18%, tỉnh Tiền Giang 62,12%,...
Trong năm 2023, toàn thành phố có 23 chủ đầu tư được giao đất thực hiện các dự án. Trong đó, có 7 đơn vị có tỷ lệ giải ngân đạt trên 65%, gồm: Công an thành phố Hải Phòng, huyện Kiến Thụy, huyện Cát Hải, huyện Vĩnh Bảo, huyện An Lão, Trường Đại học Hải Phòng, Ban Quản lý dự án phát triển đô thị và Đầu tư xây dựng công trình dân dụng.
Về tổng vốn phân cấp cho các quận, huyện đạt 38,79% kế hoạch Hội đồng nhân dân thành phố giao. Trong đó, có 2/15 quận, huyện giải ngân trên 60%, gồm: Tiên Lãng (108,888/147,5 tỷ đồng, đạt 73,82%), Ngô Quyền (66,928/103,476 tỷ đồng, đạt 64,68%); 10/15 quận, huyện có tỷ lệ giải ngân đạt từ 30% đến dưới 60%, gồm: Dương Kinh, Kiến Thụy, An Lão, Đồ Sơn, Hồng Bàng, An Dương, Vĩnh Bảo, Thủy Nguyên, Lê Chân, Hải An.
Về vốn bổ sung có mục tiêu để thực hiện xây dựng nông thôn mới, đến hết ngày 20/8 đã giải ngân 898,742 tỷ đồng, đạt 29,13% kế hoạch Hội đồng nhân dân thành phố giao. Trong đó, có 3 huyện đã giải ngân đạt từ 30% trở lên, gồm: Thủy Nguyên, An Lão, Kiến Thụy.
Trong thời gian tới, để hoàn thành nhiệm vụ giải ngân vốn đầu tư công trong năm 2023, UBND thành phố Hải Phòng đề nghị các chủ đầu tư chủ động phối hợp với các sở, ngành, quận, huyện tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn trong giải phóng mặt bằng.
UBND thành phố yêu cầu làm rõ nguyên nhân, quy rõ trách nhiệm đối với các chủ đầu tư có kết quả giải ngân dưới mức bình quân chung của thành phố, đề ra các giải pháp cụ thể đẩy mạnh tình hình giải ngân trong thời gian tới.
(VNF) - Theo kế hoạch, ga hàng hóa và công trình phụ trợ được di dời ra khu vực ga Kim Liên, ga hành khách dời về khu vực hồ Trung Nghĩa.