Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Ngày 23/6/2023, trước sự chứng kiến của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Sok Yeol, Thứ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam Võ Thành Hưng và Chủ tịch Ngân Hàng Xuất Nhập Khẩu Hàn Quốc (KEXIM) Hee - Sung Yoon trao bản thỏa thuận hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hàn Quốc giai đoạn 2023 - 2030, trị giá 2 tỷ USD.
Sau khi ký kết Thỏa thuận hợp tác EDPF này, trong thời gian tới, Bộ Tài chính đề nghị KEXIM phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, cơ quan của phía Việt Nam để giới thiệu về nguồn vốn này và triển khai các dự án mới trong tương lai.
Được biết, Quỹ EDPF được Chính phủ Hàn Quốc thành lập từ năm 2017 và ủy thác cho KEXIM quản lý trực tiếp, được thiết kế nhằm tài trợ cho lĩnh vực có quy mô đầu tư tương đối lớn và có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển xã hội của quốc gia đối tác như giao thông, năng lượng, hạ tầng đô thị...
Khoản vay EDPF không có bất kỳ yêu cầu ràng buộc nào đối với quốc gia đối tác và dự án được tài trợ, được linh hoạt lựa chọn vay bằng ngoại tệ mạnh là USD hoặc EUR và thời gian vay, với điều kiện vay dự kiến tại thời điểm hiện tại là 1-1,2%/năm với thời gian vay từ 20-25 năm (bao gồm 5-7 năm ân hạn).
Cũng trong buổi hội đàm sáng 23/6, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol nhất trí phối hợp triển khai tốt Hiệp định thương mại tự do song phương (VKFTA) và các biện pháp tạo thuận lợi thiết thực cho doanh nghiệp hai nước.
Hai bên nhất trí phối hợp thúc đẩy sớm hoàn thành mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 100 tỷ USD và hướng tới mục tiêu 150 tỷ USD năm 2030 theo hướng cân bằng, bền vững.
Theo đó Hàn Quốc nhất trí tiếp tục mở cửa hơn cho các mặt hàng như nông thủy sản, hải sản, trái cây theo mùa của Việt Nam, hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu của các doanh nghiệp Hàn Quốc.
Hai bên cũng sẽ khuyến khích các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư mới và mở rộng quy mô đầu tư, nhất là trong các lĩnh vực ưu tiên như phát triển cơ sở hạ tầng, sản xuất thiết bị điện tử công nghệ cao, chất bán dẫn, công nghệ sinh học, đô thị thông minh; chú trọng chuyển giao công nghệ nguồn.
Đồng thời, lãnh đạo hai nước hoan nghênh doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào các công trình trọng điểm quốc gia và các dự án BOT xây dựng nhà máy điện, điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) tại Việt Nam.
Hàn Quốc tiếp tục coi Việt Nam là “Đối tác chiến lược” về ODA, mở rộng hơn nữa quy mô viện trợ không hoàn lại, nhất là trong các lĩnh vực nghiên cứu phát triển (R&D), đổi mới sáng tạo, ý tế, môi trường; mở rộng các hình thức hợp tác ODA không ràng buộc và nhiều ưu đãi với mức độ tương tự như EDPF.
Hàn Quốc cam kết sẽ hỗ trợ Việt Nam tiếp cận công nghệ lõi, công nghệ hiện đại và thực hiện các nhiệm vụ chiến lược về thích ứng với biến đổi khí hậu và biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với cam kết của Việt Nam tại COP 26.
Sau hội đàm, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã chứng kiến Lễ ký 17 văn kiện hợp tác song phương trong các lĩnh vực hợp tác kinh tế, thương mại, tài chính, hợp tác phát triển (ODA), lao động, tài nguyên môi trường, cảnh sát biển và địa phương hai nước.
Xem thêm >> Tổng quan Vành đai 4: Hơn 100km cao tốc kết nối vùng Thủ đô
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.