Hãng bay ráo riết chuẩn bị đón khách từ 'mỏ vàng' Trung Quốc

Chí Bình - 14/03/2023 15:57 (GMT+7)

(VNF) - Thông tin Trung Quốc quyết định đưa Việt Nam vào danh sách thí điểm mở cửa du lịch theo đoàn từ ngày 15/3 đã mang đến sự sôi động cho không chỉ thị trường du lịch mà còn cả thị trường hàng không Việt Nam. Các hãng hàng không Việt Nam đang ráo riết có sự chuẩn bị để sẵn sàng đón những lượt khách đầu tiên từ Trung Quốc đến Việt Nam.

VNF
Yếu tố quan trọng nhất để đưa dòng khách Trung Quốc trở lại Việt Nam là mở lại các đường bay.

Mới đây, Chính phủ Trung Quốc đã ra quyết định đưa Việt Nam vào danh sách thí điểm mở cửa du lịch theo đoàn, bắt đầu từ ngày 15/3. Đây là thị trường khách quốc tế lớn nhất của Việt Nam trước Covid-19. Năm 2019, Việt Nam đón 5,8 triệu lượt khách Trung Quốc (chiếm gần một phần ba lượng khách quốc tế). Có thể nói, du khách Trung Quốc chính là "mỏ vàng" của doanh nghiệp Việt Nam.

Một trong những yếu tố quan trọng nhất để đưa dòng khách Trung Quốc trở lại Việt Nam là mở lại các đường bay nối các thành phố lớn của Trung Quốc đến các điểm du lịch tại nước ta. Đánh giá dòng khách Trung Quốc sẽ tăng trưởng nhanh, nhiều hãng hàng không đã sớm triển khai kế hoạch đón khách du lịch Trung Quốc.

Theo đại diện Vietnam Airlines, từ tháng 3/2023, hãng hàng không quốc gia đã tăng tần suất các chuyến bay kết nối Hà Nội, TP. HCM với Quảng Châu và Thượng Hải, đồng thời nối lại đường bay Hà Nội - Bắc Kinh. Trong các tháng tiếp theo, Vietnam Airlines cho biết sẽ mở lại 4 đường bay giữa Đà Nẵng và Quảng Châu, Thượng Hải, Thành Đô và giữa Hà Nội và Thành Đô.

Vietnam Airlines cũng đang nghiên cứu mở đường bay kết nối Hà Nội với sân bay Đại Hưng, Bắc Kinh. Hãng kỳ vọng các nhà chức trách sẽ tiếp tục nới lỏng các thủ tục cho du khách để thúc đẩy hàng không, du lịch giữa hai quốc gia trong thời gian tới.

Trao đổi với VietnamFinance, đại diện Vietravel Airlines nhận định Trung Quốc là thị trường luôn được kỳ vọng góp phần phục hồi của ngành hàng không và ngành du lịch Việt Nam nói chung mà cả tập đoàn du lịch và hàng không Vietravel nói riêng. Hãng bay này cũng nhận thấy nhiều tín hiệu tích cực trước thông tin Trung Quốc sẽ mở các tour cho khách du lịch đến Việt Nam từ ngày 15/3.

"Với lợi thế là thành viên của tập đoàn du lịch Vietravel, Vietravel Airlines đã có kế hoạch chuẩn bị kỹ lưỡng từ trước để sẵn sàng tiếp cận và phục vụ khối lượng lớn khách hàng tiềm năng đặc biệt là trong dịp cao điểm hè", đại diện Vietravel Airlines nhấn mạnh. 

Xác định rõ ràng chính phủ Trung Quốc chỉ cấp phép mở tour du lịch, tập trung vào khách đi theo đoàn, Vietravel Airlines cho biết đã ký hợp đồng thỏa thuận với một số đối tác để thực hiện các chuyến bay thuê chuyến từ Việt Nam sang Trung Quốc và ngược lại trong thời gian sắp tới.

Cụ thể, hãng sẽ tập trung vào các chặng bay kết nối một số thành phố lớn của Trung Quốc với TP. Nha Trang, Khánh Hòa như Hàng Châu - Cam Ranh, Thường Châu - Cam Ranh, Côn Minh - Cam Ranh.

Còn theo đại diện Bamboo Airways, thị trường Trung Quốc hiện nằm trong kế hoạch ưu tiên phát triển của hãng bay này. Ngay từ đầu tháng 12/2022, Bamboo Airways đã triển khai các chuyến bay thẳng kết nối Hà Nội - Thiên Tân, với tần suất 1 chuyến/tuần. Thời gian qua, Bamboo Airways tiếp tục được nhiều lời mời hợp tác phát động khách du lịch Trung Quốc từ các điểm đến tại Trung Quốc như Macao, Thượng Hải… đến các điểm đến ở Việt Nam như Nha Trang, Hà Nội, TP. HCM.

"Sau khi có thông tin Chính phủ Trung Quốc khuyến khích các công ty lữ hành phát động các tour du lịch đến Việt Nam từ ngày 15/3 thì từ tháng 4/2023, Bamboo Airways dự kiến bắt đầu khai thác đường bay thuê chuyến Nha Trang – Macao với tần suất 4 chuyến/tuần và Hà Nội/TP. HCM – Hải Khẩu với tần suất 3 chuyến/tuần/đường", đại diện Bamboo Airways nói.

Đối với các điểm đến khác, đại diện Bamboo Airways cho biết hãng đang trong quá trình đàm phán với đối tác, dự kiến sẽ triển khai thêm các đường bay mới từ tháng 5-6/2023 nếu điều kiện cho phép.

Trong khi đó, Vietjet cho biết từ ngày 23/3, sẽ tổ chức khoảng 35 chuyến bay đưa khách Trung Quốc từ 3 tỉnh: Tứ Xuyên, An Huy, Hồ Nam đến Khánh Hòa với tần suất 4-5 chuyến bay/tuần, mỗi chuyến có từ 180-220 khách du lịch Trung Quốc.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Lập bản đồ số về quy hoạch: Dễ dàng tra cứu mọi mảnh đất trước khi xuống tiền

Lập bản đồ số về quy hoạch: Dễ dàng tra cứu mọi mảnh đất trước khi xuống tiền

(VNF) - Phó giám đốc Sở KH&ĐT tỉnh Quảng Nam Nguyễn Hưng khẳng định, việc số hoá và công khai các quy hoạch có ý nghĩa quan trọng, giúp nhà đầu tư (NĐT) hình dung được không gian phát triển của tỉnh, từ đó có thể nghiên cứu rót vốn vào các lĩnh vực giàu tiềm năng.

Chuyển tiền 10 triệu phải xác thực sinh trắc học: NH nhắc khách đăng ký vân tay, khuôn mặt

Chuyển tiền 10 triệu phải xác thực sinh trắc học: NH nhắc khách đăng ký vân tay, khuôn mặt

(VNF) - Các ngân hàng thúc giục khách hàng đăng ký thông tin sinh trắc học và khuyến cáo khách cần cập nhật thông tin trước 1/7/2024 để không bị gián đoạn giao dịch.

Đề xuất mở cao tốc Nha Trang – Đà Lạt, vốn đầu tư 25.000 tỷ đồng

Đề xuất mở cao tốc Nha Trang – Đà Lạt, vốn đầu tư 25.000 tỷ đồng

(VNF) - Tập đoàn Sơn Hải đề xuất làm cao tốc nối TP. Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) và TP. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng với chiều dài hơn 80km, tổng vốn đầu tư hơn 25.000 tỷ đồng.

Gửi xe thời số hoá: Hàng rào tự mở, tự động trừ tiền

Gửi xe thời số hoá: Hàng rào tự mở, tự động trừ tiền

(VNF) - Người dân không lo bị chặt chém, lại thuận tiện, không mất thời gian khi gửi xe và trải nghiệm dịch vụ thu phí không dừng đối với ô tô tại Phủ Tây Hồ. Đây là một mô hình mới đang được TP. Hà Nội áp dụng, kỳ vọng mang lại nhiều tiện ích cho người dân.

Bổ sung 2 dự án giao thông lớn vào danh mục công trình trọng điểm quốc gia

Bổ sung 2 dự án giao thông lớn vào danh mục công trình trọng điểm quốc gia

(VNF) - Bộ Giao thông Vận tải đề xuất bổ sung 2 dự án Vành đai 4 TP. HCM và đầu tư mở rộng đoạn TP. HCM - Long Thành (thuộc dự án đường cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây) vào danh mục công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành.

Mua trước – trả sau: Cơ hội cho Fintech làm chủ 'vùng đất mới'

Mua trước – trả sau: Cơ hội cho Fintech làm chủ 'vùng đất mới'

(VNF) - Trong khi xu hướng mua trước – trả sau (BNPL) đã trở nên thịnh hành trên thế giới thì thị trường BNPL của Việt Nam vẫn còn non trẻ và đang bước vào giai đoạn khởi động để phát triển.

ASML - 'mảnh ghép' độc nhất ngành công nghiệp AI

ASML - 'mảnh ghép' độc nhất ngành công nghiệp AI

(VNF) - ASML Holding là công ty Hà Lan, hiện là nhà cung cấp hàng đầu thế giới về thiết bị quang khắc (photolithography) cho ngành công nghiệp bán dẫn. Công ty này đang là mảnh ghép không thể thiếu góp phần dẫn tới sự bùng nổ trí tuệ nhân tạo (AI) trên thế giới hiện nay.

Top 10 tỉnh thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Top 10 tỉnh thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài

(VNF) - Tính trong 5 tháng đầu năm 2024, TP. HCM dẫn đầu cả nước cả về số dự án mới (chiếm 37,8%), điều chỉnh vốn (chiếm 16,4%) và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài (chiếm 71,1%).

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản dự kiến có hiệu lực từ 1/8

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản dự kiến có hiệu lực từ 1/8

(VNF) - Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/8, thay vì tháng 7 như kế hoạch tại Nghị quyết của Chính phủ.

Startup biến 'nguy thành cơ' nhờ chuyển đổi số

Startup biến 'nguy thành cơ' nhờ chuyển đổi số

(VNF) - Dịch Covid-19 rồi đến suy thoái kinh tế khiến cho hầu hết các thị trường ảm đạm, các doanh nghiệp từ lớn đến nhỏ đều gặp khó khăn. Tuy nhiên, ở Quảng Nam, nhờ áp dụng triệt để chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh mà nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp (startup) hạn chế tối đa ảnh hưởng của khủng hoảng.

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

(VNF) - Golf không còn là một bộ môn thể thao quá xa lạ tại Việt Nam. Hiện nay, có tổng cộng gần 80 sân đang hoạt động trên toàn quốc, trong đó, nhiều sân golf được đầu tư xây dựng với diện tích lớn quy mô 36 - 54 hố, đạt chuẩn quốc tế.