Hàng không đứng bên 'bờ vực' phá sản, Bộ Giao thông vẫn chưa phê duyệt phương án cứu trợ
Đinh Tịnh -
17/06/2021 09:51 (GMT+7)
(VNF) - Hiện tại, các hãng hàng không Việt đang lún sâu vào khủng hoảng (có nguy cơ phá sản) do Covid - 19 đã 4 lần bùng phát trở lại. Trong khi "sức khoẻ" các hãng hàng không đang dần cạn kiệt thì Bộ Giao thông vận tải lại "chậm chân" khi chưa phê duyệt phương án cứu trợ đối với nhóm "kiến nghị giảm khung giá các dịch vụ chuyên ngành hàng không".
Trong công văn số 5110/BTC-TCDN ngày 19/5/2021, Bộ Tài chính gửi Hiệp hội doanh nghiệp hàng không Việt Nam nêu rõ: "Đối với nhóm khiến nghị về giá, khung giá một số dịch vụ chuyên ngành hàng không, Bộ GTVT là cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định mức giá, khung giá các dịch vụ này tại các cảng hàng không, sân bay Việt Nam".
"Trước đó, năm 2020, thực hiện Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ về việc tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp, Bộ GTVT đã ban hành Thông tư số 19/2020/TT -BGTVT ngày 1/9/2020 điều chỉnh hỗ trợ giảm giá một số dịch vụ chuyên ngành hàng không tại các cảng hàng không từ ngày 1/3/2020 đến 30/9/2020".
"Từ đó đến nay, ngành hàng không tiếp tục xảy ra 2 đợt dịch Covid - 19 bùng phát khác nhưng đến ngày 4/5/2021, Bộ Tài chính chưa nhận được văn bản đề xuất nào của Bộ GTVT đối với các kiến nghị của Hiệp hội doanh nghiệp hàng không liên quan đến hỗ trợ về "giảm phí, lệ phí với một số hoạt động và dịch vụ hàng không (phí sử dụng sân đỗ với máy bay của các hãng hàng không Việt Nam, phí cất/hạ cánh…". Vì thế, Bộ Tài chính chưa có cơ sở để xem xét, phối hợp theo chức năng, nhiệm vụ", văn bản Bộ Tài chính nêu rõ.
Về một số lĩnh vực quản lý của Bộ Tài chính, "đối với kiến nghị tiếp tục giãn thuế và các nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp hàng không, Bộ Tài chính cho biết: "Ngày 19/4/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 52/2021/NĐ-CP về việc gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập các nhân và tiền thuê đất".
"Trong đó, quy định đối tượng áp dụng là các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong ngành vận tải hàng không được gia hạn nộp thuế và tiên thuê đất trong năm 2021".
Liên quan đến việc giảm 50% phí nhượng quyền khai thác cảng hàng không, sân bay, tại Thông tư số 112/2020/TT-BTC ngày 29/12/2020, Bộ Tài chính quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid -19 có quy định giảm 10% phí nhượng quyền khai thác cảng hàng không, sân bay đến ngày 30/6/2021.
Về việc tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay, Bộ Tài chính đã báo các Chính phủ để trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1048/2020/UBTVQH14 ngày 21/12/2020 để tiếp tục giảm 30% thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay (từ 3.000 lít xuống còn 2.100 lít) từ ngày 1/1/2021 đến ngày 31/12/2021.
Về việc bổ sung những tàu bay phục vụ đào tạo hàng không vào danh sách các sản phẩm được miễn thuế tiêu thụ đặc biệt, "thực tế, có phát sinh trường hợp DN rtong lĩnh vực hàng không nhập máy bay để phục vụ đào tạo phi công; loại máy bay huấn luyện này không sử dụng cho mục đích dân dụng, hàng hoá, dịch vụ xa xỉ nhưng đang phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Do vậy, Bộ Tài chính ghi nhận kiến nghị này để nghiên cứu sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt.
Đối với gói hỗ trợ tín dụng, thời hạn trả nợ cho các hãng hàng không, Bộ Tài chính cho biết: "Tại thông tư số 04/2021/TT-NHNN ngày 5/4/2021 quy định về tái cấp vốn tổ chức tín dụng sau khi tổ chức tín dụng cho Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) vay và cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, trích lập dự phòng rủi ro đối với khoản nợ của Vietnam Airlines do ảnh hưởng đại dịch Covid - 19.
"Như vậy, căn cứ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 486/VPCP-CN, Ngân hàng nhà nước Việt Nam sẽ quyết định theo thẩm quyền hoặc báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về các chính sách hỗ trợ tín dụng, thời hạn trả nợ doanh nghiệp", Bộ Tài chính nêu rõ.
Doanh nghiệp hàng không xin hỗ trợ 25.000 - 27.000 tỷ đồng
Vào tháng 3/2021, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ GTVT, Bộ Tài chính… xem xét, giải quyết theo thẩm quyền kiến nghị gói hỗ trợ của Hiệp hội Hàng không Việt Nam.
Trong công văn kêu cứu gửi Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ, Hiệp hội Hàng không cho biết, dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng bất lợi tới nền kinh tế nói chung và ngành hàng không trong nhiều năm tới.
Do vậy, Hiệp hội Hàng không tiếp tục thực hiện (có điều chỉnh) các khoản hỗ trợ cho các hãng hàng không. Cụ thể, triển khai gói hỗ trợ tín dụng cho các hãng cải thiện khả năng thanh toán (gói tín dụng 25.000 - 27.000 tỷ đồng), tiếp tục xem xét, cơ cấu lại thời hạn trả nợ mà các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19 đã vay của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho tới hết năm 2024.
Tiếp tục hỗ trợ về giảm phí, lệ phí với một số hoạt động và dịch vụ hàng không (phí sử dụng sân đỗ với máy bay của các hãng hàng không Việt Nam, phí cất/hạ cánh…).
Thực hiện việc giảm 50% phí nhượng quyền khai thác cảng hàng không, sân bay và tiếp tục giảm giá điều hành bay, giãn thuế và các nghĩa vụ tài chính với từng doanh nghiệp, áp dụng tiếp khung giá với mức tối thiểu 0 đồng với dịch vụ chuyên ngành hàng không thuộc danh mục nhà nước đến hết tháng 12/2021.
Giảm tiếp thuế bảo vệ môi trường với nhiên liệu bay (tối thiểu giảm 70%) trong năm 2021…
Về việc mở rộng thị trường quốc tế, Hiệp hội Hàng không kiến nghị từng bước mở cửa cho các chuyến bay từ các nước có lượng hành khách lớn hoặc có tiềm năng lớn về hành khác đã được kiểm soát dịch bệnh tới Việt Nam và ngược lại.
(VNF) - Dù được đầu tư hàng trăm tỉ đồng, song Trung tâm thương mại - chợ Đồng Đăng lại rơi vào cảnh đìu hiu, hoang vắng ngắt. Cả khu thương mại lớn được đầu tư xây dựng bề thế nay đã phải đóng cửa.