'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa ban hành báo cáo về tình hình phát triển doanh nghiệp trong năm 2020 và 5 tháng đầu năm 2021.
Theo báo cáo này, đại dịch Covid-19 diễn ra từ đầu năm 2021 đã tạo nên một sự xáo trộn lớn và có tác động rất tiêu cực đến phát triển kinh tế nói chung, trong đó khu vực doanh nghiệp chịu ảnh hưởng rất nặng nề.
"Các doanh nghiệp Việt Nam với sức cạnh tranh còn thấp, chủ yếu quy mô nhỏ và siêu nhỏ (chiếm trên 94%, doanh nghiệp quy mô vừa và lớn chiếm gần 6%) càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết", Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh.
Kết quả của một số cuộc khảo sát trong năm 2020 cho thấy 81% doanh nghiệp được khảo sát gặp phải khó khăn do không có khách hàng/đơn hàng/hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ; 72% gặp khó khăn trong việc đảm bảo tiền trả lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; 53% gặp khó khăn về trả lãi vay ngân hàng (cả gốc và lãi); 45% gặp khó khăn trong việc chi trả tiền điện, nước và nhiên liệu đầu vào; 42 % gặp khó khăn trong việc trả tiền thuê kho bãi, nhà xưởng, văn phòng, thiết bị.
Khảo sát năm 2020 của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (WB) đối với 10.200 doanh nghiệp trên toàn quốc cũng cho thấy đại dịch Covid-19 tác động rất tiêu cực đến doanh nghiệp tại Việt Nam.
Cụ thể, có 87,2% doanh nghiệp cho biết chịu ảnh hưởng ở mức “phần lớn” hoặc “hoàn toàn tiêu cực". Chỉ 11% doanh nghiệp cho rằng họ "không bị ảnh hưởng gì" và gần 2% ghi nhận tác động "hoàn toàn tích cực” hoặc “phần lớn tích cực ”; 84% doanh nghiệp tư nhân và 85% doanh nghiệp FDI có trên 20 năm hoạt động chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 ở mức "phần lớn" hoặc "hoàn toàn tiêu cực".
Một trong những ngành nghề chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất chính là vận tải hàng không. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhu cầu vận tải hàng không giảm mạnh từ 34,5% - 65,9% so với năm 2019; doanh thu dịch vụ vận tải hàng không năm 2020 sụt giảm trung bình trên 61% so với 2019.
Nguy hiểm hơn, đợt dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 3 trong giai đoạn cao điểm sát Tết đã khiến doanh thu của ngành hàng không đã giảm khoảng 80% so với cùng kỳ năm 2020 (thời điểm sát Tết năm 2020 dịch chưa bùng phát). Khả năng thanh toán của các doanh nghiệp cũng suy giảm và tiến tới sát giới hạn mất khả năng thanh toán.
"Cùng với tình hình dịch bệnh diễn ra phức tạp, tâm lý khách hàng trên khắp thế giới bị thay đổi, dự báo hoạt động vận tải hàng không sẽ tiếp tục gặp khó khăn trong năm 2021, nếu như tình hình Covid-19 được kiềm chế, phải đến năm 2024 hoạt động của ngành hàng không mới có thể phục hồi như trước khi có dịch bệnh", Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định.
Với Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết dự kiến số lỗ 6 tháng đầu năm có thể lên đến 10.000 tỷ đồng.
Hiện tại số nợ phải trả quá hạn của Vietnam Airlines đạt tới 6.240 tỷ đồng và đang rơi vào trạng thái cực kỳ khó khăn.
"Vietnam Airlines hiện đang đối mặt với rủi ro pháp lý với số nợ quá hạn quá cao và rủi ro trong việc không cân đối trả các khoản vay ngắn hạn đến hạn tại các ngân hàng", báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết.
Đối với các hãng hàng không tư nhân như Bamboo Airlines và Vietjet, trong năm 2020 đã cố gắng tối ưu hóa mọi hoạt động khai thác và duy trì được sản xuất kinh doanh thông qua việc chuyển nhượng các tài sản và các dự án đầu tư tài chính đã được tích lũy trong giai đoạn trước.
Tuy nhiên, dự báo hoạt động cuả các hãng này sẽ tiếp tục gặp khó khăn trong năm 2021 và đang dần hết nguồn lực về tài chính để hỗ trợ cho dịch vụ vận tải hàng không. Trong đó, Vietjet ước tính thiếu hụt 10.000 tỷ đồng để hỗ trợ hoạt động kinh doanh.
Điểm sáng đối với nền kinh tế có lẽ đến từ ngành công nghệ thông tin - viễn thông. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhìn chung, ngành công nghệ thông tin - viễn thông cũng bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhưng tác động không quá nặng nề so với các ngành khác.
Nhiều khách hàng là các doanh nghiệp nhỏ và vừa cắt giâm đầu tư, chỉ tiêu, tạm ngừng hoạt động, giải thể khiến doanh thu từ từ các dịch vụ phục vụ nhóm đối tượng này có phần sụt giảm.
Bên cạnh đó, các công ty xuất khẩu phần mềm còn gặp khó khăn trong việc ra nước ngoài để tiếp cận khách hàng và thiếu thông tin thị trường nên số lượng đơn hàng hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ bị giảm.
Tuy vậy, doanh thu của các doanh nghiệp công nghệ thông tin - viễn thông năm 2020 vẫn tăng nhẹ (khoảng 2-4 %) so với năm 2019.
Cá biệt một số doanh nghiệp thoạt động trong lĩnh vực phần mềm và công nghệ thông tin do tận dụng cơ hội mang lại từ việc áp dụng kinh tế số, công nghệ 4.0 nên có tăng trưởng cao so với năm 2019.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.