'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Như VietnamFinance đã thông tin, tại buổi làm việc với Cục Hàng không Việt Nam mới đây, Vietnam Airlines đã đề xuất áp giá trần và giá sàn vé máy bay.
Cụ thể, với giá trần, Vietnam Airlines đề xuất tăng từ 50.000 đến 250.000 đồng cho các chặng bay từ 500km đến 1.280km trở lên. Giá vé trần sẽ được giữ nguyên với các đường bay phát triển kinh tế xã hội, nhóm đường bay khác dưới 500km.
Với giá sàn, Vietnam Airlines đề xuất 2 phương án, trong đó phương án 1 là áp bằng chi phí biến đổi của hàng không giá rẻ căn cứ theo chi phí của Pacific Airlines (thuộc Vietnam Airlines Group) giai đoạn 2019.
Theo đó, giá sàn cho các đường bay dưới 500km là 414.000 đồng; các đường bay 500 - 850km là 570.000 đồng; các đường bay 850 - 1.000km là 755.000 đồng; các đường bay 1000 - 1.280km là 804.000 đồng và các đường bay từ 1.280km trở lên là 917.000 đồng.
Ở phương án 2, Vietnam Airlines đề xuất áp giá sàn bằng 35% trần giá vé đề xuất, cao hơn phương án 1. Theo đó, giá sàn cho các đường bay từ dưới 500 - 1.280km trở lên sẽ tăng dần từ 560.000 đồng lên cao nhất là 1,4 triệu đồng.
Xem thêm >>> Vietnam Airlines đòi áp giá sàn vé máy bay, xin thêm hỗ trợ để 'phát huy vai trò hãng hàng không quốc gia'
Trao đổi với VietnamFinance, PGS.TS Nguyễn Thiện Tống, nguyên Chủ nhiệm bộ môn Kỹ thuật hàng không, Đại học Bách Khoa TP. HCM, đánh giá đề xuất áp giá trần và giá sàn vé máy bay của Vietnam Airlines là quá vô lý.
Theo ông Tống, nếu áp dụng giá sàn, khách bay trong nước sẽ không được hưởng các chuyến bay khuyến mãi có vé 0 đồng hoặc vài chục nghìn đồng mà các hãng đang áp dụng rộng rãi để kích cầu cho ngành hàng không, cải thiện dòng tiền cho mình, đồng thời kích cầu cho ngành du lịch.
Vị chuyên gia này đánh giá việc áp giá trần và giá sàn sẽ khiến các hãng hàng không giá rẻ không thể cạnh tranh được. Như vậy, Vietnam Airlines sẽ chiếm lĩnh thị trường và kịch bản là ngành hàng không sẽ quay lại thời Vietnam Airlines độc chiếm một mình một thị trường.
PGS.TS Nguyễn Thiện Tống cho rằng đề xuất trên thể hiện sự yếu kém của Vietnam Airlines trong quản lý tổ chức, chi phí vận hành... khiến hãng hàng không này không thể giảm giá vé máy bay mà phải áp mức giá sàn.
"Thay vì cùng ngồi chung lại với các hãng hàng không khác để đưa ra giải pháp tối ưu nhất cho thị trường thì Vietnam Airlines lại tự đưa ra đề xuất đầy phi lý. Đây rõ ràng là đề xuất mang 'tính chất cá nhân' của Vietnam Airlines. Nếu như hàng không Việt Nam chỉ tồn tại duy nhất 1 hãng hàng không là Vietnam Airlines thì việc áp giá trần và giá sàn có thể chấp nhận được. Tuy nhiên rõ ràng hiện tại có rất nhiều hãng hàng không khác, do đó giá cả sẽ do thị trường quyết định", ông Tống nói.
PGS.TS Nguyễn Thiện Tống cũng cho rằng Vietnam Airlines đang muốn mượn vai trò nhà nước để can thiệp vào thị trường, tạo ra những lợi ích cho hãng và bất lợi cho các đối thủ cạnh tranh khác.
"Vietnam Airlines từ trước đến nay vốn đã nhận rất nhiều ưu đãi. Từ thời điểm độc quyền trước đây, đến chính sách hỗ trợ, các gói vay "giải cứu" sau đại dịch... đáng ra giờ hãng phải là 'anh cả' của ngành hàng không, nhưng lại đưa ra những đề xuất thiếu công bằng cho các hãng hàng không khác", TS Tống nhấn mạnh.
Theo ông Tống, cách tốt nhất với Vietnam Airlines bây giờ là phải cải tổ lại bộ máy để tăng sức cạnh tranh, từ việc cạnh tranh sòng phẳng với các hãng hàng không trong nước cho đến việc cạnh tranh với các hãng hàng không quốc tế khác.
Bên cạnh đó, PGS.TS Nguyễn Thiện Tống cũng cho rằng cơ quan quản lý Nhà nước cũng cần chấm dứt nuông chiều Vietnam Airlines.
Nhận định cơ quan chức năng sẽ tiếp tục bác bỏ đề xuất này của Vietnam Airlines tương tự hồi năm 2017, ông Tống đánh giá đây thực sự là đề xuất vi phạm rất nhiều nguyên tắc trong ngành hàng không. Bản thân Vietnam Airlines cũng nên tự biết rằng đề xuất này sẽ không được chấp nhận.
"Hàng loạt ưu đãi đã được dồn hết cho Vietnam Airlines, điều này phần nào đó còn bất công với các hãng hàng không khác trong bối cảnh tất cả các hãng đều phải chịu thiệt hại từ đại dịch", PGS.TS Nguyễn Thiện Tống nhận định.
Từ thực tế này, chuyên gia hàng không đề xuất Quốc hội đưa ra các gói vay ưu đãi cho các hãng hàng không khác. Gói vay này có thể tính theo tỷ lệ đóng thuế vào ngân sách nhà nước của các hãng hàng không bấy lâu nay.
Ngoài các đề xuất về giá vé, Vietnam Airlines mong muốn có thêm hỗ trợ để doanh nghiệp phát huy vai trò, trách nhiệm là hãng hàng không quốc gia. Cụ thể, Vietnam Airlines đề nghị cần xây dựng quy chế để đảm bảo được cấp hơn 50% lượng slot bay và thương quyền được phân bổ. Hãng cũng muốn được ưu tiên là hãng hàng không đầu tiên khai thác lại các điểm đến quốc tế để thể hiện hình ảnh quốc gia, cũng như được chỉ định thực hiện các hoạt động quảng bá điểm đến, đẩy mạnh hình ảnh Việt Nam trên các diễn đàn trong và ngoài nước. Ngoài ra, hãng cũng xin được thực hiện nghiệp vụ sale & leaseback (bán và thuê lại) với 50% số lượng máy bay trong đội tàu bay. Trước đó, vào năm 2017, Vietnam Airlines cũng từng đề xuất Bộ Giao thông Vận tải phương án áp giá sàn cho vé máy bay hạng phổ thông nội địa là 1,54 triệu đồng và giá trần là 4,2 triệu đồng. Đề xuất này sau đó nhận nhiều phản ứng trái chiều và không được Bộ Giao thông Vận tải chấp thuận. |
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.