'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Trao đổi với VietnamFinance, ông Phạm Văn Hảo, Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam chia sẻ: Năm 2020, thế giới đã chứng kiến sự phá sản của 43 hãng hàng không và thị trường hàng không đã bốc hơi tới 118 tỷ USD, mức lỗ này vượt xa so với dự đoán trước đó là 65 tỷ USD
Riêng đối với Việt Nam, trong 10 năm trở lại đây ghi nhận là 1 trong 10 thị trường hàng không trên thế giới phát triển trên 10% về hành khách và hàng hóa.
Tuy nhiên, do Covid -19 bùng phát, thị trường hàng không bị ảnh hưởng nghiêm trọng, hoạt động bay chỉ trong quốc nội và một vài đường bay quốc tế gồm chở hàng hóa và vận chuyển công dân về nước.
"Tại hai đợt dịch trước đây, Chính phủ Việt Nam đã kiểm soát tốt, vì thế, các hãng hàng không đã có thể bay trong thị trường nội địa. Tuy nhiên, doanh thu này không đủ bù đắp khiến nhiều hãng hàng không vẫn chìm trong thua lỗ. Ví dụ như Vietnam Airlines công bố mức lỗ 12.000 tỷ đồng trong năm 2020".
Ông Hảo cũng cho biết theo đánh giá của Tổ chức Hàng không dân dụng Quốc tế (ICAO), ngành hàng không thế giới đã và sẽ đối diện với 2 kịch bản, trong đó kịch bản 1 là mô hình theo chữ V sụt giảm theo đáy và phát triển nhanh trở lại.
Kịch bản 2 mô hình chữ U quy luật sẽ giảm xuống đáy và kéo dài từ 3-5 tháng đi kèm suy giảm kinh tế, dự báo thị trường hàng không sụt giảm 48-71% tùy theo diễn biến dịch bệnh.
“Theo nhìn nhận, hàng không Việt Nam từng bước phục hồi theo chữ V, tuy nhiên, dự báo thị trường hàng không mất tới 3 năm mới phục hồi về mức như năm 2019,” ông Hảo khẳng định.
Theo các chuyên gia, dự báo của vị Phó cục trưởng Cục hàng không hoàn toàn có cơ sở khi dịch Covid - 19 diễn biễn phức tạp và có thể quay trở lại bất cứ lúc nào, trong khi vắc - xin vẫn chưa có.
"Việc bùng phát dịch trở lại tại Quảng Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hà Nội và một số tỉnh thành khác khiến kịch bản cho ngành hàng không trở nên rất xấu, đặc biệt đúng và dịp cao điểm Tết. Điều này khiến doanh thu các hãng ảnh hưởng nghiêm trọng".
Trao đổi với VietnamFinance, đại diện 3 hãng hàng không Vietnam Airlines, Vietjet Air, Bamboo Airways cho biết: Hiện tại chưa thể thống kê được con số thiệt hại nhưng số lượng vé bị hành khách huỷ tại một số đường bay là không nhỏ. Covid-19 trở lại tác động lớn tới tâm lý người dân và ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của hãng. Tại một số khu vực bị giãn cách, nhiều người dân các tỉnh cũng không thể về quê ăn Tết nên số lượng vé đã đặt đều bị huỷ.
Còn nhớ, tháng 11/2020, bà Hồ Ngọc Yến Phương, Phó Tổng giám đốc Vietjet cho biết: Chỉ trong 9 tháng đầu năm 2020, hãng đã lỗ 2.400 tỷ đồng và số nợ là 10.000 tỷ đồng dù đã bán hay chuyển nhượng tài sản đã tích lũy trong nhiều năm.
Bà Yến Phương cũng kiến nghị Chính phủ cho các hãng hàng không vay 3-5 năm bằng nguồn tái cấp vốn Nhà nước từ ngân hàng Nhà nước tới ngân hàng thương mại cho doanh nghiệp hàng không vay. Khi phục hồi, các hãng sẽ trả lãi vay ưu đãi và vốn vay để vượt qua giai đoạn khủng hoảng.
Tuy nhiên, 6 tháng dịch Covid -19 được khống chế, hãng ghi nhận sự phục hồi đáng kể. Trong báo cáo tài chính năm 2020, hãng bất ngờ công bố doanh thu hợp nhất đạt 18.210 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ là 274 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế hợp nhất là 995 tỉ đồng.
Như vậy, tính cả năm 2020, Vietjet đạt lợi nhuận sau thuế hợp nhất là 70 tỉ đồng, là một trong số ít các hãng hàng không trên thế giới không sa thải nhân viên và hoạt động có lợi nhuận trong năm 2020.
Để đạt được thành tích trên, Vietjet quyết liệt triển khai các chương trình tiết kiệm chi phí, như tối ưu hoá khai thác đội tàu bay giảm 10% chi phí, đàm phán giảm đơn giá 20% - 25% với nhà cung cấp, cắt giảm 10% chi phí hoạt động thông thường… Ngoài ra, Vietjet triển khai thành công chương trình mua trữ xăng dầu, giúp giảm chi phí 25% so với thị trường.
Bà Hồ Ngọc Yến Phương, Phó Tổng giám đốc Vietjet
Ngoài ra, báo cáo tài chính của Vietjet cũng ghi nhận cơ cấu doanh thu phụ trợ đạt gần 50%, cho thấy hãng đã tăng cường các dịch vụ phụ trợ để bù đắp doanh thu vé máy bay.
Như vậy, Vietjet có tổng tài sản 47.036 tỷ đồng, nguồn vốn chủ sở hữu đạt 17.326 tỷ đồng bao gồm cổ phiếu quỹ, chỉ số nợ vay/vốn chủ sở hữu rất thấp, chỉ 0,66 lần và chỉ số thanh khoản hiện hành tiếp tục duy trì ở mức 1,2 lần, mức tốt trong ngành hàng không thế giới.
Bên cạnh đó, trong năm 2020, hãng này cũng khai thác 78.462 chuyến bay với 120.093 giờ bay an toàn, vận chuyển hơn 15 triệu lượt khách. Đặc biệt trong năm 2020, toàn bộ nhân viên và hành khách của Vietjet được an toàn.
Việc hãng hàng không tư nhân công bố lãi ghi nhận nỗ lực riêng của hãng, nhưng điều đó cũng cho thấy Chính phủ, các bộ ngành đã kiểm soát tốt đại dịch trong thời gian qua và với "làn sóng" Covid -19 mới trở lại, các hãng hàng không và người dân đều kỳ vọng "lời hứa 10 ngày" kiểm soát dịch từ Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam. Kỳ vọng một kịch bản mới tươi sáng cho ngành hàng không.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.