Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Theo Quy hoạch điện VII hiệu chỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, giai đoạn từ nay đến 2030, nhiệt điện than vẫn đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống điện quốc gia.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng đưa ra cảnh báo, nhiệt điện than đang gây nguy cơ ô nhiễm rất cao và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người.
Bên cạnh đó, khá nhiều dự án nhiệt điện “dính” lùm xùm trong thời gian qua. Trong đó, có dự án nhiệt điện Thái Bình “tai tiếng” với một loạt vấn đề pháp lý, khó khăn chồng chất, bế tắc. Hay dự án nhiệt điện sông Hậu 1 của PVN với hàng loạt vi phạm, đội vốn 10.457 tỷ đồng đã được Thanh tra Bộ Xây dựng vạch rõ…
Trong khi đó, tại một số dự án đã đi vào hoạt động ổn định, nhiều đơn vị vận hành lại liên tiếp báo lỗ. Cụ thể, trong quý 3, nhiều doanh nghiệp nhiệt điện “ngậm ngùi” với kết quả kinh doanh bết bát như nhiệt điện Cẩm Phả, nhiệt điện Quảng Ninh…
Báo cáo tài chính quý 3 của Công ty Cổ phần Nhiệt điện Cẩm Phả - TKV (mã CK: NCP) vừa công bố cho thấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 753,7 tỷ đồng, giảm hơn 10% so với cùng kỳ năm trước.
Trong khi doanh thu giảm thì giá vốn hàng bán lại tăng hơn 5% cùng với chi phí tăng mạnh từ 75 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái lên 124,2 tỷ đồng (tăng 65%) trong quý 3 năm nay.
Kết quả, lợi nhuận sau thuế quý 3 của NCP lỗ tới 102,2 tỷ đồng. Trong khi quý 3 năm ngoái vẫn báo lãi hơn 69 tỷ đồng.
Luỹ kế 9 tháng đầu năm 2018, NCP có doanh thu đạt 2.358 tỷ đồng, lỗ hơn 303 tỷ đồng.
Lý giải về khoản lỗ trong quý 3, lãnh đạo NCP cho biết thị trường vào mùa mưa nên không được huy động dẫn đến sản lượng thấp và vào kỳ sữa chữa thiết bị của nhà máy. Trong khi đó, công ty vẫn phải chịu các khoản chi phí cố định như khấu hao, lãi vay, chi phí phân bổ sửa chữa tài sản cố định, chênh lệch tỷ giá.
Tại Công ty Cổ phần Nhiệt điện Hải Phòng (mã CK: HND): Báo cáo tài chính quý 3 vừa công bố cho thấy doanh thu HND đạt 1.761,8 tỷ đồng; giảm 10% so với cùng kỳ năm trước.
Giá vốn tăng nhẹ, lãi gộp giảm xuống chỉ còn 153 tỷ đồng, giảm gần 60% so với cùng kỳ. Cùng với đó chi phí tài chính tăng, kết quả sau công ty bị lỗ hơn 148 tỷ đồng trong quý 3. Trong khi cùng kỳ năm trước vẫn lãi 106 tỷ đồng.
Ban lãnh đạo HND cho biết, doanh thu quý 3 năm 2018 giảm so với cùng kỳ là do sản lượng điện hợp đồng Qc giao thấp hơn so vời cùng kỳ 110,3 triệu kWh, giá bán điện giảm do điều chỉnh giá bán điện và giá điện thanh toán thị trường bình quân thấp hơn cùng kỳ.
Giá vốn bán hàng tăng nguyên nhân chủ yếu do sản lượng điện thực phát tăng so với cùng kỳ năm 2017 là 33 triệu kWh. Cùng với đó chi phí chênh lệch tỷ giá tăng lên so với cùng kỳ là 68,9 tỷ đồng do biến động lớn của tỷ giá đồng USD.
Cũng theo ban lãnh đạo công ty, quý 3 cũng là giai đoạn mùa mưa, giá thị trường thấp, bên cạnh đó công ty tách tổ máy số 4 để thực hiện đại tu nên sản lượng điện phát không cao.
Trong khi đó, lý giải về nguyên nhân thua lỗ trong quý 3/2018, Công ty Cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh (mã CK: QTP) đã đề cập đến việc giá vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh tăng mạnh.
Cụ thể, doanh thu quý 3 của nhiệt điện Quảng Ninh đạt 1.503 tỷ đồng, giảm 15% so với cùng kỳ do sản lượng điện trong quý được giao ở mức thấp, giá bán điện lại giảm và giá điện thanh toán thị trường bình quân thấp hơn cùng kỳ năm trước.
Trong khi đó, chi phí giá vốn lại cao hơn cả doanh thu, lên đến 1.513 tỷ đồng, tăng hơn 239,3 tỷ đồng so với cùng kỳ nên Nhiệt điện Quảng Ninh đã chịu lỗ gộp hơn 10 tỷ đồng từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong khi cùng kỳ vẫn lãi hơn 491 tỷ đồng.
Phía công ty cho biết nguyên nhân chính là do sản lượng điện thực phát quý 3 cao hơn 346 triệu kWh so với quý 3/2017.
Bên cạnh đó các tổ máy thường xuyên phải vận hành ở phụ tải thấp dẫn đến điện tiêu hao, chi phí tăng cao, suất chi phí than tăng lên làm cho doanh thu không đủ bù chi phí cố định.
Trong quý này, công ty còn phải gánh nặng gần 285 tỷ đồng chi phí tài chính, trong đó có 140 tỷ đồng chi phí lãi vay và phần còn lại là lỗ tỷ giá. Theo giải trình từ phía công ty, tỷ giá tăng mạnh đã khiến chênh lệch tỷ giá tăng so với cùng kỳ.
Mặt khác tính đến hết quý 3/2018 Nhiệt điện Quảng Ninh còn ghi nhận 1.852 tỷ đồng vay nợ thuê tài chính ngắn hạn và 6.232 tỷ đồng vay nợ thuê tài chính dài hạn. Tổng vay nợ ngắn hạn và dài hạn lên đến 8.084 tỷ đồng, chiếm 58% tổng tài sản. Doanh thu dưới giá vốn, cộng thêm gánh nặng chi phí tài chính, Nhiệt điện Quảng Ninh đã lỗ hơn 311.4 tỷ đồng trong quý 3/2018.
Tại Công ty Cổ phần Nhiệt điện Bà Rịa (mã CK: BTP), doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quý 3 đạt 206,4 tỷ đồng, giảm 41% so với cùng kỳ năm trước.
Chi phí tài chính tăng mạnh, cùng với các loại chi phí bán hàng và doanh nghiệp cùng tăng, kết quả lợi nhuận sau thuế quý 3 của BTP lỗ 19,3 tỷ đồng. Cùng kỳ năm ngoái, BTP báo lỗ hơn 33 tỷ đồng.
Không chỉ chịu sức ép lỗ tỷ giá hay lỗ do "mùa mưa" như giải trình của ban lãnh đạo một số nhà máy nhiệt điện, một số doanh nghiệp như nhiệt điện Quảng Ninh, Hải Phòng còn gặp phải khó khăn vì thiếu than.
Lãnh đạo Công ty Cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh cho biết nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh cho biết do thiếu than trầm trọng, 2 trong 4 tổ máy của nhà máy phải dừng hoạt động từ ngày 17/11/2018.
Tại cuộc họp báo chiều 28/11, ông Nguyễn Hoàng Trung, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) cho biết, TKV dự báo nhu cầu tiêu thụ than sẽ tiếp tục tăng cao. Tuy nhiên theo vị này, năm 2019 có một số khó khăn do nhu cầu than cho sản xuất điện thời gian qua biến động rất lớn và phụ thuộc rất nhiều vào việc huy động cho các nhà máy nhiệt điện chạy than. Trong khi đó, do giá bán than cho các hộ điện hiện nay thấp hơn giá thị trường và thấp hơn nhiều so với giá than nhập khẩu.
Xem thêm >> Nhìn lại 35 năm từ 'ngôi sao ngân hàng' đến bi kịch cuối đời của nguyên Chủ tịch BIDV Trần Bắc Hà
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.