(VNF) - Kẻ Gỗ, “địa chỉ đỏ” trong cuộc chiến tranh chống Mỹ từng chứng kiến những chiến công vang dội, nhưng cũng đầy đau thương mất mát của quân dân ta tưởng chừng như bị lãng quên sau bao nhiêu năm, nay đang dần được trả lại đúng với giá trị công bằng của lịch sử.
Phần nào chứng tích về mặt trận Libi, một “địa chỉ đỏ” trong cuộc chiến tranh chống Mỹ hào hùng của dân tộc đã bị dìm xuống dưới lòng hồ Kẻ Gỗ mênh mông với sức chứa trên 350 triệu m3 nước. Tuy vậy, vào những năm hạn hạn kéo dài, hồ nhiều nơi cạn kiệt để lộ ra chi chít hố bom, ụ pháo, hầm hào, mảng ghi sân bay, nghĩa trang dã chiến... Tất cả những hiện vật đó dù được thu gom, cất bốc qua thời gian cũng chỉ là một phần rất nhỏ giữa đại ngàn Kẻ Gỗ (gồm cả lòng hồ).
Kẻ Gỗ thuộc dãy Trà Sơn trùng điệp như một chiếc dù đại khổng lồ được lợp kín bằng tán rừng, che chắn toàn bộ sân bay quân sự Libi, các kho hậu cần tiền phương, và với phần lớn chiều dài tuyến chiến lược 22A, 21A, cùng các binh trạm giao liên... là căn cứ hậu phương quan trọng của miền Bắc không ngờ bị giặc Mỹ phát hiện, đánh phá điên cuồng suốt ngày, đêm gây nhiều thương vong mất mát cho quân dân ta.
Cho tới nay sự thật về những chiến công hiển hách lẫn hy sinh anh dũng của quân- dân ta tại đây vẫn chưa được đánh giá đầy đủ. Trong đó có thể có những bí mật chiến tranh, không hoặc chưa được công bố; hoặc các hồ sơ liên quan bị thất lạc, hay sự thờ ơ của các cấp chính quyền cùng cơ quan chức năng?
Tuy nhiên với sự thật lịch sử, trong đó có cả những nhân chứng từng sống, chiến đấu tại đây, cùng nhiều tài liệu khác thu thập được trong suốt thời gian qua, cho thấy Sân bay Libi do Liên Xô giúp ta xây dựng từ năm 1966 tại cửa rào Libi, thuộc xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên là một sân bay chiến lược nhằm phục vụ chiến trường miền Nam. Đặc biệt, có nhiệm vụ chống chiến dịch “Lam Sơn 719” của Mỹ - Ngụy, một đại chiến dịch leo thang táo tợn với âm mưu lập “vành đai lửa” từ đèo Ngang sang tận Xê Pôn (Lào), cắt đứt toàn bộ tuyến chi viện của ta vào miền Nam. Các loại máy bay chiến đấu tối tân nhất của Liên Xô thời ấy từng cất, hạn cánh thử nghiệm an toàn tại sân bay, sẵn sàng tham gia các chiến dịch lớn.
Tác giả (phải) cùng Hòa thượng Thích Pháp Tông trong một chuyến thăm hồ Kẻ Gỗ.
Chính tầm lợi hại đó nên trong suốt cuộc chiến tranh, giặc Mỹ đã tập trung đánh phá khu vực này với hàng trăm ngàn tấn bom đạn. Tham gia nhiệm vụ tại sân bay Libi thời ấy có Trung đoàn Thủ đô; Trung đoàn tên lửa (Bộ Tư lệnh PKKQ); Tiểu đoàn Nguyễn Viết Xuân (QK 4), Tiểu đoàn 8 (Bộ CHQS Hà Tĩnh); Tổng đội TNXP 353 và 355 thuộc các tỉnh: Hà Tĩnh, Nam Hà, Thái Bình, Hải Dương, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Thanh Hóa; Các đơn vị công nhân Quốc phòng; Ty Kiến trúc Hà Tĩnh; Lâm trường Cẩm Xuyên; Dân quân tự vệ và Dân công hỏa tuyến huyện Cẩm Xuyên.
Ông Dương Hữu Sơn thời còn làm Phó Chủ tịch UBND xã Cẩm Mỹ, nguyên xạ thủ Tiểu đoàn pháo cao xạ Nguyễn Viết Xuân từng chiến đấu, bảo vệ sân bay xúc động nói: “Có những trận chiến thương vong cả trăm người, có người chết không tìm được xác, có xác chưa kịp chôn hoặc vừa chôn bị bom xới lên. Khốc liệt nhất là trận trưa ngày 02/8/1968, hàng loạt máy bay Mỹ tập kích xuống trận địa pháo. Trung đoàn Thủ đô tại đoạn Km10 khiến 34 chiến sỹ hy sinh, 18 chiến sỹ khác bị thương. Đặc biệt, ngày 7/1/1973 hàng loạt máy bay B52 Mỹ tập trung rải thảm xuống đoạn Km10 - Km17 gây thương vong hàng trăm người”.
Ông Dương Danh Trành (SN 1940) ở xã Cẩm Thành, nguyên công nhân Xí nghiệp gạch Cẩm Thành, thuộc Ty kiến trúc Hà Tĩnh tham gia xây dựng công trình 723 sân bay Libi, thuộc đơn vị 1610 Bộ tư lệnh Công binh bàng hoàng kể lại: Đơn vị ông có 29 người thì bị chết tại chỗ 21 người, 6 còn lại đều bị thương nặng. Tôi cũng từng được nghe cụ Phan Khắc Quỳnh (SN 1920) nguyên Bí thư xã Cẩm Mỹ thời ấy cho biết: Ngay sau khi sự kiện xảy ra, cấp ủy chính quyền xã đã đến từng nhà dân vay mượn gỗ ván, hòm vỏ để khâm lượm chôn cất người chết mà không thể đủ, nên hầu hết các thi thể phải chôn bằng ni lông, võng bạt.
Sinh thời cụ Phan Khắc Lịch (SN 1918) ở xã Cẩm Duệ, nguyên Đội trưởng Đội khai thác Cẩm Duệ, Lâm trường Cẩm Xuyên tâm sự: Từ ngày xảy ra sự kiện đó tới thời điểm gặp tôi (năm 2012) không đêm nào cụ có thể chớp mắt được, bởi cảnh tượng máu me, xương, thịt cháy khét lẹt, tiếng kêu chết chóc kinh hoàng! Riêng sông Ngàn Mọ đoạn bắt nguồn từ Kẻ Gỗ hôm đó nhuộm đỏ máu, mùi tanh bốc lên nồng nặc. Đơn vị cụ trực tiếp thu thập chôn cất tại chỗ 397 thi thể.
Có lần, một nữ TNXP xinh đẹp tên là Trần Thị Thi (22 tuổi quê Nam Hà) bị thương tại đoạn Km21. Trên đường đi cấp cứu tới lán trại của đơn vị cụ cách bệnh viện chưa đầy 10km, nhưng biết không qua nổi cái chết nên cô yêu cầu dừng lại xin nước uống, rồi đề nghị hát tặng anh em công nhân một bài. Chưa hát xong cô lịm dần rồi tắt thở. Thi thể của cô được chính cụ bọc trong một tấm ni lông chôn cất. Mộ chỉ có hòn đá to đặt để làm dấu. Bom đạn triền miên, đơn vị chuyển đi khắp nơi. Nhiều lần trở lại đó để hương khói, nhưng tìm mãi cụ không thấy ngôi mộ đâu nữa.
Cho tới nay có những lúc hạn lớn, mực nước Kẻ Gỗ xuống dưới điểm chết, người dân địa phương vẫn phát hiện thấy nhiều ngôi mộ nổi lên dưới đáy hồ. Riêng đoạn Km 6, đoạn Ngầm Sen tại Km 19 và đoạn khe Veng tại Km 8 còn có nguyên 3 nghĩa trang với cả trăm ngôi mộ. Tất cả các phần mộ đều rất khó xác định danh tính, vì bia chủ yếu bằng gỗ đã bị biến dạng. Theo số liệu của Ban chỉ huy quân sự huyện Cẩm Xuyên thì từ năm 1997 lại nay, Ban đã phối hợp cất bốc được 103 bộ hài cốt liệt sỹ về an táng tại Nghĩa trang liệt sỹ huyện. Tháng 7/2013 được sự chỉ dẫn của người dân, tôi từng theo đoàn tìm kiếm hài cốt liệt sỹ vào thượng nguồn Kẻ Gỗ ở lại 4 ngày, tham gia cất bốc được 7 phần mộ, mới thấy công việc rất khó khăn.
Chiến tranh đã lùi xa, mặt trận Libi ngày ấy với bao kí ức về một thời đạn bom, máu lửa vẫn dường như còn nóng hổi. Ngoài thực tế còn có những hiện tượng tâm linh, mà nhiều nhân viên bảo vệ rừng và người dân đã trông thấy như: từng đoàn bộ đội hành quân hô vang trong rừng rậm và các chị TNXP gội đầu trêu đùa dưới suối, hay các đoàn dân công gọi nhau uống nước chè xanh, kéo thuốc lào sòng sọc khắp lán trại...
Ông Nguyễn Phi Công, Phó Ban quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ, người có nhiều năm gắn bó với địa danh này đã bị ám ảnh bởi những câu chuyện thực, hư. Từ đó thôi thúc ông cùng tập thể anh em trong đơn vị phát nguyện kêu gọi xây dựng Miếu thờ Libi. Không ngờ lời thỉnh cầu của họ nhanh chóng nhận được sự ủng hộ của Sở Giao thông Công chánh TP.HCM, Công ty CP Lạc An TP. HCM cùng nhiều tổ chức, cá nhân khác. Đầu mùa hè năm 2011, trong quá trình khảo sát đo đạc xây dựng miếu thờ, đoàn phát hiện được rất nhiều mảnh bom đạn, quân tư trang cá nhân quanh vùng. Sau đó công trình nhanh chóng được triển khai từ ngày 8/9/2011 và khánh thành vào ngày 25/4/2012. Ngôi miếu tuy nhỏ nhưng rất lạ là sau khi thực hiện các thủ tục thờ cúng thì những dấu hiệu lạ rất hiếm xảy ra.
Trước thực tế đó, ngày 11/3/2014, Tỉnh ủy Hà Tĩnh ban hành Công văn: 1153- CV/TU gửi Bộ Quốc phòng về việc đề nghị cung cấp thông tin liên quan đến sân bay Libi; đồng thời chỉ đạo Bộ chỉ huy quân sự tỉnh phối hợp các cơ quan, tham mưu Bộ tư lệnh Quân khu 4 sưu tầm các tài liệu liên quan để xây Đài tưởng niệm tri ân cán bộ, chiến sỹ và nhân dân đã hy sinh vì nền độc lập tự do của Tổ quốc tại Kẻ Gỗ.
Dẫu sao Miếu thờ Libi vẫn còn nhỏ bé khiên nhường bên cửa rào trầm mặc, chưa khắc họa đầy đủ sự bi tráng của cuộc chiến năm xưa, cũng chưa thể đáp ứng được nhu cầu tâm linh! Tôi đem những thắc mắc đó đến vị Hòa thượng Thích Pháp Tông trụ trì tại Chùa Huyền Không Sơn Thượng (Huế)- Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự, Hội Phật giáo Việt Nam. Không rõ cơ duyên nhưng trong thời gian ngắn, ngày 4/2/2013 tôi được tiếp Hòa thượng cùng ngài Đại đức NaNa Sobhano đến từ Thái Lan tại Miếu thờ Libi. Ngay trước khi bước vào ngôi miếu làm các thủ tục dâng hương, Hòa thượng nói với tôi rằng, ở đây còn rất nhiều vong linh chưa được siêu thoát.
Câu nói của Hòa thượng Thích Pháp Tông khiến tôi càng trăn trở! Thế rồi gần đây nhân một chuyến thăm lại miếu thờ tôi bất ngờ thấy cả quần thể đền thờ mới hoành tráng trên khu đất rộng 5.300m2, gồm 1 điện chính rộng 185m2 được đặt bàn 3 thờ thờ lớn thờ Sơn thần thổ địa, các Anh hùng liệt sỹ và đồng bào tử nạn. Ngoài ra, còn có hai nhà Tả vu và Hữu vu sẽ là nơi trưng bày các hiện vật và là nơi cho khách hành hương nghỉ ngơi... Được biết, công trình được khởi công từ 18/7/2022 đến 7/1/2023 hoàn thành giai đoạn I. Dự kiến khánh thành vào ngày 30/4/2025 đúng dịp lễ kỉ niệm 50 năm thống nhất đất nước.
Dự án đền thờ Libi được UBND tỉnh Hà Tĩnh chấp thuận; thực hiện bằng nguồn xã hội hóa do Tạp chí Đầu tư Tài chính- VietnamFinance phối hợp với Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ đứng ra vận động tài chính theo hình thức xã hội hóa. Đây là một công trình đặc biệt có giá trị về lịch sử, đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân. Tôi tin rằng đền thờ là ngôi nhà lớn được các vong linh anh hùng liệt sỹ hoan hỉ đón nhận.
Giờ đây, đến Kẻ Gỗ chúng ta có thể du thuyền vào tận đền thờ Libi với chiều dài hơn 10km tha hồ ngắm cảnh đẹp thiên nhiên kỳ vĩ và kỳ bí!... Bao nhiêu câu chuyện về một thời khói lửa dường như còn văng vẳng đâu đó, khiến lòng ta bồi hồi!
(VNF) - Xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Trung Quốc giảm mạnh trong 4 tháng đầu năm 2025, mất tới 33% kim ngạch – tương đương gần 400 triệu USD. Đằng sau cú trượt ấy là hàng loạt lô sầu riêng bị trả về vì chứa dư lượng cadmium và chất vàng O – các chất nằm trong danh mục cấm của Bắc Kinh. Vụ việc không chỉ khiến doanh nghiệp lao đao mà còn đặt ra câu hỏi về năng lực kiểm soát chất lượng từ nông trại đến cửa khẩu.
(VNF) - Chính phủ bổ sung gần 15.000 tỷ đồng ngân sách để giải quyết chính sách tinh giản biên chế cho hơn 13.000 cán bộ, trong đó Bộ Tài chính nhận hơn 11.400 tỷ đồng cho hơn 10.400 người nghỉ hưu sớm.
(VNF) - Công ty TNHH Tập đoàn Bất động sản Đông Á vừa bị cơ quan chức năng áp dụng biện pháp cưỡng chế thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản của và cưỡng chế số tiền lên tới 277 tỷ đồng.
(VNF) - Số liệu của Cục Hải quan cho thấy, trong nửa đầu tháng 5/2025, Việt Nam thâm hụt thương mại tới 2,32 tỷ USD. Xuất khẩu giảm trong khi đó nhập khẩu tăng.
(VNF) - Sau 81 ngày phát hành, MV Bắc Bling của Hòa Minzy chính thức vượt mốc 200 triệu lượt xem trên YouTube nhanh nhất lịch sử nhạc Việt. Thành tích ấn tượng này được cho là đã mang về cho nữ ca sĩ gốc Bắc Ninh hàng tỷ đồng. Nhưng những gì Hòa Minzy nhận được còn nhiều hơn thế.
(VNF) - Việt Nam và Mỹ đã đạt tiến bộ tích cực, xác định các nhóm vấn đề đạt được đồng thuận hoặc quan điểm đã gần nhau. Phiên đàm phán tiếp theo dự kiến vào đầu tháng 6.
(VNF) - Ông Nguyễn Xuân Chinh, Bí thư Đảng ủy phường Hoàng Liệt, bị cáo buộc liên tục nhận hối lộ hơn 1 tỷ đồng để bỏ qua các vi phạm trật tự đô thị, trong đó có bãi xe 4.000 m2 hoạt động không phép.
(VNF) - Hai tác phẩm "Thức giấc trên vùng nắng gió" và "Hương vị của nắng" của tác giả Tô Công Vinh khắc họa sinh động hành trình hồi sinh mạnh mẽ của vùng đất Ninh Thuận – nơi từng được biết đến với khí hậu khắc nghiệt, đất đai khô cằn và nhiễm mặn.
(VNF) - Nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trần Đức Lương đã từ trần hồi 22 giờ 51 phút ngày 20/5/2025, tại nhà riêng, hưởng thọ 88 tuổi.
(VNF) - Tập đoàn Xây dựng Điện lực Trung Quốc (PowerChina) muốn được hợp tác cùng 4 doanh nghiệp Việt Nam tham gia triển khai tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.
(VNF) - Ngày 21/5/2025, tại Hà Nội, Hội Thẩm định giá Việt Nam tổ chức Lễ công bố và trao quyết định bổ nhiệm Nhà báo Đinh Văn Tịnh giữ chức vụ Phó Tổng Biên tập Tạp chí điện tử Nhịp sống Thị trường.
(VNF) - Quốc hội chính thức thông qua nghị quyết rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021- 2026, đồng thời ấn định ngày bầu cử khóa mới là 15/3/2026 sớm hơn thông lệ gần ba tháng.
(VNF) - Đại biểu Phạm Văn Hoà cảnh báo việc bỏ án tử hình với tội tham ô, nhận hối lộ có thể làm suy yếu sức răn đe, dẫn đến tình trạng người phạm tội chỉ cần nộp lại tài sản để thoát án tạo ra hệ lụy “hy sinh đời bố, củng cố đời con”.
(VNF) - Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết nhiều doanh nghiệp lợi dụng phát hành trái phiếu riêng lẻ huy động số tiền rất lớn rồi vỡ nợ, cuối cùng Nhà nước phải chịu trách nhiệm.
(VNF) - Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội cơ bản nhất trí cơ chế đặc thù về việc giao chủ đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời giao chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội không thông qua đấu thầu.
(VNF) - Xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Trung Quốc giảm mạnh trong 4 tháng đầu năm 2025, mất tới 33% kim ngạch – tương đương gần 400 triệu USD. Đằng sau cú trượt ấy là hàng loạt lô sầu riêng bị trả về vì chứa dư lượng cadmium và chất vàng O – các chất nằm trong danh mục cấm của Bắc Kinh. Vụ việc không chỉ khiến doanh nghiệp lao đao mà còn đặt ra câu hỏi về năng lực kiểm soát chất lượng từ nông trại đến cửa khẩu.
(VNF) - Khu đất hơn 20.100m2 tại số 28E Trần Phú, TP. Nha Trang từng được giao cho Công ty TNHH Đỉnh Vàng Nha Trang thực hiện dự án Nha Trang Golden Gate. Do liên quan đến vụ án sai phạm nghiêm trọng trong quản lý tài sản công, dự án rơi vào tình trạng dang dở, hoang hóa.