Hậu vụ Tân Hoàng Minh, đại gia nhanh tay mua trái phiếu trước 'lệnh' của Bộ Tài chính

Mạnh Hà - 20/09/2022 08:56 (GMT+7)

Hàng loạt doanh nghiệp lớn của các ông chủ nổi tiếng đã chi nhiều nghìn tỷ đồng để mua lại trái phiếu doanh nghiệp trước hạn, sau khi vụ Tân Hoàng Minh nổ ra và trước thời điểm Bộ Tài chính ra nghị định mới.

Bộ Tài chính vừa công bố Nghị định 65/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 153/2020/NĐ-CP liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp, có hiệu lực từ ngày 16/9. Theo đó, doanh nghiệp phải mua lại trái phiếu doanh nghiệp trước hạn bắt buộc khi vi phạm phương án phát hành (trong đó có phương án sử dụng vốn) hoặc vi phạm pháp luật.

Trước khi Nghị định được ban hành và có hiệu lực, nhiều doanh nghiệp đã nhanh tay mua trái phiếu doanh nghiệp trước hạn.

Hôm 9/9, HĐQT CTCP Chứng khoán VIX (VIX) đã thông qua phương án mua lại lô trái phiếu trị giá 200 tỷ đồng phát hành ngày 4/10/2021, với thời gian dự kiến mua lại ngày 4/10. Đây là lô trái phiếu kỳ hạn 3 năm, lãi suất cố định 8%/năm. Lãi suất được trả mỗi năm một lần, kỳ tính lãi đầu tiên là từ 4/10/2021 đến hết ngày 3/10/2022. Ngày thanh toán lãi đầu tiên là 4/10/2022.

Như vậy, lô trái phiếu mà Chứng khoán VIX của cổ đông lớn Nguyễn Văn Tuấn (CEO Tập đoàn Gelex) đã được mua trước hạn hơn 2 năm.

Trước đó, Chứng khoán VIX cũng mua lại toàn bộ 300 tỷ đồng trái phiếu trước hạn phát hành ngày 5/4/2021 và đáo hạn ngày 5/4/2024. 

Chứng khoán VIX mua lại trái phiếu doanh nghiệp trước hạn.

CTCP Tập đoàn Gelex của Tổng Giám đốc Nguyễn Văn Tuấn hôm 19/5/2022 đã hoàn tất mua lại trước hạn toàn bộ lô trái phiếu trị giá 300 tỷ đồng, cũng sớm hơn so với kỳ hạn 2 năm. Số trái phiếu nói trên có kỳ hạn 3 năm, được phát hành ngày 19/5/2021 và lãi suất cố định 8,5%/năm. Lô trái phiếu này được bảo đảm bằng 18 triệu cổ phiếu GEX tại Tập đoàn Gelex và hơn 21 triệu cổ phiếu PXL của CTCP Đầu tư Khu Công nghiệp Dầu khí Long Sơn. 

Gelex đã có văn bản đề nghị các trái chủ bán lại trái phiếu trước hạn và thực hiện thu mua theo quy định của pháp luật và theo các điều khoản trong hợp đồng. Giá mua lại mỗi đơn vị bằng tiền mệnh giá cộng thêm tiền lãi. Nguồn vốn thực hiện của công ty là dòng tiền từ hoạt động kinh doanh và đầu tư.

Trong khoảng thời gian từ tháng 5-7, Gelex nhiều lần mua lại trái phiếu trước hạn, trị giá tổng cộng khoảng hơn 1.600 tỷ đồng.

Cả hai cổ phiếu VIX và Gelex trong phiên giao dịch 19/9 đều giảm sàn, khoảng 7%, xuống tương ứng 11.150 đồng/cp và 20.600 đồng/cp. Cổ phiếu VIX giảm 53% trong vòng một năm qua, còn GEX giảm 50% trong vòng 6 tháng.

Gelex là doanh nghiệp nổi lên trong vài năm gần đây sau nhiều vụ thâu tóm các thương hiệu nổi tiếng trong lĩnh vực dây và cáp điện, thiết bị điện và mở rộng sang các ngành nghề kinh doanh tiềm năng khác, trong đó có hạ tầng, logistics, bất động sản và đầu tư thông qua M&A. Sau 5 năm tái cấu trúc, GEX trở thành tập đoàn tư nhân đa ngành theo mô hình holdings. Gần đây, Gelex lấn sang lĩnh vực mới: điện gió.

Đi đôi với các thương vụ M&A, Gelex ghi nhận tổng tài sản và nợ tăng mạnh. Tính tới cuối quý I/2022, Gelex có tổng nợ phải trả đạt gần 39,8 nghìn tỷ đồng, trong đó có gần 22,8 nghìn tỷ đồng là vay và nợ thuê tài chính (dài hạn là hơn 15 nghìn tỷ đồng). Tuy nhiên, sang quý II/2022, tài sản và nợ của Gelex giảm mạnh, xuống tương ứng hơn 24 nghìn tỷ đồng và gần 34,2 nghìn tỷ đồng.

Phát hành sụt giảm, gánh nặng nửa cuối 2022 và 2023

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp gần đây phát triển bùng nổ, là kênh huy động vốn quan trọng giúp các doanh nghiệp tư nhân trong nước phát triển mạnh mẽ về quy mô. Tuy nhiên, kênh này cũng có nhiều rủi ro với người cho vay, nhất là khi phát triển quá nóng gần đây. Vụ hơn 10 nghìn tỷ trái phiếu Tân Hoàng Minh bị hủy bỏ và ông chủ Đỗ Anh Dũng bị khởi tố về hành vi lừa đảo cho thấy sự phức tạp và nguy cơ của thị trường này. 

Không chỉ VIX và Gelex, nhiều doanh nghiệp khác cũng ồ ạt mua lại trái phiếu trước hạn.

Từ đầu năm tới nay, CTCP Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM (CII) cũng thanh toán trước hạn nhiều trăm tỷ đồng trái phiếu dù chưa đến hạn. CII cho biết, cho đến cuối năm công ty sẽ “tiếp tục tập trung nguồn lực để thanh toán trước hạn trái phiếu đáo hạn trong năm 2023”.

Hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp sụt giảm. (Nguồn: FiinGroup)

Nhiều ngân hàng và doanh nghiệp mua lại trái phiếu trước hạn trị giá trên 500 tỷ đồng như: Intimex Việt Nam, Maritime Bank, SHB, TPBank, BIDV, Vinaconex,...

Theo Bộ Tài chính, tính đến cuối tháng 7/2022, sau những động thái chấn chỉnh, trên thị trường có hiện tượng các DN mua lại trước hạn trái phiếu doanh nghiệp với khối lượng lớn. Riêng trong quý II/2022, lượng mua lại lên tới 49,1 nghìn tỷ đồng. Luỹ kế 7 tháng đầu năm, khối lượng mua lại là 86.556 tỷ đồng, tăng 21,4% so với cùng kỳ năm 2021.

Hoạt động phát hành mới khá ảm đạm. Theo FiinGroup, trong tháng 8 vừa qua, huy động vốn trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp sụt giảm, chỉ đạt 9.400 tỷ đồng, giảm 84% so với cùng kỳ và 58% so với tháng trước đó. Hoạt động phát hành vẫn chủ yếu của các ngân hàng. Một số doanh nghiệp bất động sản có hồ sơ tín dụng tốt và minh bạch vẫn huy động được trái phiếu.

Đây là tháng phát hành thấp nhất cả năm trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thấp hơn cả tháng 2, thời điểm Tết vốn có tính chu kỳ với khối lượng thấp. Theo FiinGroup, nguyên nhân chủ yếu do sự cẩn trọng và chờ đợi các chính sách mới từ cả phía nhà đầu tư lẫn nhà phát hành. 

Chính vì thế nên chỉ có 19 đợt phát hành trong tháng 8, chưa tính 3 lô trái phiếu phát hành không thành công của Ngân hàng NN-PTNT Việt Nam.

Áp lực thanh toán trái phiếu còn nặng và có thể gây ra sự eo hẹp dòng tiền trên thị trường tài chính. Theo VNDirect Research, gần 65.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn trong quý III/2022.

Còn theo Bộ Tài chính, trong năm 2023 và năm 2024, khối lượng trái phiếu đến hạn tăng cao so với năm 2022, lần lượt là 271,4 và 329,5 nghìn tỷ đồng.

Trong nghị định mới liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp, Bộ Tài chính cũng bổ sung quy định việc xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp bằng danh mục chứng khoán phải đảm bảo danh mục nắm giữ có giá trị trung bình từ 2 tỷ đồng tối thiểu trong vòng 180 ngày bằng tài sản của nhà đầu tư, không bao gồm tiền vay.

Những quy định mới sẽ đảm bảo cho thị trường trái phiếu lành mạnh hơn. Tuy nhiên, nguồn vốn được dự báo sẽ căng thẳng ở một số phân khúc trên thị trường. Trước đó, NHNN cho biết sẽ không nâng mục tiêu tăng trưởng tín dụng lên trên 14%, trong khi đó nỗ lực giữ vững tỷ USD. Điều này đồng nghĩa với việc dòng tiền thêm eo hẹp.

Theo Vietnamnet
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
6 trường hợp sẽ bị thu hồi sổ đỏ từ năm 2025

6 trường hợp sẽ bị thu hồi sổ đỏ từ năm 2025

(VNF) - Theo Luật Đất đai mới, cụ thể tại khoản 2, điều 152 Luật Đất đai 2024, sẽ có 6 trường hợp sẽ bị Nhà nước thu hồi sổ đỏ từ 1/1/2025.

Hà Nội gọi đầu tư 6 dự án khu đô thị hơn 34.000 tỷ tại Đông Anh

Hà Nội gọi đầu tư 6 dự án khu đô thị hơn 34.000 tỷ tại Đông Anh

(VNF) - Hà Nội kêu gọi đầu tư 6 khu đô thị tại huyện Đông Anh bằng hình thức đấu thầu rộng rãi. Tổng mức đầu tư của 6 dự án là 34.585 tỷ đồng.

SJC xin từ bỏ vị thế độc quyền, ngân hàng trông chờ 'đũa thần' TT02

SJC xin từ bỏ vị thế độc quyền, ngân hàng trông chờ 'đũa thần' TT02

(VNF) - NHNN quyết định thanh tra kinh doanh vàng. Tổng giám đốc SJC muốn bỏ độc quyền vàng miếng vì 'không được hưởng lợi gì'. NHNN đề xuất gia hạn Thông tư 02 thêm 6 tháng nữa. Đó là những thông tin ngân hàng đáng chú ý tuần qua.

'Một tiền đề và ba điều kiện' để huy động 170 tỷ USD trái phiếu DN

'Một tiền đề và ba điều kiện' để huy động 170 tỷ USD trái phiếu DN

(VNF) - Sau những lùm xùm vừa qua, thị trường TPDN vẫn đang đi ngang. Để thị trường thực sự phát triển theo đúng tiềm năng, ông Trần Lê Minh, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xếp hạng tín nhiệm đầu tư Việt Nam VIS Rating cho rằng cần phải thực hiện được "một tiền đề và ba điều kiện".

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành thanh tra thị trường vàng ngay trong tháng 5

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành thanh tra thị trường vàng ngay trong tháng 5

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra thị trường vàng và hoàn thành trong tháng 5/2024.

Thu nhập 1,2 tỷ đồng/năm, vẫn băn khoăn hỏi cách 'tiêu' tiền

Thu nhập 1,2 tỷ đồng/năm, vẫn băn khoăn hỏi cách 'tiêu' tiền

(VNF) - Ngoài những trường hợp thu nhập thấp đăng đàn trên các nhóm về tài chính nhờ chỉ bảo cách chi tiêu và tiết kiệm. Bất ngờ, có không ít những dòng trạng thái thu nhập cả tỷ đồng/năm, nhưng không biết chi tiêu sao cho hợp lý. Có người sẵn sàng đưa lời khuyên, ngược lại không ít thông tin cho rằng “khoe mẽ”.

Cùng Đạt Phương trúng dự án 470 tỷ, 'soi' lịch sử thắng thầu của Đầu tư xây dựng Minh Tuấn

Cùng Đạt Phương trúng dự án 470 tỷ, 'soi' lịch sử thắng thầu của Đầu tư xây dựng Minh Tuấn

(VNF) - Công ty cổ Tập đoàn Đạt Phương (Hà Nội) và Tổng công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Minh Tuấn (Thanh Hoá) là Liên danh nhà thầu duy nhất tham dự thầu gói thầu 16 thuộc Dự án Cầu vượt đường sắt Bắc - Nam và đường hai đầu cầu thuộc tuyến Đại lộ Đông Tây, TP. Thanh Hóa và trúng thầu với giá 470,148 tỷ đồng.

Trông chờ một tuần chứng khoán vượt đỉnh

Trông chờ một tuần chứng khoán vượt đỉnh

(VNF) - Còn nhiều dư địa để dòng tiền tiếp tục đẩy vào thị trường chứng khoán, đưa chỉ số VN-Index dễ dàng vượt đỉnh hơn, hay nói theo cách ví von, tàu càng nhẹ thì càng dễ vượt sóng.

TT Putin tới Trung Quốc, Triều Tiên lại phóng tên lửa

TT Putin tới Trung Quốc, Triều Tiên lại phóng tên lửa

(VNF) - Trong tuần vừa qua, vụ việc Thủ tướng Slovakia bị ám sát đã thu hút sự chú ý từ khắp nơi trên thế giới. Bên cạnh đó, chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Trung Quốc hay việc Triều Tiên phóng tên lửa cũng là những sự kiện nổi bật.

Cho vay trực tuyến: Đợi một hành lang pháp lý để bùng nổ

Cho vay trực tuyến: Đợi một hành lang pháp lý để bùng nổ

(VNF) - Cùng với xu hướng chuyển đổi số trong ngành ngân hàng, hoạt động cho vay qua nền tảng trực tuyến đang phát triển mạnh mẽ tại nhiều ngân hàng. Tuy vậy, theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội ngân hàng, hoạt động cho vay trực tuyến vẫn đang đợi một hành lang pháp lý đầy đủ hơn để có thể bùng nổ trong thời gian tới.

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

(VNF) - Mã Pì Lèng là cung đường đèo hiểm trở dài khoảng 20 km đi qua 3 xã thuộc huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Từ lâu, nơi đây được coi là đệ nhất danh đèo của Việt Nam, là một trong "tứ đại đỉnh đèo" bên cạnh đèo Ô Quy Hồ, Khau Phạ và Pha Đin. Cùng ngắm vẻ đẹp hùng vĩ của tuyến đường đèo này qua ống kính của nhiếp ảnh gia Thanh Hải.