Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Ông chủ của TSG Group là doanh nhân Nguyễn Hồng Thái, người đã bắt đầu sự nghiệp từ đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, tại các doanh nghiệp liên quan đến bất động sản. Ông Thái một thời là lãnh đạo chủ chốt và có đóng góp đáng kể cho sự vươn lên của Công ty Cổ phần Đầu tư Hải Phát (Hải Phát Invest, HoSE: HPX) như thị trường đang chứng kiến ngày nay.
Mối lương duyên giữa ông Thái và Hải Phát Invest chỉ chấm dứt từ năm 2015, khi TSG Group quyết định tách ra khỏi tập đoàn của ông Đỗ Quý Hải để phát triển thành một thế lực độc lập. Nhưng “dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng”, trụ sở của TSG Group vẫn đóng tại tổ hợp The Pride (phường La Khê, quận Hà Đông, Hà Nội) – đại bản doanh của tập đoàn Hải Phát, như một biểu hiện cho sự gắn kết trong quá khứ.
TSG Group được biết đến là chủ đầu tư/nhà phát triển/tham gia phát triển các dự án như: 3 tòa H-J-K dự án Parkview Residence, Dương Nội, Hà Đông (hợp tác cùng CEN Invest), 3 tòa cao tầng thuộc ô đất H-CT2 (tức The K Park) dự án Hibrand Văn Phú, Hà Đông (hợp tác cùng CEN Invest), dự án Syrena Nha Trang Condotel, TSG Lotus – Sài Đồng…
Mới đây nhất, TSG Group, thông qua pháp nhân Công ty Cổ phần Bất động sản Sài Đồng, đã giành được miếng đất đắc địa bậc nhất thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình để phát triển dự án khu trung tâm đa chức năng Quỳnh Lâm (tên thương mại là TSG - Hoa Binh Centre). Dự án này có diện tích 3,5ha, gồm 142 lô nhà phố, đang được TSG Group quảng bá rầm rộ.
Theo tìm hiểu của VietnamFinance, doanh nghiệp trung tâm của TSG Group là Công ty Cổ phần TSG Việt Nam. Doanh nghiệp này được thành lập tháng 1/2015, do ông Nguyễn Hồng Thái làm chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện theo pháp luật. Tại TSG Việt Nam, ông Thái có tỷ lệ sở hữu 38%. Hai cổ đông cá nhân khác là bà Nguyễn Thị Hồng Lý (Phó chủ tịch HĐQT, nắm 38%) và ông Nguyễn Hồng Sơn (26%).
Giai đoạn 2016 – 2019, TSG Việt Nam có tăng trưởng đáng kể về quy mô tài sản. Ngoại trừ năm 2017, tổng tài sản của công ty tăng đều đặn qua các năm, từ 424 tỷ đồng lên 513 tỷ đồng, tức tăng 21%.
Tài trợ chính cho sự tăng trưởng này là vốn chủ sở hữu. Trong cùng giai đoạn trên, vốn chủ sở hữu của TSG Việt Nam đã tăng từ 368 tỷ đồng lên 496 tỷ đồng, tức tăng 35%. Trong khi đó, nợ phải trả diễn biến ngược lại, giảm từ 56 tỷ đồng xuống chỉ còn 17 tỷ đồng.
Về kết quả kinh doanh, doanh thu của TSG Việt Nam chứng kiến sự lao dốc không phanh từ năm 2016 đến 2019. Cụ thể, nếu năm 2016, công ty có doanh thu 275 tỷ đồng thì năm 2017, con số này chỉ là 5,8 tỷ đồng, tức giảm 47 lần. Năm 2018, công ty thậm chí còn không ghi nhận doanh thu. Tới 2019, doanh thu mới phục hồi lên ngưỡng 12,4 tỷ đồng.
Đây cũng là nguyên nhân khiến lợi nhuận sau thuế của TSG Việt Nam ở mức rất thấp so với quy mô vốn chủ sở hữu, lần lượt là: 513 triệu đồng (2016), 135 triệu đồng (2017) và 2,6 tỷ đồng (2019). Cá biệt năm 2018, công ty còn lỗ ròng 6,1 tỷ đồng.
Tính đến hết năm 2019, TSG Việt Nam vẫn đang lỗ lũy kế khoảng 3,4 tỷ đồng.
Dữ liệu của VietnamFinance cho thấy rất nhiều doanh nghiệp trong hệ sinh thái của TSG Group làm ăn thiếu hiệu quả khi ghi nhận doanh thu và lợi nhuận rất thấp, dù có quy mô tài sản hoặc vốn chủ sở hữu khá lớn.
Điển hình như Công ty Cổ phần Bất động sản Sài Đồng – chủ đầu tư của dự án TSG-Hoa Binh Centre (đã nhắc tới ở trên). Công ty này được thành lập vào tháng 7/2015, trụ sở tại phố Sài Đồng, phường Việt Hưng, quận Long Biên, Hà Nội, do ông Nguyễn Hồng Thái làm tổng giám đốc.
Trong giai đoạn 2016 – 2019, Công ty Sài Đồng có tốc độ tăng trưởng tài sản cực nhanh (tính bằng lần), từ 43 tỷ đồng (2016), tăng gấp đôi lên 89 tỷ đồng (2017), tăng tiếp gấp 3 lên 245,6 tỷ đồng (2018) rồi tăng tiếp gấp 3 lên 693,5 tỷ đồng (2019).
Tuy nhiên, tốc độ gia tăng tài sản nói trên chủ yếu do tăng nợ phải trả. Trong vòng 4 năm, nợ phải trả của Sài Đồng đã tăng dữ dội từ 231 triệu đồng lên 500 tỷ đồng, tức tăng gấp 2.164 lần! Điều này khiến hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu tăng lên thành 2,6 lần vào cuối năm 2019.
Điều đáng nói hơn nữa là dù có quy mô tài sản rất lớn song hiệu quả kinh doanh của Sài Đồng rất thấp. Công ty này chỉ báo lãi sau thuế 419 triệu đồng vào năm 2016, còn các năm sau thì chìm trong thua lỗ với mức lỗ sau thuế lần lượt là: -74,5 triệu đồng (2017), -3,89 tỷ đồng (2018), -2,88 tỷ đồng (2019).
Với vốn điều lệ đạt 200 tỷ đồng, tính đến hết năm 2019, Sài Đồng đang lỗ lũy kế 6,4 tỷ đồng.
Một doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả khác trong hệ sinh thái của TSG Group là Công ty TNHH Phú Thái. Thành lập năm 2001, Phú Thái là đơn vị cung cấp vật liệu xây dựng cho các dự án hạ tầng trên địa bàn huyện Ứng Hòa, Hà Nội. Từ năm 2008, công ty này mở rộng sang lĩnh vực vận tải rồi tiếp tục tham gia thi công xây dựng nhiều trụ sở cơ quan công quyền, trước khi trở thành đơn vị phân phối độc quyền xi măng Vicem Bút Sơn tại một số huyện phía Tây của Hà Nội.
Năm 2015, sau khi sáp nhập vào TSG Việt Nam, Phú Thái đã trở thành mảnh ghép quan trọng trong việc cung cấp xi măng cho các công trình xây dựng của tập đoàn này. Được biết tại Phú Thái, bà Nguyễn Thị Hồng Lý nắm 5% cổ phần, giữ chức giám đốc.
Về kết quả kinh doanh, trong giai đoạn 2016 – 2019, Phú Thái giữ được tốc độ tăng trưởng doanh thu khá tốt, lần lượt là: 268 tỷ đồng, 271 tỷ đồng, 376 tỷ đồng và 379 tỷ đồng.
Tuy nhiên, lợi nhuận của công ty này rất mỏng, chỉ đạt 118,6 triệu đồng (2016), 111,6 triệu đồng (2017). Đến giai đoạn 2018 – 2019, công ty còn chìm vào thua lỗ với mức lỗ lần lượt là: -525,5 triệu đồng và -123,6 triệu đồng.
Trường hợp tương tự là Công ty Cổ phần TSG Vân Đình (trụ sở tại thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa, Hà Nội). Doanh nghiệp này do ông Nguyễn Hồng Thái làm chủ tịch HĐQT với các cổ đông cá nhân là những gương mặt quen thuộc: Nguyễn Thị Hồng Lý (3%), ông Nguyễn Đình Công (được biết tới là Phó tổng giám đốc TSG Việt Nam 2%).
Trong giai đoạn 2016 – 2019, TSG Vân Đình có doanh thu trồi sụt rất mạnh, từ 413 triệu đồng (2016), tăng lên 9 tỷ đồng (2017), 15,3 tỷ đồng (2018) rồi lại giảm mạnh xuống 9 tỷ đồng (2019).
Lãi sau thuế của doanh nghiệp này chỉ ghi nhận số dương duy nhất vào năm 2018 với khoản lãi lẹt đẹt 8,7 triệu đồng, còn các năm trước lỗ, với mức lỗ rất đậm như -172 triệu đồng (2017) hay -670 triệu đồng (2019).
Một điều rất đáng chú ý khác khi soi xét hệ sinh thái TSG Group là sự xuất hiện của những doanh nghiệp làm ăn rất “lạ kỳ”.
Điển hình như Công ty Cổ phần Bất động sản TSG. Công ty này thành lập tháng 12/2010, do ông Nguyễn Hồng Thái làm CEO. Trong giai đoạn gần nhất, 2018 – 2019, công ty này không ghi nhận doanh thu và báo lỗ sau thuế lần lượt -10 triệu đồng và -3 triệu đồng.
Hay như Công ty Cổ phần Đầu tư Vietasset, doanh nghiệp này do ông Chu Thành Nam làm tổng giám đốc, liên tiếp không ghi nhận doanh thu trong giai đoạn 2017 – 2018 và báo lỗ sau thuế lần lượt là -6,3 tỷ đồng, -2,4 tỷ đồng, dù có vốn chủ sở hữu khá lớn (hơn 150 tỷ đồng). Phải đến năm 2019, công ty này mới ghi nhận doanh thu trở lại với khoản lãi sau thuế 4,8 tỷ đồng.
Một trường hợp khác là Công ty Cổ phần Dịch vụ TSG. Doanh nghiệp này thành lập tháng 5/2018, do bà Nguyễn Thị Thành làm giám đốc. Bà Thành nắm 35% cổ phần, còn ông Nguyễn Đình Công nắm 14%. Với vốn chủ sở hữu khá ít ỏi, trong 2 năm đầu thành lập, Dịch vụ TSG chỉ ghi nhận doanh thu vào năm 2018 (664 triệu đồng) và chịu lỗ sau thuế liên tiếp, lần lượt là: -512,7 triệu đồng và -2,3 triệu đồng.
Trong hệ sinh thái TSG Group, làm ăn “ổn định” hơn cả có lẽ là Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây đựng TSG, dù lãi của công ty này cũng rất èo uột, thậm chí năm 2019 báo lỗ gần 500 triệu đồng; hoặc Công ty Cổ phần Dịch vụ và Địa ốc TSG, dù lãi lỗ của công ty này so le qua từng năm. Nhưng về cơ bản, 2 doanh nghiệp này không lỗ lũy kế!
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.