'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Thời gian qua, An Thịnh Group là cái tên ít nhiều được nhắc tới trên thị trường với tư cách là chủ đầu tư/nhà phát triển của các dự án: Phú Cát City, Springtown Xuân Mai, Leagcy Hill Hà Nội, biệt thự hồ lụa Thạch Thất hay Legacy Hill Lương Sơn.
Theo tìm hiểu của VietnamFinance, doanh nghiệp trung tâm của An Thịnh Group là Công ty Cổ phần Phát triển đô thị An Thịnh (An Thịnh Urban). Doanh nghiệp này được thành lập tháng 6/2011, có trụ sở tại phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện theo pháp luật là bà Nguyễn Thị Thanh Thảo.
Trong quá khứ, các cổ đông cá nhân của An Thịnh Urban có thể kể đến gồm: Nguyễn Hương Giang, Nguyễn Văn Hưng, Nguyễn Đức Việt.
Là doanh nghiệp trung tâm của An Thịnh Group, An Thịnh Urban có tổng tài sản rất lớn và liên tục gia tăng qua các năm. Cụ thể, nếu như năm 2017, tổng tài sản của công ty mới là 394 tỷ đồng thì sang 2018 đã vọt lên 680 tỷ đồng, đến năm 2019 lại tăng tiếp lên 857 tỷ đồng. Như vậy chỉ trong 3 năm, tổng tài sản của công ty đã tăng gấp 2 lần.
Tuy nhiên, tốc độ lại không đồng nghĩa với chất lượng. Chất lượng tài sản của An Thịnh Urban đang cho thấy những dấu hiệu không tốt, chẳng hạn như khoản phải thu ngắn hạn tăng rất mạnh và chiếm tới 82% tổng tài sản vào năm 2019 (706,6 tỷ đồng/857,6 tỷ đồng).
Nợ phải trả của An Thịnh Urban cũng tăng rất nhanh trong cùng giai đoạn nói trên, từ 276 tỷ đồng lên 590 tỷ đồng, tức tăng gấp 2 lần. Đáng chú ý, trong năm 2018, nợ ngắn hạn của An Thịnh Urban còn vượt cả tài sản ngắn hạn! (572,7 tỷ đồng/390 tỷ đồng).
Với vốn chủ sở hữu khá mỏng, tính tới năm 2018, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu của An Thịnh Urban đã lên tới 5,3 lần. Tới năm 2019, nhờ màn tăng vốn lên 267 tỷ đồng, hệ số nợ mới giảm xuống 2,2 lần.
Về tình hình kinh doanh, trong các năm 2017 – 2019, doanh thu của An Thịnh Urban khá trồi sụt, lần lượt đạt: 15,3 tỷ đồng, 440,3 tỷ đồng và 216 tỷ đồng.
Doanh thu trăm tỷ nhưng lãi sau thuế của doanh nghiệp này lại khiêm tốn, chỉ đạt lần lượt: 97 triệu đồng, 442 triệu đồng và 257 triệu đồng. Tính tới năm 2019, An Thịnh Urban vẫn ghi nhận khoản lỗ lũy kế hơn 300 triệu đồng.
Dòng tiền kinh doanh của An Thịnh Urban cũng liên tục âm trong hai năm 2018 – 2019 với mức âm rất nặng, lần lượt là: -67,7 tỷ đồng và -407,9 tỷ đồng. Đây cũng là nguồn cơn của việc công ty phải gia tăng nợ vay trong cùng giai đoạn với mức vay tương ứng là: 330 tỷ đồng và 354 tỷ đồng.
An Thịnh Urban có công ty con là Công ty Cổ phần Tập đoàn An Thịnh. Và cũng như công ty mẹ, tình hình kinh doanh của Tập đoàn An Thịnh không lấy gì làm sáng sủa.
Thành lập tháng 8/2018, Tập đoàn An Thịnh do bà Nguyễn Thị Thanh Hương làm chủ tịch HĐQT. Bà Hương sở hữu 20% công ty, cùng tỷ lệ với bà Nguyễn Thị Thu Thủy.
Tài liệu của VietnamFinance cho thấy trong 2 năm đầu thành lập, tổng tài sản công ty có sự tăng trưởng rất mạnh từ 100 tỷ đồng lên 249 tỷ đồng, chủ yếu do tăng vốn chủ sở hữu.
Trong năm đầu, gần như toàn bộ tài sản của Tập đoàn An Thịnh là các khoản phải thu ngắn hạn. Năm sau đó, các khoản phải thu giảm mạnh song hầu hết khoản vốn tăng thêm đã được công ty rót vào các công ty con. Cấu trúc tài chính này cho thấy dường như Tập đoàn An Thịnh đang sắm vai một doanh nghiệp holding trong hệ sinh thái An Thịnh Group.
Tuy vậy, tình hình kinh doanh của Tập đoàn An Thịnh không tốt, hai năm đầu, công ty không ghi nhận doanh thu và báo lỗ sau thuế lần lượt là: 4 triệu đồng và 2 tỷ đồng.
Ngoài 2 doanh nghiệp kể trên, hệ sinh thái An Thịnh Group còn ghi nhận sự xuất hiện của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội số 41(Handico 41). Đây là doanh nghiệp có thâm niên với lịch sử 16 năm thành lập, phát triển.
Tại doanh nghiệp này, bà Nguyễn Thị Thanh Hương đảm nhiệm cương vị chủ tịch HĐQT. Nhưng điều đặc biệt hơn cả là vị trí CEO thuộc về ông Nguyễn Gia Long – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tài Nguyên (HoSE: TNT) cũng đồng thời là Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Cổ phần MBLand.
Trong quá khứ, Tài Nguyên và Handico 41 có mối quan hệ rất mật thiết, ví như hợp tác tại dự án Legacy Hill Hà Nội. Việc ông Nguyễn Gia Long từ Tài Nguyên nhảy sang thâu tóm MBLand (thông qua pháp nhân Tập đoàn Mường Phăng mà VietnamFinance từng đề cập) và nhường ghế chủ tịch Handico 41 cho bà Hương cho thấy phần nào mối liên kết giữa 3 nhà này.
Xem thêm: Hệ sinh thái MBLand biến đổi ra sao kể từ khi Tập đoàn Mường Phăng xuất hiện?
Ở Handico 41, ngoài bà Hương và ông Long, danh sách cổ đông cá nhân còn ghi nhận sự xuất hiện của ông Phạm Kim Khôi với tỷ lệ 0,1%. Trong khi đó, các cổ đông cũ (đã thoái vốn) gồm: Phạm Thị Tuyết, Phạm Kim Sơn và Phạm Thị Phấn.
Tài liệu của VietnamFinance cho thấy Handico 41 là một doanh nghiệp có quy mô khá lớn với tổng tài sản vượt quá 1.000 tỷ đồng (đạt 1.137 tỷ đồng năm 2018 và 1.066 tỷ đồng năm 2019).
Tài trợ cho sự tăng trưởng về tổng tài sản nói trên là sự gia tăng của nợ phải trả. Giai đoạn 2016 – 2019, nợ phải trả của công ty tăng mạnh từ 178 tỷ đồng lên 855,5 tỷ đồng, tức tăng gần 5 lần!
Tài sản lớn nhưng doanh thu của công ty lại khá thấp và liên tục giảm, từ 27,7 tỷ đồng (2016) xuống chỉ còn 459 triệu đồng (2019). Hệ quả là từ có lãi – dù rất ít (32,6 triệu đồng năm 2016), công ty lỗ ròng liên tiếp trong 2 năm 2018 – 2019 với số lỗ lần lượt là -1,8 tỷ đồng và -6,6 tỷ đồng! Tính đến năm 2019, Handico 41 lỗ lũy kế tới 9 tỷ đồng.
Một doanh nghiệp khác trong hệ sinh thái An Thịnh Group là Công ty TNHH MTV Bất động sản Hasky Hòa Bình. Đây là doanh nghiệp được lập ra vào tháng 6/2019 để triển khai dự án hạ tầng khu đô thị sinh thái và dịch vụ Cửu Long (tên thương mại là Legacy Hill Lương Sơn (Hòa Bình). Doanh nghiệp này do ông Phạm Quốc Khánh làm người đại diện theo pháp luật.
Tính đến năm 2019, Hasky Hòa Bình có tổng tài sản 355,5 tỷ đồng, thế nhưng các khoản phải thu ngắn hạn lên tới 182 tỷ đồng và tồn kho đạt tới 172,4 tỷ đồng. Như vậy, hầu hết tài sản của công ty là các khoản phải thu và tồn kho!
Nợ phải trả của công ty là 236 tỷ đồng, đều là nợ ngắn hạn, riêng nợ vay chiếm tới 218,7 tỷ đồng. Trong khi đó, vốn chủ sở hữu chỉ đạt 119,5 tỷ đồng. Như vậy, hệ số nợ vay/vốn chủ sở hữu là 1,8 lần.
Năm 2019, Hasky Hòa Bình chưa phát sinh doanh thu nhưng đã ghi nhận khoản lỗ hơn 400 triệu đồng.
Ngoài dự án Legacy Hill Lương Sơn, An Thịnh cũng được biết tới là chủ của dự án khu đô thị sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp Đông Trường Sơn (cũng tại Hòa Bình). Trên lý thuyết, dự án này thuộc về liên danh gồm Công ty Cổ phần Đầu tư Reenco Hòa Bình, Công ty TNHH Xây dựng Thành Hưng và An Thịnh Urban. Tuy nhiên, tìm hiểu cho thấy cùng với An Thịnh Urban (đã nói ở phần trên), Reenco Hòa Bình và Xây dựng Thành Hưng cũng là các thành viên của hệ sinh thái An Thịnh Group.
Reenco Hòa Bình được thành lập tháng 6/2010, đại diện pháp luật bởi bà Nguyễn Thị Thanh Hương và Vũ Hoàng Phương.
Các cổ đông cá nhân của công ty này gồm có: Nguyễn Thị Thu Thủy 50%, Nguyễn Thị Mỹ Phúc 25,5%, Nguyễn Thế Mạnh 2%, Khuất Thị Thu 2,5%, Chu Thục Quyên 1,75%, Đào Văn Bình 0,85%, Lê Tiến Hải 2%, Đào Thị Hồng 2,5%, Đoàn Văn Hòa 0,83%, Đỗ Thị Định 2,5%, Vũ Mạnh Cường 1,25%, Lương Minh Phúc 0,83%.
Điểm đáng chú ý nhất trong bức tranh tài chính của Reenco Hòa Bình là sự tăng lên đột ngột của vốn chủ sở hữu, từ 7 tỷ đồng (2018) lên 196 tỷ đồng (2019).
Đối với Công ty Xây dựng Thành Hưng, doanh nghiệp này cũng do bà Nguyễn Thị Thanh Hương làm chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện theo pháp luật với tỷ lệ sở hữu 70%. Giám đốc là Nguyễn Duy Hà với tỷ lệ sở hữu 29,5%. 0,5% còn lại thuộc về cá nhân Vũ Mạnh Lan.
Giai đoạn 2016 – 2019, Thành Hưng ghi nhận sự tăng trưởng về tổng tài sản khi tăng một mạch từ 334 tỷ đồng lên 865 tỷ đồng.
Tuy nhiên, doanh thu của công ty lại giảm từ 104 tỷ đồng xuống còn 2,7 tỷ đồng. Lãi sau thuế cũng biến động mạnh, có năm lãi vài trăm triệu đồng (2016 lãi 789 triệu đồng, 2019 lãi 329 triệu đồng), có năm lại lỗ nặng hàng tỷ đồng (2018 lỗ 4,4 tỷ đồng).
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.