Hiện thực hóa giấc mơ đô thị hai bờ sông Hồng

Lệ Trần - Anh Hùng - 10/02/2024 10:57 (GMT+7)

(VNF) - Quy hoạch khu đô thị sông Hồng là bước khởi đầu cho chặng đường hiện thực hóa giấc mơ thành phố hai bên sông Hồng. Hà Nội sẽ quay mặt vào dòng sông để phát triển, thay vì “quay lưng” để phát triển về phía Tây.

VNF
Ảnh minh hoạ

Huyền tích về một dòng sông

Trong bộ sách “Tổng tập nghìn năm văn hiến Thăng Long” có trích rằng không ai biết sông Hồng hình thành từ đời nào. Từ Việt Trì, sông Hồng có thêm hai phụ lưu là sông Đà và sông Lô. Người Việt Nam biết ơn sông Hồng đã bồi đắp nên châu thổ sông Hồng. Có châu thổ sông Hồng mới có nền văn minh lúa nước sông Hồng.

Nhiều cứ liệu lịch sử cũng cho thấy, cuộc dời đô của Vua Lý Công Uẩn từ Hoa Lư ra thành Đại La cũng đi theo dòng sông Hồng. Đoàn thuyền bắt đầu từ dòng Sào Khê ra đến bến sông Hoàng Long, xuôi về ngã ba Gián Khẩu, ngược dòng theo sông Đáy đến sông Châu Giang. Qua sông Châu Giang, đoàn thuyền đi ngược sông Hồng để vào được sông Tô Lịch phía trước thành Đại La. Cuộc dời đô đó mở ra một thời kỳ mới phát triển cho Thăng Long - Hà Nội.

Khi Hà Nội trở thành kinh đô, ngoài vị trí là gương mặt, là đầu não điều khiển toàn bộ hoạt động của đất nước, nó còn là trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế. Nhưng trước hết là của tam giác châu thổ sông Hồng mà sự thông thương giữa Hà Nội - “thứ nhất kinh kỳ”, “thứ nhì Phố Hiến” (Hưng Yên) nhờ sông Hồng để từ đó tỏa ra xung quanh trở nên vô cùng nhộn nhịp, ấy là cảnh dòng sông trên bến dưới thuyền, san sát tàu thuyền ra vào bốc dỡ hàng hóa.

“Thời phồn thịnh thế kỷ XVII khi mở cửa giao lưu thương mại với các nước thì Hà Nội trở thành trung tâm sản xuất, đầu mối trung chuyển. Hàng ngàn năm nay, sông Hồng đã chảy thành một phần rất trọng yếu của lịch sử nước Việt, trong đó có một ngàn năm chảy thành lịch sử Hà Nội. Nó trở thành một phần xương thịt của những miền đất nó đi qua, của bao thế hệ, của mỗi con người từng gắn bó máu thịt với nó”, trích Tổng tập nghìn năm văn hiến Thăng Long.

TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Việt Nam, nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội, cho biết sông Hồng gắn liền với phát triển Hà Nội, là nơi hình thành điểm dân cư đầu tiên, nơi giao thương với các tỉnh lân cận, đồng thời là nơi hội tụ nhiều di tích văn hóa - lịch sử. Dọc 40km ven sông Hồng có tới gần 30 di tích lịch sử, nổi bật trong đó là di tích thờ Tản Viên Sơn Thánh; truyền thuyết thiên tình sử Chử Đồng Tử - Tiên Dung; truyền thuyết Lý Ông Trọng chém giải trừ họa cho dân; đền Ghềnh và sự tích về công chúa Ngọc Hân (ở Long Biên)…

Ngoài ra, dọc bờ sông Hồng còn xuất hiện nhiều làng nghề truyền thống từ hàng trăm năm nay như: làng giấy Yên Thái, làng đào Nhật Tân (Tây Hồ), làng gốm Bát Tràng (Gia Lâm)... Đối với làng gốm Bát Tràng, sông Hồng là nhân chứng cho sự hình thành và phát triển của làng. Không phải ngẫu nhiên người ta gọi sông Hồng là sông Mẹ. Sông Hồng không chỉ là con sông lớn, nuôi dưỡng cả vùng đồng bằng Bắc Bộ mà còn là con sông ẩn chứa rất nhiều yếu tố văn hóa gắn với những nơi nó đi qua, đặc biệt là Thăng Long - Hà Nội.

Cầu Nhật Tân

Kỳ vọng trục cảnh quan trung tâm

Là dòng chảy chính, sông Hồng từ xưa nay luôn là tâm điểm của những nghiên cứu, nằm trong quy hoạch phát triển chung của Hà Nội. Theo TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm, thời Pháp thuộc, qua các bản đồ quy hoạch giai đoạn 1920-1923 và 1943 đều đặt vấn đề về quy hoạch sông Hồng. Hay từ năm 1954 đến nay, Hà Nội đã có tới 7 lần điều chỉnh quy hoạch Thủ đô, đều đề cập đến quy hoạch sông Hồng.

Đặc biệt, sau quy hoạch năm 1998, lần đầu tiên thành phố Hà Nội quy hoạch vượt qua sông Hồng để phát triển đô thị trung tâm, đây là bước đột phá để hình thành quận Long Biên vào năm 2003, và sắp tới là hình thành thành phố phía Bắc. Đến năm 2008, sau khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chín, quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã xác định khu vực hai bên sông Hồng là trục không gian cảnh quan trung tâm của Thủ đô, nơi bố trí các công viên, công trình văn hóa, giải trí, tổ chức những sự kiện và năm 2012, thành phố đã phê duyệt nhiệm vụ thiết kế quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng.

Trước sức hấp dẫn đặc biệt của khu vực hai bên dòng sông, đã có nhiều tổ chức nghề nghiệp trong và người nước đến Hà Nội nghiên cứu, đề xuất ý tưởng quy hoạch phát triển với quy mô khác nhau… Chỉ tính riêng từ 1992 - 2008, đã có gần 20 dự án trong và ngoài nước (Ý, Trung Quốc, Mỹ, Singapore…) đề xuất xây bãi giữa và ven sông Hồng, trong đó có rất nhiều dự án đáng ghi nhận. Đơn cử, năm 1996, dự án Trấn sông Hồng được nhà đầu tư Singapore đề xuất xây dựng ngoài đê khu vực An Dương. Phía Singapore đã thiết kế một khu dân cư hiện đại với các cao ốc là một quần thể gồm nhà ở, văn phòng thương mại, khách sạn, khu vui chơi và sinh hoạt cộng đồng nhằm giúp Hà Nội có một tiểu khu như ở đảo quốc sư tử.

Năm 2005, Công ty Indochina Land (Hoa Kỳ) cũng đề xuất dự án khu đô thị khoa học tại đây. Đặc biệt không thể không kể đến 2 dự án quan trọng nhất. Một là dự án HAIDEP nằm trong chương trình phát triển tổng thể Thủ đô Hà Nội giữa Việt Nam - Nhật Bản (năm 2004) trong đó đề xuất khai thác phát huy hai bên sông Hồng. Hai là dự án thành phố bên sông do lãnh đạo thành phố Hà Nội và thị trưởng thành phố Seoul (Hàn Quốc) ký thỏa thuận hợp tác quy hoạch, cải tạo và phát triển hai bên bờ sông Hồng, đoạn qua Hà Nội (năm 2006). Theo đó, phía Hàn Quốc giúp Hà Nội xây dựng bản quy hoạch 2 bên sông Hồng. Cùng với đó là các đề xuất dự án của Ý, Trung Quốc cũng như các doanh nghiệp của Việt Nam về khai thác bãi giữa sông Hồng…

Tuy nhiên, những dự án này vẫn phải xếp vào ngăn kéo vì chưa có giải pháp cho hành lang thoát lũ. Theo ông Nghiêm, đặc trưng của sông Hồng là biến đổi thế sông, người Pháp cũng đã từng nghiên cứu, từ khi hình thành cho đến nay có 3 thế sông cơ bản, cứ khoảng 70-100 năm lại biến đổi 1 lần do tự nhiên. Do đó, phải đảm bảo thoát nước khi có lũ. Điển hình mùa lũ năm 1971, mực nước sông Hồng lên tới 13m, nước lên xấp xỉ mặt cầu Long Biên, toàn bộ khu dân cư ở bãi giữa dưới cầu Long Biên phải di dời hết.

Đại kế hoạch thành phố hai bên bờ sông

Vì các lý do khách quan, chủ quan phải 10 năm sau, tức tháng 3/2022, quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng tỷ lệ 1/5.000 (từ vị trí quy hoạch cầu Hồng Hà đến vị trí quy hoạch cầu Mễ Sở) mới được phê duyệt, định hình cho nhánh sông ngàn năm của thành phố. Quy hoạch này là bước khởi đầu cho chặng đường hiện thực hóa giấc mơ thành phố hai bên sông Hồng. Hà Nội sẽ quay mặt vào dòng sông để phát triển, thay vì “quay lưng” phát triển về phía Tây.

Trải dài 40km (từ vị trí dự kiến xây cầu Hồng Hà đến vị trí sẽ xây cầu Mễ Sở), phân khu quy hoạch có tổng diện tích 11.000ha; trong đó, sông Hồng chiếm 33% (3.600ha), đất bãi sông chiếm 50% (hơn 5.400ha). Phần diện tích còn lại gồm các làng xóm đã hình thành từ lâu, các khu phố ngoài đê cùng các công trình hạ tầng xã hội và kỹ thuật. Quy mô dân số tối đa dự kiến đạt mức 300.000 người vào năm 2030. Điểm nhấn quan trọng ở quy hoạch này là 3.000ha bãi giữa sông Hồng.

Ông Đào Ngọc Nghiêm cho rằng nếu khai thác tốt quỹ đất bãi giữa để phục vụ vui chơi, giải trí cộng đồng, không gian xanh lớn đó sẽ đáp ứng được nhu cầu của nhiều lứa tuổi. Chẳng hạn, các công viên vui chơi sẽ hướng đến các lứa tuổi mang chức năng tổng hợp. Các công viên cảm giác mạnh và không gian mở dành cho thanh thiếu niên. Nếu thực hiện tốt việc này, dọc sông Hồng sẽ tạo ra trục cảnh quan trung tâm của Hà Nội.

Theo KTS. Phạm Thanh Tùng, Chánh văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam, việc quy hoạch phân khu đô thị được phê duyệt không chỉ đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của hàng ngàn cư dân sinh sống tại khu vực sông Hồng mà còn là mong đợi của toàn người dân Thủ đô. “Việc hoàn thiện quy hoạch phân khu sẽ góp phần thúc đẩy quá trình điều chỉnh xây dựng thành phố cũng như phát triển Thủ đô trở nên văn minh, hiện đại, bền vững. Đặc biệt trong tình hình các khu vực trung tâm đang khan hiếm quỹ đất như hiện nay”, ông Tùng nói.

Tuy nhiên, ông cho rằng làm thế nào để có thể khai thác được quỹ đất hai bên bờ sông Hồng, tạo ra không gian xanh, vành đai xanh cho Thủ đô là vấn đề mà chúng ta cần tính tới bây giờ. Thực ra chiều dài sông Hồng chạy qua Hà Nội không nhiều, nhưng thượng nguồn sông nằm ở địa phận Trung Quốc có hơn 19 đập, do đó vấn đề phòng chống lũ đang trở thành rào cản với việc phát triển đô thị ven sông.

Theo ông Tùng, phải tìm ra kiến trúc để khi nào có nước thì kiến trúc đó mới tồn tại chứ không phải vì sợ thiên tai mà không xây dựng. Ông ví dụ khi xây dựng 2 con đường ở hai bên sông Hồng như 1 con đê thì phải tính đến khu vực hướng bờ sông chỉ làm cây xanh, khu vực công cộng, không gian xanh, vui chơi giải trí. Khi mùa nước thì đó là nơi thoát lũ. Còn bên trong có thể các nhà thấp tầng, nhà vườn, càng gần trung tâm thì cao tầng.

“Có thể nói, đô thị sông Hồng đã bị kìm hãm quá lâu. Đã đến lúc chúng ta đổi mới quyết liệt, không thể quay lưng vào dòng sông nữa”, vị kiến trúc sư nhấn mạnh và khẳng định bằng công nghệ mới, quy hoạch mới, chính sách mới sẽ giải quyết được vấn đề sử dụng quỹ đất, phát triển nhà ở. Đồng thời, cần sửa Luật Đê điều để có thể thúc đẩy phát triển, đô thị sông Hồng sẽ là mảnh đất sáng tạo cho các nhà đầu tư. “Đô thị ven sông Hồng sẽ thu hút những nhà đầu tư thông minh, có tầm nhìn lớn. Song nhà nước, Hà Nội phải dành nguồn lực ban đầu cho đô thị này, đô thị sông Hồng cho thấy sức hút mạnh mẽ hơn cả đô thị vệ tinh với 10 cây cầu được quy hoạch thêm”, ông nói thêm.

Theo thống kê của Sở Quy hoạch và Kiến trúc Hà Nội, có khoảng 243.670 người dân tương ứng trên 66.000 hộ nằm trong phạm vi quy hoạch hai bên bờ sông Hồng và là những đối tượng chính chịu ảnh hưởng trực tiếp từ quy hoạch này. Nhiều người dân bày tỏ ủng hộ chủ trương của thành phố và mong chờ một khu đô thị sớm được đầu tư xây dựng để cải thiện chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, người dân cũng mong muốn được thành phố đảm bảo quyền lợi cho người dân, sớm được hỗ trợ, tái định cư để lên bờ.

Giám đốc Sở Quy hoạch và Kiến trúc Hà Nội Nguyễn Trọng Kỳ Anh cho biết, theo quy hoạch, sông Hồng sẽ đi qua trung tâm thành phố, kết hợp với trục: Hồ Tây - Ba Vì, Hồ Tây - Cổ Loa, Nhật Tân - Nội Bài và trục phía nam Hà Nội, trở thành năm trục chính trong định hướng điều chỉnh quy hoạch. Cuối năm 2023, đầu năm 2024, cùng với tiến độ phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, thành phố sẽ đồng loạt triển khai các quy hoạch hai bên sông Hồng. Quá trình triển khai, các đơn vị chức năng sẽ lấy ý kiến các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư trước khi trình duyệt hồ sơ và báo cáo các cấp có thẩm quyền.

Cùng chuyên mục
Ba cửa hàng của Công ty C.P. ở Sóc Trăng bị phạt 105 triệu đồng

Ba cửa hàng của Công ty C.P. ở Sóc Trăng bị phạt 105 triệu đồng

11/06/25 20:19 (GMT+7)

(VNF) - Ba cửa hàng kinh doanh của Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam tại Sóc Trăng bị xử phạt vì giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã hết hiệu lực.

Vietnam Airlines ‘bắt tay’ ngân hàng ING thu xếp khoản tài trợ vốn 1,5 tỷ USD

Vietnam Airlines ‘bắt tay’ ngân hàng ING thu xếp khoản tài trợ vốn 1,5 tỷ USD

11/06/25 20:00 (GMT+7)

(VNF) - Vietnam Airlines và Ngân hàng ING đã ký Biên bản ghi nhớ về hợp tác tài chính, với quy mô tài trợ vốn lên tới 1,5 tỷ USD. Mối quan hệ mang tính bước ngoặt này sẽ phục vụ các dự án đầu tư trọng điểm, nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng mạng đường bay quốc tế của Vietnam Airlines trong giai đoạn tới.

Tập đoàn Hoa Sen tìm đối tác phát triển hệ thống Siêu thị Hoa Sen Home

Tập đoàn Hoa Sen tìm đối tác phát triển hệ thống Siêu thị Hoa Sen Home

11/06/25 09:49 (GMT+7)

(VNF) - Tập đoàn Hoa Sen đang mở rộng hệ thống Siêu thị Hoa Sen Home và tìm kiếm đối tác có năng lực để cùng phát triển.

Vụ Công ty Herbitech bị khởi tố và dấu hỏi trách nhiệm nhà phân phối Pharmacity

Vụ Công ty Herbitech bị khởi tố và dấu hỏi trách nhiệm nhà phân phối Pharmacity

11/06/25 09:00 (GMT+7)

(VNF) - Sau khi lãnh đạo Công ty Herbitech bị khởi tố với cáo buộc sản xuất thuốc giả, dư luận cũng đặt câu hỏi về trách nhiệm của hệ thống nhà thuốc Pharmacity – nơi phân phối một số sản phẩm của Herbitech.

Mỹ chi hơn 1,3 tỷ USD mua phương tiện vận tải và phụ tùng của Việt Nam

Mỹ chi hơn 1,3 tỷ USD mua phương tiện vận tải và phụ tùng của Việt Nam

10/06/25 16:15 (GMT+7)

(VNF) - Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu mặt hàng phương tiện vận tải và phụ tùng của Việt Nam trong tháng 5 đã thu về hơn 1,4 tỷ USD. Trong đó, Mỹ là nhà nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam ở mặt hàng này với kim ngạch đạt hơn 1,37 tỷ USD, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước.

Yến sào Đỗ Thị Toán Master Nest: KOC đẩy mạnh livestream, chất lượng gây tranh cãi

Yến sào Đỗ Thị Toán Master Nest: KOC đẩy mạnh livestream, chất lượng gây tranh cãi

10/06/25 14:30 (GMT+7)

(VNF) - Sản phẩm Tổ yến chưng đường phèn cao cấp mang thương hiệu Đỗ Thị Toán Master Nest đang khiến dư luận dấy lên những hoài nghi về tính trung thực, cũng như đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp này.

Giá vàng miếng SJC tăng nhẹ, 'trồi sụt' quanh mốc 118 triệu/lượng

Giá vàng miếng SJC tăng nhẹ, 'trồi sụt' quanh mốc 118 triệu/lượng

10/06/25 09:42 (GMT+7)

(VNF) - Giá vàng miếng và vàng nhẫn đồng loạt tăng nhẹ ở cả hai chiều mua vào - bán ra trong phiên sáng 10/6.

Việt Nam Suzuki ưu đãi cao nhất lên đến 80 triệu

Việt Nam Suzuki ưu đãi cao nhất lên đến 80 triệu

10/06/25 08:15 (GMT+7)

(VNF) - Tháng 6/2025, Việt Nam Suzuki bất ngờ tung ưu đãi “cực nóng” cho hai mẫu xe du lịch XL7 Hybrid và Jimny, với mức hỗ trợ 100% lệ phí trước bạ.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã tài trợ không hoàn lại 20.500 tỷ đồng cho VinFast

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã tài trợ không hoàn lại 20.500 tỷ đồng cho VinFast

09/06/25 20:12 (GMT+7)

(VNF) - Trong quý I/2025, hãng xe điện VinFast giao tổng cộng 36.330 ô tô điện, tăng 296% so với cùng kỳ năm 2024.

Giới đầu tư kỳ vọng vàng phục hồi: Cơ hội nào trong tuần biến động?

Giới đầu tư kỳ vọng vàng phục hồi: Cơ hội nào trong tuần biến động?

09/06/25 14:15 (GMT+7)

(VNF) - USD suy yếu, xung đột địa chính trị căng thẳng và thương chiến chưa có hồi kết tiếp tục hỗ trợ đà tăng của kim loại quý.

Giá vàng miếng 'bất động' đầu tuần

Giá vàng miếng 'bất động' đầu tuần

09/06/25 09:22 (GMT+7)

(VNF) - Giá vàng trong nước hôm nay (9/6) không có nhiều biến động, giá vàng miếng SJC được niêm yết ở mức 115,2 triệu đồng/lượng chiều mua vào và 117,2 triệu đồng/lượng chiều bán ra.

Haxaco Group: Bán xe MG lãi lớn, nửa đầu năm thu về 80 tỷ đồng

Haxaco Group: Bán xe MG lãi lớn, nửa đầu năm thu về 80 tỷ đồng

09/06/25 08:45 (GMT+7)

(VNF) - Tổng giám đốc Công ty PTM, công ty con trực thuộc Haxaco Group, cho biết ước tính lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2025 bán xe MG ước đạt khoảng 60-80 tỷ đồng.

Xe ga phân khối lớn: Yamaha và Honda, hai 'tay đua' Nhật trên thị trường Việt

Xe ga phân khối lớn: Yamaha và Honda, hai 'tay đua' Nhật trên thị trường Việt

09/06/25 08:00 (GMT+7)

(VNF) - Cuộc đua phân khúc xe tay ga cỡ lớn tại thị trường Việt Nam “nóng” lên khi Yamaha mở bán mẫu xe XMAX 300, định vị cạnh tranh trực tiếp với Honda SH350i.

Mỹ phẩm, thực phẩm chức năng: 'Mỏ vàng' béo bở của tội phạm làm hàng giả

Mỹ phẩm, thực phẩm chức năng: 'Mỏ vàng' béo bở của tội phạm làm hàng giả

08/06/25 12:00 (GMT+7)

(VNF) - Mỹ phẩm và thực phẩm chức năng là hai trong số những ngành hàng bị làm giả nhiều nhất hiện nay. Thực trạng này không chỉ gây thiệt hại lớn cho các doanh nghiệp chính hãng mà còn tiềm ẩn rủi ro nghiêm trọng đối với sức khỏe người tiêu dùng, đặc biệt trong bối cảnh thương mại điện tử phát triển mạnh và hành lang pháp lý vẫn còn nhiều lỗ hổng.

BMW 5-Series tăng giá sốc: Liệu có quá sức với khách Việt?

BMW 5-Series tăng giá sốc: Liệu có quá sức với khách Việt?

07/06/25 16:30 (GMT+7)

(VNF) - BMW 5-Series thế hệ mới mở bán với 3 phiên bản, giá dao động từ 2,589 đến 3,099 tỷ đồng. So với thế hệ cũ, giá xe tăng từ 520 đến 739 triệu đồng.

Phát triển du lịch Quảng Ninh: Phải đa dạng hoá sản phẩm

Phát triển du lịch Quảng Ninh: Phải đa dạng hoá sản phẩm

07/06/25 14:56 (GMT+7)

(VNF) - Theo đánh giá, trong việc phát triển du lịch, Quảng Ninh là địa phương có phong cảnh đẹp, hấp dẫn nhưng hiện nay một trong những điều mà du khách không hài lòng nhất là thiếu sản phẩm du lịch, bởi nhiều năm qua, vẫn chỉ có những sản phẩm cũ kỹ trong khi tiềm năng rất lớn.

Đánh thuế nước ngọt: Chưa chắc giảm béo phì, lo tăng thêm gánh nặng

Đánh thuế nước ngọt: Chưa chắc giảm béo phì, lo tăng thêm gánh nặng

07/06/25 10:45 (GMT+7)

(VNF) - Liên quan đến đề xuất đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường, nhiều quan điểm cho rằng với việc áp thuế đối với mặt hàng mới cần phải có lộ trình chuẩn bị dài hơi, nhất là trong bối cảnh doanh nghiệp đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và gánh nặng về thuế, phí.

Giá vàng SJC 'bốc hơi' cả triệu đồng mỗi lượng sau 1 đêm

Giá vàng SJC 'bốc hơi' cả triệu đồng mỗi lượng sau 1 đêm

07/06/25 10:01 (GMT+7)

(VNF) - Giá vàng miếng SJC giảm tới cả triệu đồng mỗi lượng khiến người mua vàng bị lỗ 3,1 triệu đồng một lượng chỉ sau một ngày. Giá vàng thế giới cũng lao dốc.

 Thủ phủ bánh kẹo La Phù bất ngờ ‘ngủ đông’ giữa mùa hè

Thủ phủ bánh kẹo La Phù bất ngờ ‘ngủ đông’ giữa mùa hè

07/06/25 10:00 (GMT+7)

(VNF) - “Thủ phủ bánh kẹo” La Phù (Hoài Đức, Hà Nội) từng tấp nập xe tải và bánh kẹo sặc sỡ bỗng chốc trở nên im ắng lạ thường. Nhiều cửa hàng đóng cửa im lìm, một số mở cửa nhưng vô cùng dè dặt.

Chạy đua doanh số, các hãng ô tô đồng loạt giảm giá

Chạy đua doanh số, các hãng ô tô đồng loạt giảm giá

07/06/25 08:00 (GMT+7)

(VNF) - Thị trường ô tô Việt đang có dấu hiệu chững lại khiến các hãng xe liên tục phải tung các chương trình khuyến mại, tặng lệ phí trước bạ, giảm giá bán để kích cầu người tiêu dùng.

Chuyến đi mơ ước 2025 lần thứ 4: Lan tỏa yêu thương, nâng bước tương lai

Chuyến đi mơ ước 2025 lần thứ 4: Lan tỏa yêu thương, nâng bước tương lai

06/06/25 17:23 (GMT+7)

(VNF) - Vietnam Airlines phối hợp cùng SpaceSpeakers Group, Meliá Danang Beach Resort, Hội Bảo trợ Phụ nữ và Trẻ em nghèo bất hạnh thành phố Đà Nẵng và Doanh nghiệp Xã hội Vietnam Children’s Fund tổ chức hoạt động “Chuyến đi mơ ước 2025 – Đôi cánh ước mơ” dành cho 80 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố.

NCSP và BIENDONG POC hoàn thành chiến dịch khảo sát đường ống biển 2025

NCSP và BIENDONG POC hoàn thành chiến dịch khảo sát đường ống biển 2025

06/06/25 16:55 (GMT+7)

(VNF) - Công ty Đường ống khí Nam Côn Sơn (NCSP) vừa hoàn thành công tác phối hợp cùng Công ty Điều hành Dầu khí Biển Đông (BIENDONG POC), triển khai thành công chiến dịch khảo sát định kỳ hệ thống đường ống và cấu kiện ngầm ngoài khơi. Đây là hoạt động định kỳ 2 năm/lần thuộc chương trình quản lý toàn vẹn đường ống, góp phần bảo đảm an toàn vận hành và duy trì tính ổn định hệ thống cấp khí của PV GAS.

‘Quản trị’ trong ‘ESG’: Chìa khóa vận hành bộ máy phát triển bền vững

‘Quản trị’ trong ‘ESG’: Chìa khóa vận hành bộ máy phát triển bền vững

06/06/25 15:48 (GMT+7)

(VNF) - G (Governance – Quản trị) trong ESG, tuy đứng cuối trong bộ ba tiêu chí nhưng lại chính là chìa khóa đảm bảo việc thực hiện các chiến lược về phát triển bền vững (PTBV) nói chung và giảm phát thải khí nhà kính, hướng đến Net Zero nói riêng tại các doanh nghiệp.

T&T Group thưởng hơn 1,2 tỷ đồng cho CLB Bóng bàn CAND - T&T

T&T Group thưởng hơn 1,2 tỷ đồng cho CLB Bóng bàn CAND - T&T

06/06/25 15:33 (GMT+7)

(VNF) - Với những thành tích xuất sắc tại Giải vô địch Bóng bàn quốc gia Báo Nhân Dân lần thứ 43 năm 2025, các huấn luyện viên (HLV) và vận động viên (VĐV) của CLB Bóng bàn CAND - T&T đã được Tập đoàn T&T Group vinh danh và trao thưởng với tổng số tiền lên tới 1,26 tỷ đồng.

Tin khác
Shopee sắp thu phí hạ tầng 3.000 đồng mỗi đơn hàng

Shopee sắp thu phí hạ tầng 3.000 đồng mỗi đơn hàng

(VNF) - Shopee thông báo áp dụng phí hạ tầng 3.000 đồng/đơn hàng từ 1/7/2025. Động thái của Shopee khiến người bán hàng bất ngờ và lo ngại.

Ba cửa hàng của Công ty C.P. ở Sóc Trăng bị phạt 105 triệu đồng

Ba cửa hàng của Công ty C.P. ở Sóc Trăng bị phạt 105 triệu đồng

Vietnam Airlines ‘bắt tay’ ngân hàng ING thu xếp khoản tài trợ vốn 1,5 tỷ USD

Vietnam Airlines ‘bắt tay’ ngân hàng ING thu xếp khoản tài trợ vốn 1,5 tỷ USD

Tập đoàn Hoa Sen tìm đối tác phát triển hệ thống Siêu thị Hoa Sen Home

Tập đoàn Hoa Sen tìm đối tác phát triển hệ thống Siêu thị Hoa Sen Home

Vụ Công ty Herbitech bị khởi tố và dấu hỏi trách nhiệm nhà phân phối Pharmacity

Vụ Công ty Herbitech bị khởi tố và dấu hỏi trách nhiệm nhà phân phối Pharmacity

Mỹ chi hơn 1,3 tỷ USD mua phương tiện vận tải và phụ tùng của Việt Nam

Mỹ chi hơn 1,3 tỷ USD mua phương tiện vận tải và phụ tùng của Việt Nam

Yến sào Đỗ Thị Toán Master Nest: KOC đẩy mạnh livestream, chất lượng gây tranh cãi

Yến sào Đỗ Thị Toán Master Nest: KOC đẩy mạnh livestream, chất lượng gây tranh cãi

Giá vàng miếng SJC tăng nhẹ, 'trồi sụt' quanh mốc 118 triệu/lượng

Giá vàng miếng SJC tăng nhẹ, 'trồi sụt' quanh mốc 118 triệu/lượng

Việt Nam Suzuki ưu đãi cao nhất lên đến 80 triệu

Việt Nam Suzuki ưu đãi cao nhất lên đến 80 triệu

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã tài trợ không hoàn lại 20.500 tỷ đồng cho VinFast

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã tài trợ không hoàn lại 20.500 tỷ đồng cho VinFast

Giới đầu tư kỳ vọng vàng phục hồi: Cơ hội nào trong tuần biến động?

Giới đầu tư kỳ vọng vàng phục hồi: Cơ hội nào trong tuần biến động?

Giá vàng miếng 'bất động' đầu tuần

Giá vàng miếng 'bất động' đầu tuần

Haxaco Group: Bán xe MG lãi lớn, nửa đầu năm thu về 80 tỷ đồng

Haxaco Group: Bán xe MG lãi lớn, nửa đầu năm thu về 80 tỷ đồng

Xe ga phân khối lớn: Yamaha và Honda, hai 'tay đua' Nhật trên thị trường Việt

Xe ga phân khối lớn: Yamaha và Honda, hai 'tay đua' Nhật trên thị trường Việt

Mỹ phẩm, thực phẩm chức năng: 'Mỏ vàng' béo bở của tội phạm làm hàng giả

Mỹ phẩm, thực phẩm chức năng: 'Mỏ vàng' béo bở của tội phạm làm hàng giả

BMW 5-Series tăng giá sốc: Liệu có quá sức với khách Việt?

BMW 5-Series tăng giá sốc: Liệu có quá sức với khách Việt?

Phát triển du lịch Quảng Ninh: Phải đa dạng hoá sản phẩm

Phát triển du lịch Quảng Ninh: Phải đa dạng hoá sản phẩm

Đánh thuế nước ngọt: Chưa chắc giảm béo phì, lo tăng thêm gánh nặng

Đánh thuế nước ngọt: Chưa chắc giảm béo phì, lo tăng thêm gánh nặng

Giá vàng SJC 'bốc hơi' cả triệu đồng mỗi lượng sau 1 đêm

Giá vàng SJC 'bốc hơi' cả triệu đồng mỗi lượng sau 1 đêm

 Thủ phủ bánh kẹo La Phù bất ngờ ‘ngủ đông’ giữa mùa hè

Thủ phủ bánh kẹo La Phù bất ngờ ‘ngủ đông’ giữa mùa hè

Chạy đua doanh số, các hãng ô tô đồng loạt giảm giá

Chạy đua doanh số, các hãng ô tô đồng loạt giảm giá

Chuyến đi mơ ước 2025 lần thứ 4: Lan tỏa yêu thương, nâng bước tương lai

Chuyến đi mơ ước 2025 lần thứ 4: Lan tỏa yêu thương, nâng bước tương lai

NCSP và BIENDONG POC hoàn thành chiến dịch khảo sát đường ống biển 2025

NCSP và BIENDONG POC hoàn thành chiến dịch khảo sát đường ống biển 2025

‘Quản trị’ trong ‘ESG’: Chìa khóa vận hành bộ máy phát triển bền vững

‘Quản trị’ trong ‘ESG’: Chìa khóa vận hành bộ máy phát triển bền vững

T&T Group thưởng hơn 1,2 tỷ đồng cho CLB Bóng bàn CAND - T&T

T&T Group thưởng hơn 1,2 tỷ đồng cho CLB Bóng bàn CAND - T&T