'Ngắm' khu đất xây tổ hợp thương mại, văn phòng của TAH Invest tại Tây Hồ Tây
(VNF) - Dự án tổ hợp thương mại và dịch vụ kết hợp văn phòng được triển khai trên lô đất B2-CC4 thuộc Khu đô thị Tây Hồ Tây dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2027.
Từ 4h sáng, đoàn cán bộ, nhân viên Công ty Tân Hiệp Phát đã bắt đầu xuất phát từ Bình Dương, vượt hàng trăm cây số để đưa nước ngọt đến với người dân hai tỉnh Bến Tre và Tiền Giang.
Trong chuyến đi này, Tập đoàn Tân Hiệp Phát phối hợp cùng báo Công an TP. HCM trao tặng gần 200.000 sản phẩm nước tinh khiết Number 1 và 620 khối nước ngọt cho bà con.
Bà Lê Thị Nở (73 tuổi, ngụ ấp 4, xã An Khánh) cho hay, từ tết Nguyên đán đến nay nguồn nước ở đây đã bị nhiễm mặn và không sử dụng được. Theo bà Nở, sau thời gian ngắn sử dụng nguồn nước mưa tích trữ được, gia đình bà phải sử dụng nguồn nước máy nhưng do nguồn nước này cũng bị lợ nên chỉ sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày, còn lại phải mua nước bình để sử dụng nấu ăn và uống.
“Con tôi đi làm xa nhưng việc nay có mai không, ba bà cháu ở nhà thì cũng khó khăn nên phải tằn tiện, nguồn nước uống hàng ngày cũng phải hạn chế tối đa”, bà Nở nói.
Bà Trần Thị Hiền (ngụ ấp 7, xã An Khánh) thì cho hay, gia đình bà có 2 em bé nên việc thiếu nước ngọt thời gian qua rất khó khăn.
Theo bà Hiền, mỗi ngày gia đình bà phải đổi nước bình để tắm rửa cho hai bé bởi tắm nước máy (nhiễm lợ) thì da bé sẽ mẩn đỏ, ngứa ngáy. “Mỗi ngày để ăn uống, tắm cho bé thì gia đình phải đổi 2-3 bình nước. Thu nhập của gia đình hạn chế nên khoản chi mỗi ngày cho nguồn nước này cũng là gánh nặng”, bà Hiền nói.
Còn ông Cao Văn Hoa (65 tuổi) chia sẻ, gia đình ông chỉ có 2 vợ chồng nương tựa nhau, thời gian qua thiếu nguồn nước ngọt, cộng thêm việc tuổi đã già không có việc làm nên nhiều khi phải đánh liều sử dụng nguồn nước máy đã bị nhiễm lợ để ăn uống.
“Nhiều bữa bị đau bụng, tiêu chảy do sử dụng nước lợ nấu nướng, chúng tôi rất mong sớm vượt qua giai đoạn khó khăn này”, ông Hoa nói và cho biết ông cùng bà con rất vui khi được tặng nước sạch.
Ông Cao Công Thức, Chủ tịch Uỷ ban MTTQVN huyện Ba Tri cho hay, năm nay các cấp ủy chính quyền tỉnh Bến Tre đã chủ động chống hạn mặn ngay từ đầu nên nhìn chung công tác “sống chung” với hạn mặn của người dân cũng không nhiều khó khăn như những năm trước. Tuy nhiên, việc đầu tư các công trình khép kín ngăn mặn cũng chưa hoàn chỉnh do cần nguồn vốn rất lớn.
“Tới đây quyết tâm rất lớn của tỉnh là sẽ đầu tư khép kín các công trình hạn mặn nên thời gian tới tình hình hạn mặn sẽ ổn hơn”, ông Thức kỳ vọng.
Cũng theo ông Thức, đợt nhận nước ngọt từ Công ty Tân Hiệp Phát lần này là lần nhận nước lớn nhất trong năm nay. “Chúng tôi sẽ tổ chức cho bà con nhận hết mọi giọt nước để sử dụng, không để lãng phí một chút nào”, ông Thức nói thêm.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bến Tre, mùa khô năm 2023-2024 trên địa bàn tỉnh Bến Tre bị xâm nhập mặn sớm, sâu và kéo dài hơn so với trung bình nhiều năm, ở mức xấp xỉ mùa khô năm 2015-2016.
Cụ thể, tình hình xâm nhập mặn tăng cao và đạt đỉnh trên các sông chính trong tháng 3. Độ mặn 4‰ xâm nhập cách các cửa sông chính khoảng 55-69 km; độ mặn 1‰ xâm nhập cách các cửa sông chính khoảng 70-79 km.
Ông Phan Văn Lộc - Chủ tịch UBMTTQVN huyện Châu Thành, Bến Tre bày tỏ: Trong thời gian qua, người dân trên địa bàn huyện gặp nhiều trở ngại do hạn hán và xâm nhập mặn kéo dài. Được sự đồng hành chia sẻ của Tập đoàn Tân Hiệp Phát hỗ trợ nước ngọt cho bà con các xã An Khánh, Quới Sơn, Hữu Định, An Phước, Phước Thạnh, thay mặt chính quyền địa phương, tôi trân trọng cảm ơn tình cảm quý báu này.
“Mong rằng trong thời gian tới, bà con nơi đây sẽ tiếp tục nhận được sự đồng hành giúp đỡ của các nhà hảo tâm như Công ty Tân Hiệp Phát để có thể vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống”, ông Lộc nói.
Ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Công ty Tân Hiệp Phát cho biết, trước tình hình hạn hán và xâm nhập mặn kéo dài khiến cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày của người dân ở các tỉnh miền Tây đảo lộn vì thiếu nước. Công ty Tân hiệp Phát đã chung sức cùng Báo Công an TPHCM và các cơ quan chính quyền địa phương để đưa những chuyến xe nước ngọt về 2 tỉnh Bến Tre, Tiền Giang.
“Mong rằng hoạt động này phần nào giúp bà con khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống. Tôi rất xúc động khi thấy bà con đi từ rất sớm đem thùng, can nhựa để chờ nhận nước, nhiều cô chú đã bày tỏ sự vui mừng hạnh phúc khi đón những giọt nước quý báu giữa mùa hạn mặn", ông Hưng nói.
“Là tỉnh cuối nguồn của dòng Cửu Long, trong đó có 4 nhánh sông và 3 tuyến cù lao, hằng năm, Bến Tre chịu rất nhiều ảnh hưởng của hạn mặn, sạt lở. Hiện tỉnh còn một số hệ thống cống lớn chưa được đầu tư, nên còn bị ảnh hưởng nhiều của hạn mặn. Tỉnh cũng đã có nhiều giải pháp cụ thể để ứng phó với hạn mặn”, đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bến Tre, thông tin.
(VNF) - Dự án tổ hợp thương mại và dịch vụ kết hợp văn phòng được triển khai trên lô đất B2-CC4 thuộc Khu đô thị Tây Hồ Tây dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2027.