Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Văn bản nêu trên của Hiệp hội Nhựa Việt Nam nhằm góp ý sửa đổi danh mục nhập khẩu phế liệu (tại Quyết định 73/2014 của Thủ tướng) và QCVN 32, theo đề nghị của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại cuộc họp hôm 23/8.
Theo Hiệp hội Nhựa Việt Nam, ngành nhựa là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất hiện nay. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của ngành gắn chặt với lượng nguyên liệu nhập khẩu. Trong 10 năm qua, để có mức tăng trưởng 15 – 20%/năm, ngành nhựa phải nhập tới 80% nguyên liệu.
Hiệp hội dự kiến đến năm 2023, ngành nhựa cần khoảng 10 tấn nguyên liệu nhựa, nhưng trong số đó, Việt Nam chỉ tự sản xuất được 2,6 triệu tấn. 7,4 triệu tấn còn lại phải nhập từ nước ngoài. Do đó, giải pháp phù hợp và hiệu quả nhất là bù đắp một phần bằng nguyên liệu nhựa tái sinh.
Thực tế trong giai đoạn 2013 – 2017, ngành nhựa Việt Nam đã nhập nhựa phế liệu trung bình 91.400 tấn/năm, đứng thứ 4/10 nước ASEAN.
Theo Hiệp hội Nhựa Việt Nam, việc nhập khẩu nhựa phế liệu làm nguyên liệu sản xuất là cần thiết và hiệu quả.
Cụ thể, xét về giá thành, giá thành phẩm nguyên liệu nhựa tái sinh sau khi được nhập khẩu để tái chế luôn có mức chi phí thấp hơn hạt nhựa nguyên sinh cùng loại, từ 25% – 40%.
Và trong cơ cấu giá thành của hầu hết sản phẩm nhựa thì chi phí nguyên liệu chiếm tỷ trọng từ 60% - 70%. Như vậy, chi phí nguyên liệu nhựa giảm xuống bao nhiêu sẽ kéo giá thành sản phẩm giảm xuống bấy nhiêu.
Mặt khác, do yêu cầu bảo vệ môi trường, các hãng lớn đều yêu cầu sản phẩm nhựa bán cho họ phải có tỷ lệ pha trộn 30 – 50% hạt nhựa tái sinh. Việc thiếu phế liệu nhựa làm các doanh nghiệp hiện nay mất rất nhiều đơn hàng xuất khẩu.
Hiện, lượng hạt nhựa nguyên sinh nhập khẩu của Việt Nam đạt 5 triệu tấn/năm. Nếu tính tỷ lệ pha trộn hạt nhựa tái sinh ở mức 30% thì Việt Nam cần 1,5 triệu tấn. Như vậy đến năm 2023, để có 10 triệu tấn nhựa thì số nguyên liệu nhựa phế liệu cần nhập là 3 triệu tấn.
Điều đáng nói, nhựa phế liệu thu gom trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu thực tế hiện nay của ngành do tính không đồng đều về số lượng, chất lượng. Trong khi đó, nhựa phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài đều được phân loại riêng với chất lượng tốt, số lượng lớn, đảm bảo sản xuất hàng loạt với công suất cao.
Với các phân tích như trên, Hiệp hội Nhựa Việt Nam đề xuất sửa đổi một số nội dung của danh mục nhập khẩu phế liệu nhựa tại Quyết định 73/2014 và QCVN 32.
Cụ thể, với danh mục nhập khẩu phế liệu nhựa, hiệp hội kiến nghị bổ sung các mặt hàng: phế liệu và mẫu vụn của plastic (nhựa) từ polyme propylene (PP) dạng xốp, không cứng; phế liệu và mẫu vụn của plastic (nhựa) từ polyme propylene (PP) loại khác; phế liệu và mẫu vụn của plastic (nhựa) từ polyme terephtalete (PET) dạng xốp, không cứng; phế liệu và mẫu vụn của plastic (nhựa) từ polyme terephtalete (PET) loại khác; phế liệu và mẫu vụn từ plastic (nhựa) khác; loại bỏ một số loại nhựa có nguồn gốc sinh hoạt như chai đựng thực phẩm, hóa chất, bao bì đóng gói thực phẩm.
Với QCVN, hiệp hội kiến nghị xóa bỏ điều 2.13; sửa đổi điều 2.1.4 theo hướng bỏ cụm từ “làm sạch để”; sửa điều 2.2.2; sửa điều 2.2.3; đề nghị tạp chất cho phép lẫn trong các lô hàng không vượt quá 5% và đáp ứng yêu cầu quy định tại mục 2.4 của Quy chuẩn.
Ngoài kiến nghị sửa đổi danh mục và QCVN 32 như trên, Hiệp hội Nhựa Việt Nam còn đề xuất Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định về việc thành lập quỹ “Tái sinh môi trường” do các doanh nghiệp tham gia hoạt động tái chế phế liệu đóng góp. Các tính phí từ mức 50.000 – 100.000 đồng/tấn nguyên liệu tính theo số lượng nhập khẩu của doanh nghiệp. Dự kiến, quỹ này sẽ thu được từ 500 – 1000 tỷ đồng/năm.
Theo hiệp hội, quỹ này sẽ được sử dụng cho việc xây dựng các nhà máy xử lý nước hải cho các làng nghề tái chế, tuyên truyền va hỗ trợ phân loại rác thải tại nguồn, tiêu hủy các lô hàng phế liệu nhập khẩu không đủ tiêu chuẩn, thanh tra việc chấp hành pháp luật về môi trường trong các nhà máy tái chế.
Bên cạnh đề xuất trên, Hiệp hội Nhựa Việt Nam cũng kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường buộc các nhà máy sản xuất hạt nhựa tái sinh mới phải vào cụm công nghiệp hoặc khu công nghiệp.
Đồng thời ban hành cơ chế xây dựng hình thành 3 khu công nghiệp Bắc Trung Nam chuyên tái chế phế liệu nhựa, có tên gọi “Khu công nghiệp nghiên cứu khoa học và sản xuất nhựa tái sinh”…
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.