Huế đặt ra 13 chỉ tiêu trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025
Nhuệ Lộc -
12/11/2021 18:25 (GMT+7)
(VNF) - UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành Kế hoạch số 348/KH-UBND, phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025. Trong đó, tỉnh này đặt ra 13 chỉ tiêu trọng tâm.
Theo đó, để phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới, tỉnh này đã đề ra kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025. Trong đó, tỉnh này đề ra 13 chỉ tiêu chủ yếu.
Cụ thể, tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân/năm từ 7,5 - 8,5%; GRDP bình quân đầu người đến năm 2025 đạt 3.500 - 4.000 USD; Cơ cấu kinh tế đến năm 2025: dịch vụ chiếm 53 - 54%; công nghiệp và xây dựng chiếm 31 - 32%; nông nghiệp chiếm từ 7 - 9% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm từ 6 - 7%; Vốn đầu tư toàn xã hội tăng bình quân chiếm 12%/năm; Thu ngân sách nhà nước tăng bình quân 12 - 13%/năm; phấn đấu cân bằng ngân sách vào năm 2025; Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 10 - 12%/năm;
Bên cạnh đó, tỉ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2025 từ 70 - 75%; Có 13 - 14 bác sĩ/vạn dân và 58 - 60 giường bệnh/vạn dân; tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều đến năm 2025 còn 2 - 2,2% (tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số mỗi năm giảm trên 3%); tỉ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới đến năm 2025 là 87% (trong đó, 20% đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao); tỉ lệ dân số sử dụng nước sạch đến năm 2025 đạt 100%; tỉ lệ khu công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đến năm 2025 là 100%; và cuối cùng, tỉ lệ che phủ rừng đạt 56 - 57%.
Cùng với đó là 6 chương trình trọng điểm gồm: Chương trình phát triển đô thị (bao gồm Chương trình di dời dân cư giải phóng mặt bằng khu vực I Kinh thành Huế); Chương trình phát triển hạ tầng kinh tế - kỹ thuật và phát triển công nghiệp; Chương trình phát triển văn hóa, du lịch - dịch vụ;
Chương trình cải cách hành chính hoàn thiện chính quyền điện tử, triển khai chuyển đổi số và dịch vụ đô thị thông minh; Chương trình phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; Chương trình xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Để thực hiện các mục tiêu trên, tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã đề ra một số nhiệm vụ và giải pháp. Trong đó tập trung thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch Covid-19, bảo đảm sức khoẻ, tính mạng của người dân là trên hết và bảo đảm an sinh xã hội phục hồi phát triển kinh tế - xã hội.
Tỉnh này cũng đang tiếp tục hoàn hoàn thiện thể chế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; xây dựng và triển khai cơ chế chính sách phát triển ngành lĩnh vực đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững;
Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, tăng cường sức chống chịu của nền kinh tế;
Phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển đô thị. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; thúc đẩy chuyển đổi số...
(VNF) - Chưa bao giờ chợ trung tâm Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) lại rơi vào cảnh đìu hiu như hiện nay. Hàng loạt kiot tại các chợ lớn đóng cửa, khách vào chợ lèo tèo, người bán hàng phần lớn ngồi chơi smart phone