'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
VCCI đánh giá trong 5 năm qua, Quảng Ninh đã tập trung cải cách hành chính qua việc vận hành mô hình trung tâm hành chính công và thành lập Ban xúc tiến & hỗ trợ đầu tư, từ đó rút ngắn thời gian, giảm thiểu chi phí cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp.
Hiệu quả cải cách hành chính về tổng thể, được đo lường qua chỉ số thành phần chi phí thời gian, cũng cho thấy những đánh giá tích cực từ phía cộng đồng doanh nghiệp về Quảng Ninh qua một loạt các tiêu chí cụ thể: cán bộ giải quyết công việc hiệu quả (75%), có thái độ thân thiện (70%) và thời gian thực hiện các thủ tục rút ngắn hơn so với quy định (76%).
"Đáng chú ý, năm 2017, Quảng Ninh trở thành tỉnh tiên phong trong việc tận dụng sức mạnh của mạng xã hội khi lập trang fanpage DDCI Quảng Ninh trên mạng Facebook. Sáng kiến này giúp tỉnh sớm nắm bắt và giải quyết kịp thời các vướng mắc của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính ngay từ cấp cơ sở, trước khi chúng dồn tụ thành bức xúc và lan rộng", VCCI nhận xét.
Cũng theo báo cáo của VCCI, sau Quảng Ninh, những địa phương trong top 10 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất của năm 2017 lần lượt gồm: Đà Nẵng (70,1 điểm), Đồng Tháp (68,8 điểm), Long An (66,7 điểm), Bến Tre (66,7 điểm), Vĩnh Long (66,1 điểm), Quảng Nam (65,4 điểm), TP. HCM (65,2 điểm), Hải Phòng (65,2 điểm), Cần Thơ (65,1 điểm).
Các địa phương nằm trong nhóm xếp hạng cao còn có Lào Cai, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bình Dương, Thái Nguyên, Bà Rịa- Vũng Tàu, Bắc Ninh…
Trong khi đó, top 5 địa phương đứng cuối bảng đó là: Bắc Kạn (58,82 điểm); Lai Châu (58,82 điểm); Kon Tum (58,53 điểm); Bình Phước (56,70 điểm); Đắk Nông (55,12 điểm).
Theo VCCI, điều tra PCI năm 2017 cho thấy một tâm lý lạc quan của các doanh nghiệp về triển vọng kinh doanh. 52% doanh nghiệp dân doanh cho biết sẽ mở rộng quy mô kinh doanh trong 2 năm tới, mức cao nhất kể từ năm 2011 trở lại đây.
Tỷ lệ doanh nghiệp dân doanh có kế hoạch giảm quy mô hoặc đóng cửa là rất thấp, chỉ ở mức 8%. Cảm nhận tích cực về triển vọng phát triển còn rõ rệt ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) khi có tới 60% doanh nghiệp FDI cho biết có kế hoạch tăng quy mô kinh doanh tại Việt Nam, mức cao nhất từ năm 2011.
Điều tra PCI 2017 cũng ghi nhận sự cải thiện chất lượng điều hành rất ấn tượng của chính quyền địa phương trên cả nước. So với những năm trước, các chính quyền đã giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp. Chi phí không chính thức có xu hướng được cải thiện tích cực, môi trường kinh doanh bình đẳng hơn, chất lượng giải quyết các thủ tục hành chính đang có nhiều chuyển biến tích cực.
Bên cạnh đó, điều tra PCI 207 cho thấy các doanh nghiệp FDI đánh giá môi trường kinh doanh tại Việt Nam tích cực hơn. Thời gian cần thiết để hoàn tất các thủ tục cấp phép đầu tư đã cải thiện đáng kể. Những gánh nặng thủ tục giai đoạn hậu đăng ký đối với doanh nghiệp FDI đã giảm bớt so với năm trước đó.
Đánh giá về chỉ số PCI năm 2017, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc nhận định cải thiện tích cực là xu hướng chủ đạo trong môi trường kinh doanh của Việt Nam năm vừa qua.
"Các địa phương đang tích cực vào cuộc, thực hiện các chỉ đạo của Thủ tướng, chủ động áp dụng thực tiễn, kinh nghiệm tốt của những tỉnh dẫn đầu trong cải cách thủ tục hành chính nhằm cải thiện môi trường kinh doanh của mình. Nhiều chính sách, chỉ đạo quan trọng của Chính phủ như loạt Nghị quyết 19, Nghị quyết 35, Chỉ thị 20 đang phát huy hiệu quả tích cực trên thực tế", ông Lộc nói.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.