'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Lãi vay lên tận 14%
Gần đây, lãi suất huy động liên tục được đẩy lên cao. Nhiều nhà băng đã đưa lãi suất huy động lên vùng 8-9%/năm. Thậm chí, một số ngân hàng đã nâng lãi suất tiết kiệm lên trên 9%/năm. Lãi suất huy động tăng nhanh khiến lãi suất cho vay tăng vọt.
So với đầu năm, lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp không thuộc lĩnh vực ưu tiên tại nhiều ngân hàng thương mại đã tăng 1-2%/năm, lãi suất cho vay cá nhân tăng tới 2-4%/năm. Mặt bằng lãi suất cho vay cá nhân hiện dao động quanh mức 13-14%/năm và lãi suất cho vay doanh nghiệp ở mức 9-10%/năm.
Hiện nay, lãi suất cho vay mua nhà, mua xe xoay quanh mức 12,5-15%/năm. Lãi suất với các khoản vay tiêu dùng hiện cũng lên tới 12-15%/năm, tùy từng ngân hàng. Còn lãi suất phục vụ sản xuất, kinh doanh cũng đã tăng lên đáng kể nhưng thấp hơn lãi vay tiêu dùng, trong khoảng 8-12%/năm tùy từng nhóm khách hàng và mục tiêu vay vốn.
Lý giải đà tăng mạnh của lãi suất cho vay, giới phân tích cho rằng mặt bằng lãi suất cho vay những năm trước đã giảm xuống mức thấp và giờ đang tăng trở lại do cầu tín dụng gia tăng và lãi suất huy động ngày càng tăng lên.
Nhiều chuyên gia cho biết thời gian tới, lãi suất cho vay khó hạ nhiệt. Lãi suất cho vay sẽ phụ thuộc nhiều vào thanh khoản, đặc biệt là diễn biến giải ngân đầu tư công. Thị trường trái phiếu vẫn ghi nhận mức phát hành thấp trong khi giải ngân đầu tư công chậm khiến thị trường khan tiền, nhu cầu vốn tăng, áp lực lên lãi suất cho vay.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng mới đây cho hay việc giảm lãi suất vay theo chỉ đạo của Quốc hội trong thời gian tới gặp nhiều khó khăn, thách thức trước diễn biến lạm phát, tỷ giá và định hướng thắt chặt tiền tệ của các ngân hàng trung ương trên thế giới.
Trong khi đó, chuyên gia tài chính - ngân hàng Cấn Văn Lực cho hay, lãi suất cho vay đang chịu áp lực tăng khi lãi suất trên thị trường thế giới và đầu vào của các ngân hàng thương mại cũng gia tăng. Song mức tăng của lãi suất cho vay sẽ không quá mạnh để phục vụ mục tiêu phục hồi kinh tế.
Còn Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) nhận định, thời gian tới, lãi suất huy động sẽ tăng ít nhất 1,0%. Mặt bằng lãi suất cho vay cũng tăng nhưng thấp hơn mức tăng của lãi huy động, trong khoảng 0,4-0,7%.
Vay vốn không dễ
Lãi suất tăng mạnh nhưng việc vay vốn lại không dễ. Nhân viên tín dụng một số ngân hàng cho biết, hiện nay, lãi suất vừa cao lại vừa khó vay bởi "room" tín dụng hạn hẹp, một số ngân hàng thậm chí đã cạn dư địa cho vay, muốn giải ngân phải chờ thu hồi nợ. Nhiều ngân hàng hiện áp chính sách "bia kèm lạc", tức muốn được giải ngân phải mua kèm bảo hiểm nhân thọ.
Vào các năm trước, cuối năm luôn là thời điểm các nhà băng rầm rộ tung ra các chương trình ưu đãi lãi suất cho vay mua nhà, mua xe. Nhưng năm nay, các ngân hàng thương mại cũng không còn các gói tín dụng ưu đãi như trước đây.
Một số nhà băng đã dừng chương trình ưu đãi lãi suất năm đầu. Đơn cử, tại TPBank, khách vay mua xe phải chịu lãi suất thả nổi ngay từ năm đầu tiên, ở mức 13,3%/năm.
Hiện nay, nhiều ngân hàng hạn chế cấp vốn vào lĩnh vực bất động sản, đặc biệt là các dự án bất động sản trung và cao cấp. Cuối năm, nhiều nhà băng này cũng dừng các chương trình cho vay cá nhân mua xe. Do đó, việc vay ngân hàng để mua nhà, mua xe với nhiều người thêm khó khăn.
Bên cạnh nỗi lo làm sao để vay được tiền thì vấn đề xoay xở trả nợ ngân hàng khi lãi suất cho vay ngày càng tăng cao cũng khiến nhiều người mất ăn mất ngủ.
Các ngân hàng thường áp dụng lãi suất ưu đãi trong thời gian nhất định, thường từ 3-12 tháng vay đầu tiên. Hết thời gian ưu đãi, các ngân hàng sẽ áp dụng lãi suất ấn định ở mức cao hoặc thả nổi theo lãi suất thị trường. Trong đó, lãi suất thả nổi thường bằng lãi suất huy động kỳ hạn 12 hoặc 13 tháng cộng với biên độ lãi suất khoảng 3-5%/năm hoặc bằng lãi suất cơ sở được ngân hàng công bố cộng với biên độ lãi suất 3-5% tùy từng ngân hàng. Điều này khiến lãi suất cho vay sau thời gian ưu đãi có thể tăng lên mức cao.
Hiện lãi suất ưu đãi cho khoản vay mới dành cho khách hàng cá nhân đã tăng từ 8-9% lên mức tối thiểu 11,5%/năm tại nhóm ngân hàng tư nhân và khoảng 10% tại khối ngân hàng vốn nhà nước.
Không chỉ lãi suất vay mới tăng, gần đây, nhiều khách hàng có các khoản vay cũ cũng nhận được thông báo của ngân hàng về việc tăng lãi suất.
Anh Thanh (Hà Nam) vừa nhận được thông báo lãi suất khoản vay mua nhà tăng từ 8,5%/năm lên gần 14%/năm. Anh đang rất lo lắng với việc lãi suất tăng cao đột ngột như vậy.
Tương tự, chị Hà (Hà Nội) đang đau đầu lo tiền trả nợ ngân hàng. Năm ngoái, chị Hà chỉ phải trả lãi 7%/năm. Nhưng tháng 9 vừa rồi, ngân hàng thông báo tăng lãi suất lên tới 12,2%/năm. Với khoản vay 500 triệu đồng, mỗi tháng, chị sẽ trả thêm tiền lãi cả triệu đồng.
Không riêng khoản vay cá nhân, nhiều doanh nghiệp cũng đang chật vật trả lãi ngân hàng. Giám đốc một doanh nghiệp vận tải ở Hà Nội cho biết, công ty ông vay ngân hàng hơn 1.000 tỷ đồng, lãi suất hiện nay đã tăng khoảng 2,5% so với đầu năm. Như vậy, mỗi năm, công ty ông phải trả thêm khoản tiền lãi khoảng 30 tỷ đồng so với trước.
Nhiều người đành phải ngậm ngùi gác kế hoạch mua nhà, tiếp tục ở nhà thuê vì lãi suất vay mua nhà ngày càng tăng cao.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.