Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Ông Trịnh Bằng Có, Phó chủ tịch Hiệp hội Du lịch TP. Đà Nẵng, cho hay hiện doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp du lịch Đà Nẵng nói riêng đang rất khó khăn. Theo Tổng Cục thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2023, có khoảng 51.400 doanh nghiệp ngừng hoạt động. Một trong những nguyên nhân chính là do không chịu nổi lãi vay ngân hàng và không có tiền đáo hạn dẫn đến quá hạn, không thể vay được phải ngừng hoạt động.
Riêng Đà Nẵng, hiện nay có hơn 100 khách sạn từ 1-5 sao đang rao bán. Trong đó, trên đường Võ Nguyên Giáp có 12 khách sạn (từ 2 -5 sao), giá thấp nhất từ 35 tỷ đồng, cao nhất là 1.100 tỷ; đường Bạch Đằng có 5 khách sạn (từ 2 -5 sao), giá bán thấp nhất từ 55 tỷ, cao nhất là 165 tỷ … Chủ khách sạn không rao bán công khai mà qua các trung tâm môi giới.
Ông Có cho biết thêm, sau đại dịch, du lịch là ngành phục hồi rất chậm, hiện nhiều khách sạn ở Đà Nẵng vẫn còn đóng cửa. Không có khách, không có nguồn thu nên các khách sạn không có tiền để sửa chữa cơ sở vật chất, giường tủ để mốc meo.
“Mở cửa tăng mức lỗ, đóng cửa giảm mức lỗ, bài toán cực kỳ khó”, ông Có nói và cho rằng cần có sự kết nối giữa ngân hàng và doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn.
Theo ông Có, chính sách hạ lãi suất chỉ phù hợp với doanh nghiệp kinh doanh, phục hồi tốt. Còn đối với doanh nghiệp du lịch, kinh doanh khách sạn, việc được giãn nợ quan trọng hơn, giúp doanh nghiệp không phải vay ngoài với lãi suất cao để đáo hạn.
“Bây giờ nhiều khách sạn chỉ có bảo vệ, lễ tân đứng và lãnh đạo chuyên vay tiền để trả nợ tiền ngân hàng. Thời Covid-19, ngân hàng hoạt động, khách sạn đóng cửa thì giám đốc vẫn phải trực ở đó thay cho bảo vệ và lễ tân để làm thủ tục chạy tiền trả nợ”, ông Có nói và kiến nghị được giãn nợ để doanh nghiệp không vay bên ngoài với lãi suất cao. Giãn nợ thì ngân hàng vẫn giữ nguyên lợi ích, doanh nghiệp vẫn phải trả nợ nhưng không phải chạy đôn chạy đáo để đáo hạn.
Ông Có cho rằng với lãi suất của ngân hàng cứ đội dần lên, đương nhiên doanh nghiệp sẽ phá sản. Khi phá sản, chắc chắn ngân hàng thiệt nhiều hơn doanh nghiệp.
“Khi tuyên bố phá sản đóng cửa khoanh nợ giao cho ngân hàng nhưng ngân hàng phát mãi không được. Hiện nay, rất nhiều ngân hàng phát mãi không được”, ông Có nói.
Ông Nguyễn Trọng Hiếu, Phó chủ tịch Hội doanh nhân trẻ TP. Đà Nẵng, cũng cho hay nhiều doanh nghiệp trước đây kinh doanh tốt nhưng qua đại dịch gặp không ít khó khăn. Một số doanh nghiệp phải vay tiền từ cán bộ nhân viên. Tuy nhiên, không phải đơn vị nào cũng làm được điều này. Vì vậy, ngân hàng cần có giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn.
Ông Hiếu cũng cho rằng, các ngân hàng thương mại phải thông tin rõ ràng, đơn giản để người đi vay năm rõ. Ví dụ như về lãi suất, chính sách ưu đãi, thậm chí như vấn đề mua bảo hiểm.
“Có một doanh nghiệp phản ánh vừa rồi vay 2 ngân hàng, thời gian 6 tháng. Một ngân hàng ổn định lãi suất 6 tháng, nếu vay mới thì áp dụng lãi suất mới. Trong khi đó một ngân hàng khác, 2 tháng là điều chỉnh lãi suất. Rõ ràng, trong hợp đồng vay cũng có cái này nhưng người vay không để ý, vì vậy việc truyền thông phải rõ ràng”, ông Hiếu nói.
Theo ông Hiếu, năm 2022, doanh nghiệp hết sức khó khăn nhưng ngân hàng lãi suất rất cao, có nhiều ngân hàng tăng 70%. Đối với ngân hàng, ông cho rằng nên chăng cần có sự chia sẻ, tiết giảm về chi phí, tiết giảm nguồn tín dụng để có điều kiện giảm lãi suất cho doanh nghiệp. Còn đối với doanh nghiệp, cần minh bạch sổ sách để chứng minh điều kiện kinh doanh, tạo niềm tin đối với ngân hàng trong việc tiếp cận vốn.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.