Khai mở không gian kinh tế mới: Thông pháp lý, rộng đường hướng ra biển
(VNF) - Lấn biển là quá trình phức hợp, tích hợp nhiều yếu tố nên thường bị gán mác nhạy cảm, gây nhiều khó khăn cho quá trình đầu tư phát triển. Tuy nhiên, đến nay, các quy định về hoạt động này trong Luật Đất đai 2024, cũng như các nghị định hướng dẫn chính thức có hiệu lực, kỳ vọng sẽ tạo ra cơ hội phát triển kinh tế biển bùng nổ cho Việt Nam
Lấn biển: Yêu cầu bức thiết của phát triển
Theo đồ án điều chỉnh tổng thể quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 khu núi Lớn - núi Nhỏ (TP Vũng Tàu) vừa được UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phê duyệt, khu vực này sẽ có không gian kiến trúc cảnh quan ven biển - cho phép tổ chức lấn biển tại các vị trí có bãi đá, sình lầy không thuận lợi cho tắm biển, không ảnh hưởng môi trường tự nhiên nhằm cải tạo chỉnh trang các khu vực hiện hữu, tạo lập không gian công cộng.
“Xứ dừa” Bến Tre cũng mới công bố thu hút đầu tư dự án lấn biển rộng 50.000 ha nhằm triển khai quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tạo thêm động lực cho Bến Tre phát triển kinh tế.

Số liệu thống kê của Bộ Tài Nguyên và Môi trường cho thấy, trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây, hoạt động lấn biển diễn ra ở ít nhất 19 tỉnh/thành phố ven biển trên cả nước, tiêu biểu như Dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp - cảng biển - phi thuế quan Nam Đình Vũ (Hải Phòng) rộng 1.329 ha, Khu đô thị du lịch Hùng Thắng rộng 224 ha, Khu đô thị mới Hạ Long Marina (Hạ Long - Quảng Ninh) rộng 230 ha, Khu đô thị quốc tế Đa Phước (Đà Nẵng) rộng 210 ha, Khu đô thị mới Rạch Giá (Kiên Giang) rộng 420 ha, Dự án Saigon Sunbay (Cần Giờ, TP.HCM) rộng 2.870 ha… Nhiều dự án trong số đó đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Đối với nhiều quốc gia trên thế giới, lấn biển là hoạt động quan trọng để phát triển kinh tế nhằm bảo vệ bờ biển, ứng phó biến đổi khí hậu và mở rộng diện tích tự nhiên phục vụ nhu cầu sinh sống của người dân cũng như hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Tại Việt Nam, hoạt động khai hoang, lấn biển thuở sơ khai đã diễn ra từ thời phong kiến và ngày nay các dự án phát triển kinh tế - xã hội tiếp tục được thực hiện bằng đa dạng các nguồn vốn, trong đó chủ yếu là vốn tư nhân. Nước ta cũng được đánh giá là có tiềm năng và lợi thế lớn để mở rộng không gian phát triển ra biển, phục vụ phát triển bền vững.
Tại các địa phương ven biển như Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Khánh Hòa, TP Hồ Chí Minh, Kiên Giang… lấn biển đã và đang là một đòi hỏi bức thiết của quá trình phát triển và từng bước chứng minh được sự hiệu quả.
Mở đường hướng ra biển

Nhìn lại quá trình hoàn thiện khung khổ pháp lý cho hoạt động lấn biển, Luật Đất đai năm 2013 đã quy định Nhà nước có chính sách khuyến khích người sử dụng đất “khai hoang, phục hóa, lấn biển, đưa diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước hoang hóa vào sử dụng…” nhưng chưa có các quy định nhằm cụ thể hóa. Do vậy, chính sách khuyến khích lấn biển tạo quỹ đất trước đây vẫn chỉ mang tính chất nguyên tắc.
Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực từ 1/8/2024, chính thức “luật hóa” lấn biển khi dành riêng một điều luật (Điều 190) quy định hoạt động này. Theo đó, Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân sử dụng vốn, kỹ thuật, công nghệ thực hiện các hoạt động lấn biển; có chính sách hỗ trợ, ưu đãi cho nhà đầu tư thực hiện hoạt động lấn biển theo quy định của pháp luật.
Cùng với Luật, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 102/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ 1/8/2024 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai, trong đó có hoạt động lấn biển. Điều này giúp hoàn thiện tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật về hoạt động lấn biển.
Trao đổi với VietnamFinance, Luật sư Nguyễn Văn Đỉnh, Chuyên gia Pháp lý BĐS cho biết, Luật Đất đai năm 2024 đã có những bước đột phá để giải quyết vấn đề chồng chéo luật, khơi thông các điểm nghẽn, tạo động lực cho cá nhân, tổ chức tham gia lấn biển, phát triển kinh tế.
Điểm đột phá đầu tiên là, khu vực được xác định để thực hiện hoạt động lấn biển trong quy hoạch, dự án đã được phê duyệt, chấp thuận thì việc quản lý, sử dụng khu vực biển để thực hiện hoạt động lấn biển như đối với đất đai trên đất liền (khoản 4 Điều 190).
Như vậy, các khu vực biển đã được khoanh định để dự kiến lấn biển sẽ được quản lý như đất đai thông thường, khung pháp lý sẽ chuyển từ Luật Biển Việt Nam, Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo sang áp dụng Luật Đất đai.
Cũng theo Luật sư Đỉnh, việc này đã được thể chế hoá tại Nghị định số 42/2024 của Chính phủ. Theo đó, việc xác định và đưa khu vực biển để thực hiện hoạt động lấn biển vào các cấp độ quy hoạch gồm quy hoạch tỉnh, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.
“Sau khi hoàn thành lấn biển, diện tích các loại đất được bổ sung vào quy hoạch tỉnh, quy hoạch sử dụng đất cấp huyện đã được phân bổ”, ông Đỉnh thông tin thêm.

Thứ hai, Luật còn quy định việc giao khu vực biển để lấn biển được tiến hành đồng thời với việc giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án theo khoản 6 Điều 190.
Việc này sẽ tránh cho nhà đầu tư phải thực hiện liên tiếp 2 thủ tục với 2 lần chi phí. Lần 1 giao khu vực biển để lấn biển theo Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo (nhà đầu tư phải nộp tiền sử dụng khu vực biển). Lần 2, sau khi hoàn thành lấn biển lại làm thủ tục giao đất theo Luật Đất đai (nhà đầu tư phải nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất).
“Trước đây nhà đầu tư tốn chi phí, tốn thời gian, bị thiệt đơn thiệt kép khi phải bỏ tiền lấn biển, sau đó nhiều năm mới được nhà nước giao đất, ảnh hưởng đến chi phí cơ hội. Nay với quy định mới sẽ tránh được thực trạng này”, Luật sư Đỉnh nhấn mạnh.
Phát triển bền vững gắn với biển
TS Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho biết, các quy định mới kể trên sẽ mở ra cho một số địa phương hạn hẹp về quỹ đất cơ hội khai thác thêm quỹ đất để phát triển kinh tế xã hội, nhằm tạo ra cơ sở hạ tầng mới gồm nhà ở và các công trình khác, thu hút thêm dân cư, tạo ra công ăn việc làm, góp phần ổn định an sinh xã hội.

Trước đây, khi việc lấn biển chưa được “Luật hóa”, có thực tế là một số địa phương, vì nhu cầu cấp thiết mà chưa thực hiện đúng các quy định của pháp luật khi triển khai lấn biển để phát triển kinh tế. Nhiều doanh nghiệp ở các tỉnh như Quảng Ninh, Khánh Hòa, Quảng Ngãi… đã gặp nhiều trở ngại và thiệt thòi. Điều này vô tình biến những người tiên phong đi đầu thành đối tượng vi phạm.
Cũng theo ông Đính, khi đã được “mở cửa”, các địa phương lập quy hoạch, phương án để sử dụng không gian lấn biển hiệu quả, phù hợp chủ trương của nhà nước, đúng với luật pháp thì sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia đầu tư, thu hút các nhà đầu tư mới.
“Trước đây các DN rất muốn làm, nhưng lo ngại rủi ro về pháp lý. Nay các nhà đầu tư yên tâm hơn, họ sẽ tham gia đầu tư một cách cởi mở”, ông Đính nhấn mạnh.
TS Nguyễn Văn Đính cũng lưu ý thêm, việc sử dụng không gian mặt nước, lấn biển sẽ tạo thêm quỹ đất sạch và cơ hội phát triển cho địa phương, nhưng cũng không nên lạm dụng, phải đảm bảo lợi ích kinh tế luôn đi đôi với bảo vệ môi trường.
Đồng quan điểm, theo TS Dư Văn Toán, Viện Khoa học Môi trường, Biển và Hải đảo (Bộ Tài nguyên và Môi trường), nếu trên thế giới, các nước đã đi trước và thành công, thì việc mở mang hoạt động kinh tế biển tại Việt Nam nói chung và hoạt động lấn biển ở vùng gần bờ hoặc trên các đảo nhân tạo nói riêng dần dần sẽ trở thành hoạt động kinh tế bình thường.
Hoạt động lấn biển không chỉ nhằm thúc đẩy du lịch, mở mang không gian sinh tồn cho những cư dân ven biển mà còn tạo động lực phát triển nhiều ngành nghề mới như sản xuất năng lượng, sân bay, bến cảng...

Tuy nhiên, theo ông Toán, khi quy hoạch xây dựng các công trình trên những khu vực biển mới thì phải tính đến đa mục tiêu. Những khu vực mới tạo ra phải không phát sinh khí thải, chất thải rắn, nước thải gây ô nhiễm môi trường cho các vùng biển. Phải ứng dụng những công nghệ kiểm soát chất thải và đặc biệt là nước thải để không gây ra các vấn đề môi trường mới cho các vùng biển lân cận. Lấn biển nhưng không làm ảnh hưởng tiêu cực môi trường biển.
Trước ý kiến cho rằng việc lấn biển sẽ làm mất đi môi trường tự nhiên và gây tác động tiêu cực tới môi trường biển, TS Dư Văn Toán cho rằng, điều đó chưa hoàn toàn đúng. Ông Toán nêu, dù ở đất liền hay trên biển đều có những vùng mang giá trị cao về mặt sinh học, sinh thái và những giá trị đặc biệt khác.
“Những khu vực có giá trị sinh thái đều được khoanh vùng và bảo vệ đặc biệt. Khu vực thuộc vùng lõi sẽ không cho phép phát triển kinh tế, trong đó có lấn biển. Hoạt động kinh tế chỉ diễn ra ở vùng đệm hoặc vùng chuyển tiếp”, ông Toán nhấn mạnh.
Theo TS Dư Văn Toán, những khu vực không có giá trị sinh thái cao, chưa đưa vào các khu bảo vệ, quy hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch không gian biển thì việc phát triển hoạt động mới, bao gồm hoạt động lấn biển hay làm đảo nhân tạo, là hoàn toàn bình thường.
Bởi khi xây dựng dự án hay nghiên cứu đánh giá tiền khả thi thì đều phải trải qua các bước đánh giá tác động môi trường, tác động sinh thái, đi qua rất nhiều bộ ngành. Và những quy định này trong Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đa dạng sinh học, Luật Tài nguyên môi trường biển, hải đảo đã rất rõ nét.
“Chỉ khi nào khu vực đó đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, sinh thái thì mới được cân nhắc xem xét cho lấn biến”, ông Toán khẳng định.
Nhiều chuyên gia kinh tế đều đồng ý rằng, lấn biển là hoạt động tích hợp nhiều yếu tố, nhưng hiện khung pháp lý đã rõ ràng, nên cần được nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi triển khai từng dự án cụ thể. Hoạt động lấn biển phải phù hợp với quy hoạch của địa phương cũng như tuân thủ quy hoạch quốc gia, đảm bảo hài hòa yếu tố bảo vệ môi trường.
“Trong kinh tế biển có nhà ở, sân bay, du lịch, cảng biển, vận tải biển, nuôi trồng thủy sản... Bài toán đặt ra là phải quy hoạch bài bản, có tầm nhìn để liên kết các loại hình kinh tế này”, một vị chuyên gia kinh tế nói.
Toàn cảnh khu đất lấn biển xây đô thị 500 triệu USD ở Đà Nẵng
- Kiên Giang: Tuyến đường 730 tỷ, mở không gian lấn biển làm đô thị 07/09/2024 06:30
- Kiên Giang mở đất: Lấn biển, xây đảo nhân tạo rộng 11.300 ha 16/03/2024 08:40
- Bộ TNMT đề xuất phương án cấp chứng nhận sử dụng đất cho dự án lấn biển 21/02/2024 03:52
'Được giao sứ mệnh chưa từng có, cần mở hết cỡ cho kinh tế tư nhân'
(VNF) - PGS.TS Trần Đình Thiên cho rằng, đến thời điểm hiện tại, không còn lý do gì để không… mở hết cỡ cho khu vực kinh tế tư nhân. Đồng thời, cần mạnh dạn loại bỏ các hệ thống pháp lý, cơ chế chính sách cũ kỹ, lỗi thời.
Thực hiện Nghị quyết 68: Cần sếu đầu đàn dẫn dắt doanh nghiệp tư nhân
(VNF) - Sự ra đời của Nghị quyết 68 tạo cho doanh nghiệp một động lực mới, một luồng sinh khí mới đã bắt đầu. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, điểm yếu của khu vực tư nhân thể hiện qua sự thiếu vắng các doanh nghiệp lớn, có khả năng dẫn dắt. Do đó, để khu vực kinh tế tư nhân thực sự lớn mạnh, phải cần các sếu đầu đàn tiên phong.
Từ tiền kiểm sang hậu kiểm, giảm can thiệp của nhà nước vào khối tư nhân
(VNF) - Theo đánh giá của các chuyên gia, các chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân phải thông thoáng, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh nên chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm để giảm bớt thủ tục, gây phiền hà, mất thời gian cho doanh nghiệp. Việc này sẽ giảm bớt áp lực về sự can thiệp của nhà nước vào hoạt động làm ăn của khối tư nhân.
‘Không hình sự hoá các quan hệ dân sự, doanh nhân yên tâm kinh doanh’
(VNF) - Theo đánh giá của các chuyên gia, việc Nghị quyết 68 khẳng định rõ tinh thần không hình sự hoá các mối quan hệ kinh tế sẽ khiến doanh nhân yên tâm kinh doanh. Sẵn sàng chấp nhận rủi ro, tiếp cận cái mới để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển
Phát triển kinh tế tư nhân: Gỡ bỏ rào cản đất đai, vốn và công nghệ
(VNF) - TS. Nguyễn Quốc Việt, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách cho rằng, các Báo cáo Kinh tế thường niên cho thấy: cần nhìn nhận lại vai trò của đất đai - một trong những yếu tố sống còn, dưới góc nhìn của khu vực tư nhân.
'Chìa khóa' để khai phóng nguồn lực của kinh tế tư nhân
(VNF) - Theo Luật sư Bùi Văn Thành, “Cách hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp chính là tạo ra môi trường để họ tự đứng vững, tự vươn lên chứ không phải chờ hỗ trợ từ các khoản vay hay ưu đãi một chiều”.
Khơi thông nguồn vốn: Điểm then chốt để thúc đẩy kinh tế tư nhân
(VNF) - Theo PGS.TS Nghiêm Thị Thà, Tổng thư ký Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam, hệ thống tài chính cần những cải cách mạnh mẽ để giúp doanh nghiệp tư nhân tiếp cận vốn thuận lợi, từ đó thúc đẩy sự phát triển bền vững của khu vực này.
Chủ tịch Đèo Cả: Nghị quyết 68 là 'điểm tựa' của doanh nghiệp tư nhân
(VNF) - Nhấn mạnh doanh nghiệp muốn phát triển bền vững thì trước hết phải có một điểm tựa, Chủ tịch Tập đoàn Đèo Cả Hồ Minh Hoàng cho rằng điểm tựa ấy chính là Nghị quyết 68.
Phát triển kinh tế tư nhân: Thể chế mạnh và chính phủ hành động
(VNF) - Lần đầu tiên, một Nghị quyết của Đảng xác lập kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân. Khu vực này không chỉ góp phần vào tăng trưởng và giảm nghèo, mà còn là chỗ dựa cho an sinh xã hội. Tuy nhiên, để thực sự bứt phá, cần cải cách thể chế mạnh mẽ và hành động quyết liệt từ phía Nhà nước.
Chủ tịch Tập đoàn Phương Linh: Không thay đổi tư duy, rất khó để nuôi 'đại bàng'
(VNF) - Theo ông Trần Văn Lê, Chủ tịch Tập đoàn Phương Linh, nếu Việt Nam không thay đổi tư duy trong phát triển doanh nghiệp, thì sẽ rất khó để nuôi dưỡng và giữ chân “đại bàng”.
"Nghị quyết 68 mang tư duy nhân văn trong xử lý vi phạm kinh tế"
(VNF) - Với Nghị quyết 68 về kinh tế tư nhân, Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật SBLaw khẳng định Nghị quyết có bước tiến mang tính nhân văn, bởi trên thực tế, nhiều sai phạm kinh tế của doanh nhân – nhất là doanh nhân tư nhân – khi bị hình sự hóa sẽ kéo theo sự sụp đổ của cả doanh nghiệp
Đường sắt tốc độ cao: 'Không mạnh dạn giao các DN trong nước thì không thể làm được'
(VNF) - Nhấn mạnh cần tin tưởng giao nhiệm vụ và đặt hàng các cho các doanh nghiệp trong nước, lãnh đạo Đèo Cả cho rằng, các dự án như đường sắt tốc độ cao nếu không mạnh dạn giao các DN trong nước thì không thể làm được.
'Đã đến lúc trả DN tư nhân về đúng vị trí mà họ xứng đáng được hưởng'
(VNF) - Nhìn nhận vai trò của kinh tế tư nhân ở thời điểm hiện tại, TS Bùi Thanh Minh - Phó giám đốc chuyên môn, Văn phòng Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) khẳng định, đã đến lúc cần trả doanh nghiệp tư nhân về đúng vị trí mà họ xứng đáng được hưởng và Nghị quyết 68 được xây dựng với một cách tiếp cận khác biệt
Phát triển kinh tế tư nhân: Chất lượng thể chế là yếu tố quyết định
(VNF) - Về sự phát triển của kinh tế tư nhân trong thời gian tới, TS Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, đánh giá thể chế là yếu tố quyết định.
Nghị quyết 68: 'Lệnh mở đường đã có, khó là ở khâu thực thi'
(VNF) - Ông Phạm Tấn Công - Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nói, với Nghị quyết số 68 về kinh tế tư nhân thì "lệnh mở đường" đã có nhưng điều khó nhất ở thời điểm hiện tại nằm ở khâu thực thi, tức thể chế hoá Nghị quyết để đi vào cuộc sống.
TS Nguyễn Đình Cung: Tôi rất ấn tượng việc không hình sự hóa các quan hệ kinh tế
(VNF) - Nói về Nghị quyết 68, TS Nguyễn Đình Cung nhấn mạnh, trong số các giải pháp, tôi rất ấn tượng với việc không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự.
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình'
(VNF) - VietnamFinance trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm với tựa đề: 'Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình'.
Sau sáp nhập, TP.HCM có thể tiệm cận Bangkok, Singapore?
(VNF) - TP.HCM mới sẽ vượt Kuala Lumpur và tiệm cận Bangkok về dân số lẫn kinh tế, hướng tới hình thành trung tâm đô thị - công nghiệp - cảng biển phát triển như Singapore, Thượng Hải.
Việt Nam ở đâu trên bản đồ tài chính châu Á?
(VNF) - Với định hướng xây dựng trung tâm tài chính, TS Nguyễn Tiến Chương cho rằng Việt Nam cần một lộ trình phát triển khôn ngoan, không sao chép máy móc mô hình của nước khác mà kết hợp linh hoạt để tạo lợi thế cạnh tranh riêng.
Phát triển tài chính cá nhân, gia đình và vai trò của nhà hoạch định tài chính cá nhân
(VNF) - Kinh tế tư nhân chính là người dân làm kinh tế vì sự phát triển của bản thân, gia đình và đất nước dựa trên nguồn vốn tài chính của cá nhân, gia đình và vốn vay từ nhiều nguồn.
90 ngày hoãn thuế: 'Khoảng thở' ngắn trong toan tính dài của ngành nông sản
(VNF) - Quyết định áp thuế đối ứng 46% của Mỹ với hàng hóa Việt Nam dù đã được tạm hoãn trong 90 ngày, nhưng vẫn là thách thức với các doanh nghiệp nông sản. Theo chuyên gia kinh tế Huỳnh Thị Mỹ Nương, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Đào tạo Lãnh đạo và Dịch vụ Phát triển Bền vững, đây là phép thử lớn cho năng lực ứng phó và tái định vị thị trường xuất khẩu của ngành nông sản Việt Nam.
Trung tâm tài chính quốc tế TP.HCM: Lợi thế của người đi sau
(VNF) - TP. HCM có cơ hội phát triển thành trung tâm tài chính quốc tế nếu biết tận dụng bài học từ các mô hình đi trước và phát huy hiệu quả nguồn lực sẵn có trong nước.
Nông sản Việt: Để đi xa cần chuẩn hóa và 'chơi' đúng luật
(VNF) - Theo chuyên gia kinh tế Huỳnh Thị Mỹ Nương, muốn giữ vững vị thế xuất khẩu và hình ảnh quốc gia, nông sản Việt không chỉ cần chuẩn hóa chất lượng, ứng dụng công nghệ, mà còn phải được bảo vệ bằng một hệ thống chính sách chủ động, đủ sức ứng phó với làn sóng bảo hộ thương mại toàn cầu.
‘Cải cách thể chế không chỉ cắt bớt thủ tục mà phải giảm chi phí’
(VNF) - Nếu một thể chế không tốt có nguy cơ tạo những rào cản tác động đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, cải cách thể chế không chỉ là cắt giảm thủ tục hành chính mà còn là cắt giảm chi phí tuân thủ.
Vụ 600 loại sữa giả: Bóc trần lỗ hổng nghiêm trọng trong thực thi pháp luật
(VNF) - Luật sư Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch Công ty Luật SBLAW khẳng định việc phát hiện 600 loại sữa bột giả trị giá 500 tỷ đã cho thấy những lỗ hổng nghiệm trong trọng thực thi pháp luật về hàng hoá. Cùng với đó, vụ việc này cũng cho thấy tình trạng chồng chéo trong trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý nhà nước là một vấn đề tồn tại nhiều năm.
'Được giao sứ mệnh chưa từng có, cần mở hết cỡ cho kinh tế tư nhân'
(VNF) - PGS.TS Trần Đình Thiên cho rằng, đến thời điểm hiện tại, không còn lý do gì để không… mở hết cỡ cho khu vực kinh tế tư nhân. Đồng thời, cần mạnh dạn loại bỏ các hệ thống pháp lý, cơ chế chính sách cũ kỹ, lỗi thời.
'Khảo sát' dự án cảng Liên Chiểu 3.400 tỷ đồng sau 2 năm khởi công
(VNF) - Sau hơn hai năm khởi công, dự án cảng Liên Chiểu đã đạt hơn 85% khối lượng thi công phần hạ tầng dùng chung và đang tăng tốc để về đích.