Khi doanh nghiệp đóng nhà máy đi kêu cứu

Huyền Trang - 25/04/2023 00:03 (GMT+7)

(VNF) - Nói với Đầu tư Tài chính, TS Hoàng Giang - Chủ tịch Cộng đồng năng lượng tái tạo Bến Tre, cho rằng cơ chế giá thiếu hợp lý sẽ làm chùn bước nhà đầu tư các dự án năng lượng tái tạo, dẫn tới khó đảm bảo mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

VNF

- Bộ Công Thương đã ban hành cơ chế giá mới cho các dự án điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp theo Quyết định số 21/2023. Theo ông, cơ chế giá mới sẽ tác động ra sao tới doanh nghiệp?

TS Hoàng Giang: Quyết định số 21 của Bộ Công Thương về khung giá phát điện cho nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp đã ban hành được 2 tháng, nhưng đến nay gần như không có doanh nghiệp nào muốn ký hợp đồng đóng điện với giá này. Thật buồn vì đã có giá nhưng vẫn không thể phát điện, nhà máy vẫn để không, chấp nhận mất doanh thu. Nguyên nhân là mức giá này sẽ gây thiệt hại trầm trọng cho các doanh nghiệp trong suốt cả vòng đời vận hành nhà máy. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên các doanh nghiệp có nhà máy điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp vẫn tiếp tục hành trình gửi công văn thỉnh nguyện tới Quốc hội và Chính phủ xin cứu các dự án đã đầu tư.

- Đâu là điểm bất cập của cơ chế giá mới khiến doanh nghiệp đóng cửa nhà máy, đưa đơn đi kêu cứu, thưa ông?

Các dự án này đều được triển khai trong giai đoạn 2017-2018 theo cơ chế thu hút đầu thư của Chính phủ vào thời điểm đó. Tuy nhiên, do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, có 87 dự án năng lượng tái tạo với tổng công suất là 4.871,62 MW (trong đó gồm có 4.184,8 MW điện gió và 686,82 MW điện mặt trời) đã bị chậm tiến độ vận hành thương mại (COD) so với kế hoạch nên không kịp hưởng giá điện cố định (FIT) được quy định tại Quyết định 39/2018 của Thủ tướng Chính phủ. Trong khi đó, các dự án chưa đưa vào vận hành vẫn đang phải gánh lãi suất mỗi năm của các tổ chức tín dụng và chịu đà tăng của giá thiết bị, giá nhân công, giá tư vấn, thiết kế...

Do vậy tôi cho rằng giá tính theo Quyết định 21 phải được nghiên cứu xem xét tại thời điểm đã đầu tư chứ không phải là hiện tại, vì hầu hết các dự án cơ bản đã hoàn thành xây dựng. Hiện tại, với giá mới thấp hơn giá FIT 20%, cộng với việc đội vốn do chậm tiến độ (phải trả phí phát sinh cho các nhà thầu), phí bảo trì bảo dưỡng thiết bị, phí bảo vệ, nhân công, lãi ngân hàng… chủ dự án chịu lỗ lớn. Bên cạnh đó, việc thanh toán bằng nội tệ cũng mang lại rủi ro, ví dụ nếu tỷ giá biến động 5%/năm, doanh nghiệp sẽ lỗ thêm 5% doanh thu mà không có đảm bảo quy đổi như quyết định của Thủ tướng trước đây. Trong điều kiện vay USD, nếu Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất, doanh nghiệp lại lỗ thêm.

Như vậy, với mức giá giảm quá sâu này, các dự án chuyển tiếp càng vận hành càng lỗ, nếu tính qua có thể thấy doanh nghiệp sẽ lỗ tới 20% tổng mức đầu tư. Do đó, doanh nghiệp lo lắng trước nguy cơ phá sản, không dám đầu tư phát triển các dự án năng lượng tái tạo nữa.

TS Hoàng Giang

- Vậy, theo ông làm thế nào để giải quyết được vấn đề này?

Ai cũng nghĩ doanh nghiệp phát triển năng lượng tái tạo có lời, nhưng nếu xét trong bối cảnh hiện tại của nền kinh tế, khi tỷ giá biến động, chi phí lãi vay tăng cao vì các ngân hàng trung ương thắt chặt tiền tệ, lạm phát cao khiến giá nhân công vào các chi phí đầu vào vận hành tăng cao... thì câu chuyện đã hoàn toàn ngược lại. Ngay cả với giá FIT cũ, doanh nghiệp cũng chỉ có thể tồn tại và sẽ chỉ có hiệu quả khi thị trường tài chính thế giới và trong nước quay lại bối cảnh lãi suất thấp, lạm phát thấp của những năm 2017-2018.

Nếu tính trên góc nhìn chi phí cơ hội, đầu tư điện tái tạo cần vốn đầu tư rất lớn (vài nghìn tỷ đồng/dự án), thời gian thu hồi vốn lâu, vòng đời dự án 20 năm, phụ thuộc hoàn toàn vào điều độ điện lực của EVN là người mua điện độc quyền duy nhất. Như vậy, sự thành bại của dự án phụ thuộc hoàn toàn vào chính sách... Chính sách không phù hợp sẽ khiến nhà đầu tư đứng trước nguy cơ thất bại về tài chính, gây phá sản và làm các nhà đầu tư tiềm năng không dám mạo hiểm đầu tư phát triển năng lượng tái tạo. Để phát triển thị trường năng lượng tái tạo tại Việt Nam, tôi cho rằng Chính phủ nên gia hạn giá FIT cho các dự án chuyển tiếp đã đầu tư và cân nhắc giá mới phù hợp cho các dự án sẽ đầu tư đủ sức hấp dẫn.

HAI ĐỀ XUẤT GỠ KHÓ CHO NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO

Thứ nhất, cần phải có cơ chế cho phép khảo sát, nghiên cứu các dự án năng lượng tái tạo với các tiêu chí rõ ràng, điển hình là hạn chế công suất tối đa cho phép. Chi phí đầu tư dự án năng lượng tái tạo là rất lớn nên các nhà đầu tư nước ngoài có lợi thế về mặt kinh nghiệm đầu tư, vận hành, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư.

Nhiều nhà đầu tư nước ngoài thành lập các công ty mới hoặc liên danh với các nhà đầu tư tại Việt Nam đã đăng ký đầu tư các dự án có công suất rất lớn, lên đến hàng nghìn MW tại một khu vực, khiến việc đăng ký mới các dự án tại khu vực đó của các nhà đầu tư trong nước trở nên rất khó. Ví dụ như điện gió ngoài khơi, có nhà đầu tư nước ngoài đăng ký dự án lên tới gần 3500MW, được cấp phép khảo sát cả một khu vực biển rất rộng lớn trong vài năm trời.

Điều này khiến các nhà đầu tư khác đến sau dẫu có năng lực, sẵn nguồn lực cũng không thể nghiên cứu, khảo sát tại khu vực đó được. Cùng với đó, cần phải hạn chế công suất tối đa một dự án được khảo sát. Chẳng hạn như tại Đài Loan, một dự án điện gió ngoài khơi có công suất tối đa 600MW. Điều này có thể vừa mở ra cơ hội cho các nhà đầu tư khác nhau, vừa đảm bảo dự án khả thi về phương án tài chính.

Thứ hai, cần phải xác định cơ chế đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư và đấu giá bán điện một cách rõ ràng, minh bạch. Trong đó, các nhà đầu tư trong nước phải được xem xét để tham gia một cách công bằng, tránh để các nhà đầu tư, nhà thầu nước ngoài lợi dụng cơ chế đấu thầu nhằm chi phối an ninh năng lượng quốc gia.

Thực hiện điều này cần thiết phải có quy định về khống chế tỷ lệ được tham gia đầu tư các dự án năng lượng tái tạo.

(Ông Nguyễn Như Thức - Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Hacom Holdings)


 

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
TP.HCM: Đón gần 1 triệu du khách, thu 3.200 tỷ dịp lễ 30/4 - 1/5

TP.HCM: Đón gần 1 triệu du khách, thu 3.200 tỷ dịp lễ 30/4 - 1/5

Theo Sở Du lịch TP. HCM, trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, có gần 1 triệu lượt người dân, du khách vui chơi, tham quan tại các điểm đến trên địa bàn, tăng 2% so với cùng kỳ.

Ngoại trưởng Blinken vừa về nước, Mỹ giáng đòn lên loạt DN Trung Quốc

Ngoại trưởng Blinken vừa về nước, Mỹ giáng đòn lên loạt DN Trung Quốc

(VNF) - Ngay sau khi Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken kết thúc chuyến thăm Bắc Kinh, Mỹ đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với hơn chục công ty ở Trung Quốc và Hồng Kông vì ủng hộ nỗ lực chiến sự của Nga ở Ukraine.

Bán DN làm dự án Vlasta Sầm Sơn, Văn Phú Invest lãi 70 tỷ trong quý I/2024

Bán DN làm dự án Vlasta Sầm Sơn, Văn Phú Invest lãi 70 tỷ trong quý I/2024

(VNF) – Kết quả kinh doanh bất động sản quý I/2024 của Công ty Cổ phần Đầu tư Văn Phú - Invest (HoSE: VPI) khá ảm đạm. Phải nhờ tới việc bán công ty con, VPI mới có lãi sau thuế 70 tỷ đồng.

Hải Phát Invest: Sau cơn mưa, trời có sáng?

Hải Phát Invest: Sau cơn mưa, trời có sáng?

(VNF) - Công ty Cổ phần Đầu tư Hải Phát (Hải Phát Invest, HoSE: HPX) đã trải qua một năm 2023 đầy chật vật. Song, với những gì đang có ở quý I/2024, hi vọng đã được nhen lên cho cổ đông của công ty này.

VietnamFinance thay giao diện, hướng tới mục tiêu mới

VietnamFinance thay giao diện, hướng tới mục tiêu mới

(VEF) - Hôm nay (2/5/2024), Tạp chí điện tử VietnamFinance chính thức có giao diện mới tại địa chỉ: www.vietnamfinance.vn. Đây là một nỗ lực của chúng tôi nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng các ấn phẩm để phục vụ bạn đọc tốt hơn.

Ngân hàng mạnh tay chia cổ tức: Niềm vui ngắn chẳng tày gang!

Ngân hàng mạnh tay chia cổ tức: Niềm vui ngắn chẳng tày gang!

(VNF) - Mùa ĐHĐCĐ 2024 của các ngân hàng diễn ra trong niềm vui và cả sự hụt hẫng của cổ đông khi nơi thì chia cổ tức “đậm”, nơi thì vẫn dửng dưng…

Nghị định 12 về định giá đất: Nguy cơ kéo lùi thị trường, tăng gánh nặng cho người mua

Nghị định 12 về định giá đất: Nguy cơ kéo lùi thị trường, tăng gánh nặng cho người mua

(VNF) – Mặc dù đã tiếp thu ý kiến của giới chuyên gia, doanh nghiệp khi giữ lại phương pháp thặng dư để xác định giá đất, song Nghị định 12/2024 lại tiếp thu chưa triệt để, dẫn đến tính chưa đúng, chưa đủ chi phí hợp lý của nhà đầu tư. Điều này có thể dẫn đến sự triệt tiêu động lực phát triển dự án mới, khiến nút thắt nguồn cung không thể tháo gỡ. Và tất yếu, mọi chi phí phát triển dự án cuối cùng sẽ trút lên vai người mua.

Chung cư quá đắt, tìm mua đất xen kẹt, cẩn thận 'tiền mất, tật mang'

Chung cư quá đắt, tìm mua đất xen kẹt, cẩn thận 'tiền mất, tật mang'

(VNF) - Giá chung cư ở Hà Nội tăng cao đột biến khiến không ít người chuyển hướng sang tìm mua đất xen kẹt trong ngõ, nhờ ưu thế có mức giá rẻ hơn rất nhiều.

Các hãng ô tô đầu tư mở rộng: Liên tục tuyển người nhưng 'cung không đủ cầu'

Các hãng ô tô đầu tư mở rộng: Liên tục tuyển người nhưng 'cung không đủ cầu'

(VNF) - Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam luôn được ưu tiên phát triển, với kỳ vọng xây dựng một ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam ngày một lớn mạnh. Tuy nhiên, để ngành ngày phát triển, Việt Nam vẫn cần chú trọng đầu tư nguồn lực, nhất là nhân tố con người.

Hà Nội: Đổ vốn 12.600 tỷ đồng vào dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô

Hà Nội: Đổ vốn 12.600 tỷ đồng vào dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô

(VNF) - Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, đến nay, tổng vốn đã đầu tư cho dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đạt khoảng 12.600 tỷ đồng.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.