Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Đến hết 2020, tổng công suất điện mặt trời nối lưới và điện mặt trời mái nhà là 16.500 MW. Trong đó nguồn điện mặt trời nối lưới đã đưa vào vận hành gần 9.000MW (chỉ riêng Ninh Thuận và Bình Thuận hơn 3.500MW); gần 8.000MW điện mặt trời mái nhà đã được vận hành đến hết năm 2020. Trước đó, tính đến năm 2019, công suất lắp đặt điện mặt trời mái nhà toàn quốc chỉ là 272MW.
Tại Quy hoạch điện 7 điều chỉnh, tổng công suất nguồn điện mặt trời tập trung và phân tán trên mái nhà chỉ khoảng 850MW vào 2020, khoảng 4.000MW vào 2025 và lên 12.000MW vào 2030. Với 16.500MW điện mặt trời đi vào vận hành, công suất điện mặt trời đã vượt xa con số đặt ra tại Quy hoạch điện 7 điều chỉnh.
Trong khi đó, nhiều dự án đã bổ sung quy hoạch nhưng chưa đi vào vận hành. Cụ thể, quy mô công suất của các dự án điện mặt trời đã được bổ sung quy hoạch là trên 15.400MW, tổng đăng ký xây dựng nhưng chưa được bổ sung khoảng 97.000MW.
Tại danh mục các dự án điện mặt trời đã vận hành, đã phê duyệt bổ sung quy hoạch và đang nghiên cứu đầu tư của 6 tỉnh được nêu trong quyết định thanh tra, Đắc Lắk đứng đầu, nhưng nếu tính dự án đã đi vào vận hành thì Ninh Thuận xếp số 1. Ninh Thuận có 6.792MW dự án thuộc diện này. Trong đó có 32 dự án đã vận hành với tổng công suất 2.600 MW. Lớn nhất là điện mặt trời Trung Nam, Bim (hơn 400MW), Xuân Thiện - Thuận Bắc (250MW), CMX Renewable Energy VN (168MW). Còn lại là các dự án đã bổ sung quy hoạch và đang nghiên cứu đầu tư
Bình Thuận có 6.495MW thuộc danh mục. Trong đó, có 25 dự án đã vận hành với tổng công suất hơn 1.345MW. Lớn nhất là dự án điện mặt trời Hồng Phong 1A và 1B với công suất 325MW. Đắk Lắk có số dự án thuộc danh mục này lên tới 24.090MW, nhưng mới có 6 dự án đi vào vận hành với tổng công suất 910MW. Đáng chú ý, riêng dự án điện mặt trời EaSup đã có công suất lên tới 720MW.
Đắk Nông có 3.553MW điện mặt trời thuộc danh mục nhưng chỉ có 2 dự án điện mặt trời vận hành với công suất hơn 100MW. Bình Phước có 6.994 dự án thuộc danh mục nhưng mới có 2 dự án vận hành là điện mặt trời Lộc Ninh và Lộc Ninh giai đoạn 2. Trong đó điện mặt trời Lộc Ninh có công suất khổng lồ, lên tới 750MW.
Các dự án điện gió đã vận hành trên toàn quốc đến nay là khoảng hơn 4.000MW. Tuy nhiên, con số đã bổ sung quy hoạch và đang nghiên cứu đầu tư lớn hơn nhiều. Tại Quy hoạch điện 7 điều chỉnh, tổng công suất nguồn điện gió chỉ khoảng 800 MW vào 2020, khoảng 2.000MW vào 2025 và lên 6.000MW vào 2030.
Ngoài ra, tổng quy mô công suất nguồn điện gió đã được phê duyệt bổ sung quy hoạch đến thời điểm tháng 12/2020 lên tới 12.000MW (so với Quy hoạch điện 7 điều chỉnh chỉ đưa ra công suất 850MW), dự kiến theo quy hoạch sẽ vào vận hành giai đoạn 2021-2025.
Tổng quy mô điện gió trên bờ và gần bờ đã đăng ký đầu tư nhưng chưa được bổ sung quy hoạch đến tháng 12/2020 lên tới gần 105.000MW. Như vậy, nếu so với Quy hoạch điện 7 điều chỉnh, công suất điện gió hiện tại đã gần đạt mức đưa ra cho 2030.
Danh sách các dự án điện gió trên bờ và gần bờ đã vận hành, đã phê duyệt bổ sung quy hoạch và đang nghiên cứu đầu tư lên đến hàng trăm nghìn MW. Trong đó Bắc Bộ là 2.210MW, Bắc Trung Bộ là 4.520MW, Trung Trung Bộ là 4.880MW, Tây Nguyên là 36.735MW, Nam Trung Bộ là 12.486MW, Nam Bộ là 32.413MW.
Ninh Thuận có 3.046MW điện gió thuộc danh sách này. Trong đó dự án đã vận hành có tổng công suất là 622MW, gồm: Mũi Dinh 37,6MW; Phong Điện Trung Nam 151,95 MW; Đầm Nại Ninh Thuận 39,38 MW; nhà máy điện gió số 5 Ninh Thuận 46,2MW ; nhà máy điện gió 7A Ninh Thuận 50MW; nhà máy điện gió BIM 88MW; nhà máy điện gió Win Energy Chính Thắng 49,8MW; nhà máy điện gió Phước Minh 27,2MW; nhà máy điện gió Phước Hữu - Duyên Hải 1 29,7MW; nhà máy điện gió Hanbaram 24MW; nhà máy điện gió Lợi Hải 2 28,8MW; nhà máy điện gió Đăk Hòa 49,5MW;
Bình Thuận có 1.119MW; trong đó, số dự án đi vào hoạt động có tổng công suất là 338MW, gồm: Phong điện 1 (giai đoạn 1) Bình Thuận 30MW; Phú Lạc 24MW ; nhà máy điện gió Đại Phong 40MW; nhà máy điện gió Hồng Phong 140MW; nhà máy điện gió Phú lạc - giai đoạn II 25,2MW; nhà máy điện gió Thái Hòa 90MW; nhà máy điện gió Hàm Cường 220MW; nhà máy điện gió Tân Phú Đông 50MW; Thuận Nhiên Phong 19MW.
Đắk Lắk có 17.548MW thuộc danh sách này; trong đó 2 dự án đã vận hành có công suất hơn 428MW. Đắk Nông có 967MW thuộc danh sách này; trong đó chưa ghi nhận dự án điện gió nào vận hành. Bình Phước không ghi nhận dự án điện gió nào vào vận hành.
Bạc Liêu không có dự án điện mặt trời nào vận hành nhưng đây cũng là địa phương có nhiều dự án điện gió được bổ sung quy hoạch, nghiên cứu đầu tư với tổng công suất 6.782MW; trong đó có nhiều dự án vào vận hành như: Bạc Liêu 99,2MW; Đông Hải 1 Bạc Liêu 50MW, Hòa Bình 1 giai đoạn II công suất 50MW, Đông Hải 1 giai đoạn II công suất 50MW, Kosy Bạc Liêu công suất 40MW; Hòa Bình 2 công suất 50MW, Hòa Bình 5 giai đoạn I công suất 80MW.
Những dữ liệu trên cho thấy điện mặt trời và điện gió đã phát triển mạnh hơn nhiều so với Quy hoạch điện 7 điều chỉnh. Điều này cũng khiến một số tỉnh như: Ninh Thuận, Bình Thuận... xảy ra tình trạng quá tải lưới điện, khiến nhiều dự án lâm cảnh sản xuất ra không bán được điện, bị giảm phát điện.
Từ khi giá FIT cho điện mặt trời hết hạn, đã có những tiếng kêu cứu của một số nhà đầu tư điện mặt trời chậm chân, không kịp vận hành thương mại (COD). Đến khi giá FIT cho điện gió hết hạn, nhiều nhà đầu tư lao vào cơn sốt cũng lại lâm cảnh tương tự vì không kịp COD. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng các nhà đầu tư cũng phải xem lại mình. Giá FIT đều có thời hạn được nêu rõ trong các quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Giá FIT1 cho điện mặt trời hết hạn vào 30/6/2019. FIT2 hết hạn vào tháng 30/12/2020. FIT cho điện gió hết hạn vào 31/10/2021. Do đó, các nhà đầu tư phải cân đối nguồn lực, kinh nghiệm, khả năng dự báo tình hình… để có quyết định đầu tư tiếp hay dừng. Nhưng nhiều nhà đầu tư dù đến gần hạn chót, vẫn cố đầu tư để rồi ngậm trái đắng.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.