'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Ngay sau khi Nga đưa quân tới Ukraine vào tháng 2/2022, phương Tây đã tung loạt đòn trừng phạt lên Nga ở quy mô chưa từng thấy kể từ thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Họ nuôi hy vọng rằng loạt lệnh trừng phạt quy mô lớn sẽ khiến kinh tế Nga rơi vào khủng hoảng ngay lập tức và chiến sự nhanh chóng kết thúc.
Một nghiên cứu được Đại học Yale công bố vào năm ngoái cho rằng các biện pháp nhằm vào một loạt cá nhân, hàng hóa và dịch vụ của Nga sẽ khiến đồng ruble sụp đổ và làn sóng tháo chạy của các công ty phương Tây sẽ “làm tê liệt một cách thảm khốc” nền kinh tế Nga.
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock mới đây đã thừa nhận rằng: "Các biện pháp trừng phạt kinh tế lẽ ra sẽ có tác động về kinh tế, song điều này không đúng đối với trường hợp của Nga".
Báo cáo Kinh tế thế giới (World Economics) mới đây đã xếp Nga là một trong 5 nền kinh tế lớn nhất thế giới và lớn nhất châu Âu xét theo sức mua tương đương (PPP) tính đến cuối năm 2022.
Theo ước tính dựa trên dữ liệu quốc gia chính thức do Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố, tổng sản phẩm quốc nội của Nga là 5.510 tỷ USD tính theo PPP vào cuối năm ngoái, vượt qua mức 5.000 tỷ USD của Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
"Báo cáo tài sản toàn cầu hàng năm" vừa được Ngân hàng Đầu tư Thụy Sĩ UBS công bố cũng cho thấy số lượng triệu phú Nga tăng khoảng 56.000 lên 408.000 vào năm 2022, năm đầu tiên chiến sự Ukraine nổ ra.
Trong đó, số lượng cá nhân siêu giàu (những người có tài sản trên hơn 50 triệu USD) đã đạt mốc gần 4.500 người. Tổng tài sản của Nga có thể đã tăng lên 600 tỷ USD vào năm ngoái.
Cũng theo Ngân hàng UBS, mặc dù “rất khó xác định xu hướng giàu lên ở Nga tại thời điểm này”, nhưng phải thừa nhận thực tế rằng Nga là một trong số ít các nước trở nên giàu có hơn vào năm 2022 dù nước này phải vật lộn với những khó khăn về kinh tế do các lệnh trừng phạt, cấm vận của phương Tây.
Theo thống kê của Cơ quan Thống kê Liên bang Nga (Rosstat), GDP của Nga trong quý II vừa qua tăng trưởng 4,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là lần đầu tiên kinh tế Nga ghi nhận tăng trưởng trong một năm.
Hãng tin Reuters mới đây tiến hành một cuộc thăm dò với các chuyên gia kinh tế hàng đầu cho thấy GDP của Nga được dự đoán tăng 0,7% trong năm nay trong khi các nền kinh tế châu Âu khác trượt dài trong suy thoái.
Có nhiều lý do giải thích cho sự vững mạnh của kinh tế Nga. Tuy nhiên, một số người cho rằng các biện pháp trừng phạt của phương Tây có quá nhiều "điểm mù và lỗ hổng" gây hạn chế tác động tới Nga.
Ông Tom Keatinge, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu An ninh và Tội phạm Tài chính thuộc Viện Royal United Services) nhận định với Euronews rằng: "Cơ chế trừng phạt hiện tại có rất nhiều lỗ hổng. Trong đó, phải kể đến đầu tiên là hệ thống tài chính, khi các kênh ngân hàng để giao dịch với Nga vẫn mở ở phương Tây".
Mặc dù những khoản này bề ngoài là để thanh toán cho việc nhập khẩu năng lượng (vẫn được phép trong một số trường hợp), ông Keatinge cho biết các giao dịch này “rất khó kiểm soát”, do đó các khoản thanh toán cho dầu và khí đốt có thể che giấu việc mua các mặt hàng khác, chẳng hạn như hàng hóa quân sự công nghệ cao.
Điều tương tự cũng xảy ra với các công ty tham gia vào các lĩnh vực khác như thực phẩm và dược phẩm, ông Keatinge cho hay.
Một lỗ hổng khác mà nhà phân tích đưa ra chính là còn nhiều ngành chưa bị trừng phạt, trong đó kim cương là một minh chứng điển hình. Mặc dù Mỹ và Anh đã áp dụng các hạn chế, Liên minh châu Âu (EU) vẫn tiếp tục loại đá quý ra khỏi danh sách trừng phạt Nga.
Điều này cho phép Nga, nước sản xuất kim cương lớn nhất thế giới, tiếp tục tiếp cận được thị trường châu Âu, một trong những thị trường trọng điểm của mình.
Lỗ hổng thứ 3 nằm ở các nước không hưởng ứng các đòn giáng mạnh tay của phương Tây. Trong đó, Thổ Nhĩ Kỳ, Kazakhstan hay Ấn Độ có thể đóng vai trò trung gian để hàng hóa bị trừng phạt đi qua lãnh thổ của họ đến hoặc rời khỏi Nga.
Đặc biệt, Ấn Độ đã trở thành một trong những nước tiêu thụ dầu Nga hàng đầu thế giới khi sản phẩm này bị phương Tây xa lánh. Nga đã đưa ra mức giá chiết khấu cao để bán dầu cho Ấn Độ.
Mặc dù bị nhiều nước chỉ trích, New Delhi lấy lý do họ không đủ khả năng nhập khẩu năng lượng đắt đỏ hơn từ nguồn cung ngoài Nga khi đất nước vẫn còn hàng triệu người sống trong cảnh nghèo đói.
Một lỗ hổng nữa cần được kể đến chính là việc nội bộ châu Âu xảy ra tình trạng thực thi các cơ chế trừng phạt thiếu nhất quán. Đơn cử như việc Hungary cho đến nay vẫn được miễn trừ khỏi các biện pháp trừng phạt đối với khí đốt, dầu mỏ hoặc nhiên liệu hạt nhân của Nga.
Hungary tuyên bố rằng "khí đốt của Nga đảm bảo nguồn cung và an ninh năng lượng" cho Hungary nên hiện chưa thể thay thế.
Trong một báo cáo mới đây, Công ty tư vấn rủi ro Corisk có trụ sở tại Na Uy cho rằng các biện pháp trừng phạt không hoạt động theo cách như mong đợi chính là do các bên áp dụng đang tự phá hủy chúng.
Xem thêm >> Trung Quốc ‘cấm cửa’ hải sản Nhật Bản, Nga muốn 'chớp thời cơ'
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.