'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo dữ liệu vừa được Tổng cục Hải quan Trung Quốc công bố cuối tuần qua, dòng chảy khí đốt qua đường ống từ Nga sang Trung Quốc đã tăng lên tới 3,94 tỷ USD trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 7, tăng gần gấp đôi giá trị được ghi nhận trong cùng kỳ năm 2022, và gần bằng với mức vận chuyển trong cả năm ngoái (3,98 tỷ USD).
Chỉ riêng trong tháng 7, Trung Quốc đã mua lượng khí đốt đường ống trị giá 555,57 triệu USD của Nga.
Trung Quốc nhận được phần lớn khí đốt của Nga thông qua đường ống khổng lồ Power of Siberia (Sức mạnh Siberia). Ngày 31/7, “ông lớn” năng lượng Gazprom của Nga đã tiếp tục lập kỷ lục mới về lượng khí đốt hàng ngày được vận chuyển qua tuyến đường ống này. Công ty đã tăng dần lưu lượng khí đốt qua đường ống này kể từ đầu năm, khi Moscow và Bắc Kinh ký một thỏa thuận vật tư bổ sung.
Hai nước dự kiến bắt đầu thi công đường ống dẫn khí đốt thứ hai có tên Power of Siberia 2 (Sức mạnh Siberia 2) vào năm 2024.
Đường ống này sẽ cho phép hợp nhất các hệ thống vận chuyển khí đốt ở phía đông và phía tây của Nga. Gazprom sẽ có thể cung cấp tới 50 tỷ m3 khí đốt qua lãnh thổ Mông Cổ tới Trung Quốc thông qua đường ống này, đồng thời cung cấp khí đốt cho một số khu vực của Nga.
Bên cạnh đó, dữ liệu hải quan cho thấy Bắc Kinh cũng tăng đáng kể lượng mua LNG của Nga trong 7 tháng qua. Lượng giao hàng lên tới 4,46 triệu tấn trị giá 2,98 tỷ USD, tăng hơn 60% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này khiến Moscow trở thành nhà cung cấp LNG lớn thứ ba của Trung Quốc, sau Australia (13,5 triệu tấn) và Qatar (9,51 triệu tấn).
Sau khi đạt mức cao lịch sử 190,3 tỷ USD vào năm 2022, hợp tác kinh tế và thương mại giữa Nga và Trung Quốc tiếp tục bùng nổ. Xuất khẩu và nhập khẩu tăng với tốc độ hai con số kể từ đầu năm nay.
Dữ liệu mà Tổng cục Hải quan Trung Quốc vừa công bố cho thấy kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước trong 7 tháng qua đạt 134,1 tỷ USD, tăng 36,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga đã tăng 73,4% so với năm ngoái, đạt 62,5 tỷ USD. Nhập khẩu từ Nga tăng 15,1%, lên 72 tỷ USD.
Chỉ riêng trong tháng 7, kim ngạch thương mại giữa hai nước đạt 19,4 tỷ USD, với xuất khẩu từ Trung Quốc là 10,2 tỷ USD, cao hơn một chút so với xuất khẩu từ Nga là 9,2 tỷ USD.
Bất chấp sự ảm đạm của nền kinh tế, Trung Quốc đang nhập khẩu lượng dầu kỷ lục, trong đó bao gồm khối lượng lớn đầu thô của Nga để bổ sung vào kho dự trữ. Nền kinh tế lớn nhất châu Á đã chứng tỏ là một lối thoát quan trọng để xuất khẩu cả dầu mỏ và than đá cho Moscow khi các khách hàng phương Tây đang quay lưng với các mặt hàng này.
Cụ thể, lượng dầu chảy từ Nga đến Trung Quốc đạt 10,5 triệu tấn trong tháng 6, tăng khoảng 44% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 6 tháng đầu năm nay, Trung Quốc nhập khẩu trung bình 2,13 triệu thùng dầu thô Nga/ngày, giúp Nga vượt lên Arab Saudi, nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, để trở thành nhà cung cấp dầu mỏ hàng đầu cho Bắc Kinh.
Theo hãng tin RT của Nga, quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại Nga-Trung Quốc được đẩy mạnh nhờ sự thống nhất của hai nước trong việc thực hiện phần lớn các giao dịch bằng đồng nội tệ, thay vì đồng USD.
Cả Moscow và Bắc Kinh đều nỗ lực giảm sự phụ thuộc vào đồng USD và đồng euro trong các giao dịch thương mại cũng như hoạt động tài chính không chỉ giữa hai nước mà trên phạm vi toàn cầu.
Thậm chí theo một số nguồn tin, hai nước đang tính tới việc tạo ra một loại tiền tệ chung để thanh toán xuyên biên giới giữa các quốc gia BRICS (Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới), nhằm thách thức sự thống trị của phương Tây đối với tài chính toàn cầu.
Xem thêm >> Singapore chi hơn 5 tỷ USD cho 1,4 triệu người ‘yên tâm nghỉ hưu’
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.