Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý II đã tăng 6,71%, là mức tăng trưởng thấp nhất 8 quý gần đây.
2 ngành chiếm tỷ trọng cao nhất trong nền kinh tế là Công nghiệp chế biến chế tạo và Nông nghiệp tăng trưởng chậm lại là nguyên nhân chính khiến GDP giảm tốc. Một số ngành thuộc lĩnh vực dịch vụ và ngành xây dựng duy trì tăng trưởng ổn định cùng khai khoáng chuyển sang tăng trưởng dương đã giúp GDP không giảm sâu.
Cụ thể, GDP Nông nghiệp quý II chỉ tăng 1,03%, thấp hơn nhiều quý I cũng như cùng kỳ 2018, do thời tiết và thị trường xuất khẩu không thuận lợi.
GDP Công nghiệp chế biến chế tạo tăng 10,9% trong quý II, thấp hơn so với quý I là 11,5%. Công nghiệp Điện tử có sự cải thiện nhất định nhưng sự giảm tốc của một số ngành công nghiệp vốn có tốc độ tăng trưởng cao như Lọc hóa dầu, sản xuất xe có động cơ hay may mặc đã khiến GDP quý II tăng chậm lại.
Ngành công nghiệp chế biến chế tạo chiếm tỷ trọng lớn nhất trong toàn ngành công nghiệp (65%), tiếp đến là khai khoáng (19%) và sản xuất phân phối điện, khí đốt (14%).
Theo nhận định của Công ty Chứng khoán SSI trong báo cáo "Vietnam Economics Update quý II/2019", dù tỷ trọng nhỏ nhưng nhờ có tăng trưởng dương của khai khoáng mà ngành công nghiệp nói chung đã không bị giảm theo đà giảm của công nghiệp chế biến chế tạo.
Trong khi đó, nhiều ngành Dịch vụ tăng cao nhưng không thực sự chắc chắn. Chẳng hạn như GDP ngành Bán buôn bán lẻ quý II lại cao hơn so với quý I, 8,27% vs 7,91% bất chấp chỉ số bán lẻ có xu hướng chậm lại và đi ngang.
GDP Lưu trú ăn uống cũng có cải thiện rõ rệt, tăng 6,95%, cao hơn so với quý I là 5,91%. Tuy vậy, theo phân tích của SSI, với chỉ 1% tăng thêm của khách quốc tế (từ 7% của quý I lên 8% của quý II) thì khó có thể đẩy ngành Lưu trú ăn uống tăng một cách rõ rệt như vậy.
Năm 2018, tăng trưởng khách quốc tế lên tới 20% nhưng tăng trưởng GDP Lưu trú ăn uống cũng chỉ là 6,78%.
SSI cho rằng trong bối cảnh GDP giảm tốc, vẫn có điểm tích cực là các cân đối vĩ mô bao gồm lạm phát và tỷ giá vẫn được kiểm soát tốt.
"Nhìn sang các quý tiếp theo, khó khăn của ngành nông nghiệp cùng với động lực “lọc hóa dầu” giảm bớt sẽ kìm hãm tốc độc tăng trưởng chung", SSI nêu quan điểm. Công ty chứng khoán này cho rằng cần lưu ý để có những chính sách kịp thời nhằm thúc đẩy tăng trưởng thông qua giải ngân đầu tư công và kiểm soát nhập khẩu.
"Việt Nam cần tiếp tục nâng các hàng rào bảo hộ song song với các chính sách ưu đãi sản xuất và tiêu dùng không chỉ với ô tô mà còn với nhiều mặt hàng công nghiệp có thể tự sản xuất trong nước. Xu hướng bảo hộ và thương mại công bằng cần được vận dụng, đặc biệt là với các quốc gia có trình độ phát triển gần với Việt Nam như nhóm nước ASEAN", các chuyên gia của SSI cho hay.
Trong bối cảnh các ngân hàng trung ương trên thế giới đều đang tính đến việc giảm lãi suất để kích thích kinh tế, theo SSI, Việt Nam cần phải rất tỉnh táo để tránh lặp lại những đổ vỡ do nới lỏng tiền tệ.
"Đầu tư công và bảo hộ chính là hai biện pháp kích cầu mà không cần phải nới lỏng tiền tệ. Trong khi các lựa chọn đó chưa được sử dụng thì việc nới lỏng tiền tệ là không cần thiết nhằm giữ lại một dư địa chính sách nhất định để đối phó với những diến biến thế giới rất khó lường trong tương lai", SSI khuyến nghị.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.