Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Ngày 12/8, tại phiên họp thứ 36, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề còn ý kiến khác nhau của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán nhà nước (KTNN).
Kiểm toán Nhà nước hiện là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công, giúp tài chính nhà nước minh bạch, hạn chế tham nhũng.
Năm 1994, cơ quan này được thành lập theo Nghị định 70 của Chính phủ. Nhưng sau khi Luật Kiểm toán Nhà nước có hiệu lực từ 1/1/2006, Kiểm toán Nhà nước chuyển sang trực thuộc Quốc hội. Sửa đổi này được đưa ra nhằm đảm bảo việc kiểm soát ngân sách chi tiêu khách quan và độc lập hơn.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga, sửa luật này phải tháo gỡ những vướng mắc trong hoạt động kiểm toán để phù hợp với địa vị pháp lý của Kiểm toán Nhà nước.
Bà Lê Thị Nga nhấn mạnh đây là cơ quan do Quốc hội thành lập và chúng ta đặt rất nhiều kỳ vọng. Vì vậy, bà đồng tình Kiểm toán Nhà nước có một số quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, nhưng không quy định trong luật này mà quy định nguyên tắc, đưa vào Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Cũng theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, chúng ta đã bàn rất nhiều đến trách nhiệm của đoàn thanh tra, kiểm toán khi đã vào thanh tra, kiểm toán nhưng không phát hiện ra vi phạm. Rồi sau này cơ quan điều tra lại phát hiện sai phạm về cùng một nội dung.
Dẫn chứng câu chuyện 11 đoàn thanh, kiểm tra vào nhưng không phát hiện sai phạm ở Vinashin, bà Nga cho rằng nếu sau này cơ quan điều tra phát hiện ra thì những người đã vào thanh tra, kiểm toán mà không chịu trách nhiệm gì thì không đúng.
“Phải cụ thể hóa quy định phòng chống tham nhũng trong Luật Kiểm toán nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch và chống tham nhũng trong chính cơ quan có chức năng phòng chống tham nhũng”, bà Nga nhấn mạnh.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng việc cụ thể hóa là đúng, nhưng phải quy định như thế nào để phù hợp với bản chất, yêu cầu của hoạt động kiểm toán.
Một nội dung khác được sửa đổi là luật cho phép KTNN trong quá trình kiểm toán có quyền truy cập phần mềm dữ liệu đơn vị chịu sự kiểm toán.
Băn khoăn về thẩm quyền này, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu lưu ý cần tham khảo kinh nghiệm quốc tế trong vấn đề này, bởi việc truy cập vào phần mềm của các cơ quan có thể phạm đến bí mật đời tư, bí mật doanh nghiệp.
Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cũng cho rằng truy cập vào các phần mềm quản lý nội bộ là vấn đề cần quy định rõ.
"Trong trường hợp phát hiện có sai phạm như trốn thuế, KTNN có quyền truy cập vào phần mềm nội bộ của họ, nhưng phải quy định quyền truy cập đến đâu và thời điểm nào, chứ không thể có quyền truy cập thường xuyên, làm ảnh hưởng đến nhân quyền, quyền công dân của họ", ông Hiển góp ý.
Ông đề nghị quy định rõ phạm vi, thẩm quyền, trách nhiệm của người quyết định truy cập dữ liệu và chỉ được truy cập trong các trường hợp liên quan đến nội dung vụ việc đang được kiểm toán.
Nhiều ý kiến tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội băn khoăn ai sẽ giám sát hoạt động kiểm toán và cơ quan nào có thẩm quyền chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho kiểm toán.
Có ý kiến đề nghị thành lập một cơ quan độc lập, song Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nhắc lại Luật quy định Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát hoạt động kiểm toán, nên nếu thành lập thêm nhiều cơ quan, đưa vào luật sẽ làm phức tạp vấn đề.
Đại diện cơ quan thẩm tra luật, Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Đức Hải, cho biết có một nội dung mới được KTNN đề xuất bổ sung so với dự thảo luật đã trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 là sửa nhiệm vụ KTNN “thực hiện kiểm toán theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng”, chuyển thành “xem xét, quyết định việc kiểm toán khi có đề nghị của Chính phủ, Thủ tướng”.
Theo ông Hải, thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách thống nhất với đề xuất trên để KTNN bảo đảm nguồn lực và chủ động hơn trong thực hiện kế hoạch kiểm toán đã được quyết định. Tuy nhiên, KTNN cần giải trình rõ hơn và tổng hợp, thống kê, đánh giá tác động khi thực hiện các nhiệm vụ mà Chính phủ, Thủ tướng đã yêu cầu kiểm toán thực hiện từ khi Luật KTNN năm 2015 có hiệu lực đến nay.
Từ đó làm rõ mức độ ảnh hưởng đến kế hoạch kiểm toán, chất lượng các cuộc kiểm toán trong kế hoạch để có căn cứ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội xem xét, quyết định.
Cho ý kiến về vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh nhu cầu kiểm toán luôn gắn với quản lý, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng trong thực tế. Tuy nhiên, dự luật cần thể hiện cơ chế như thế nào để tránh mâu thuẫn trong việc KTNN thực hiện Nghị quyết của Quốc hội.
“Cần cân nhắc quy định trong luật cơ chế như thế nào, nếu không ai cũng có thể chỉ đạo kiểm toán và khi có nhiều chỉ đạo thì Nghị quyết của Quốc hội như thế nào? KTNN trước hết thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, còn phát sinh thì phải báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, chứ không phải ai cũng có thể chỉ đạo được kiểm toán làm cái này cái kia. Vì như thế KTNN không thể đáp ứng được”, bà Ngân nêu quan điểm.
Về tình trạng chồng chéo giữa thanh tra, kiểm tra, các cơ quan thừa nhận thực trạng này còn tồn tại và chưa được khắc phục trong thực tiễn. Vì vậy, trong luật cần quy chế rõ về cơ chế phối hợp để tránh chồng chéo.
Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đặt nhiều câu hỏi: “Ai điều hoà khi có sự chồng chéo giữa hai cơ quan này? Nói quy chế phối hợp nhưng ai ban hành và ai chứng nhận sự hợp pháp?
Theo bà Phóng, đây là thẩm quyền của Quốc hội. Do đó, cần có quy định phù hợp để hai cơ quan thực hiện nhiệm vụ theo luật giao.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đề nghị lấy kế hoạch kiểm toán được Quốc hội thông qua hàng năm làm chuẩn, các cơ quan khác căn cứ vào đó mà thực hiện để tránh chồng chéo. Ngoài ra, cần cơ chế phối hợp và nếu phát sinh vướng mắc thì phải báo cáo lên cấp thẩm quyền.
Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu thì nhấn mạnh để giải quyết sự chồng chéo này thì trước hết Luật Kiểm toán Nhà nước phải minh định cái gì kiểm toán phải làm. Bên cạnh đó, trong thực tế vấn đề nào còn vướng mắc thì hai bên thực hiện theo cơ chế phối hợp, trường hợp không giải quyết được thì báo cáo lên cấp cao hơn.
Ông Lưu cũng đồng tình quan điểm, nội dung nào có trong kế hoạch kiểm toán hàng năm được Quốc hội thông qua thì thanh tra không làm.
Phản ánh “các địa phương kêu nhiều” về vấn đề chồng chéo, Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải đề nghị cần một “trọng tài” giải quyết khi phát sinh sự chồng chéo giữa kiểm toán và thanh tra mà hai bên không giải quyết được.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, kế hoạch kiểm toán được Quốc hội thảo luận, thông qua hàng năm bằng Nghị quyết là cơ sở rất qua trọng để các bên căn cứ vào đó thực hiện. Bởi trước khi trình Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước chắc chắn đã có sự trao đổi với các bên liên quan, như Thanh tra Chính phủ.
“Còn trong quá trình thực hiện có phát sinh thì hai bên cần theo quy chế phối hợp cũng như cần cơ quan có thẩm quyền điều hoà mà cụ thể là Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội”, bà Ngân nói.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.