'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Báo cáo tổng hợp của Công ty Cổ phần Chứng khoán KIS Việt Nam cho hay qua trao đổi với các ngân hàng tại Hà Nội, hầu hết các ngân hàng đều cho rằng tỷ lệ nợ xấu sẽ không tăng mạnh trong 2 tháng cuối năm 2020. Trong trường hợp nền kinh tế trở nên tiêu cực hơn do đại dịch diễn ra trên toàn cầu, một phiên bản mở rộng hơn của Thông tư 01 sẽ cứu nguy cho bảng cân đối kế toán các ngân hàng.
KIS Việt Nam cho biết 6 tháng đầu năm 2020, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB, HoSE: MBB) thông tin rằng đã đạt mức tăng trưởng tín dụng khoảng 8%, chủ yếu nhờ vào nhóm khách hàng CIB (doanh nghiệp lớn và rất lớn). Trong khi đó, ngân hàng thận trọng trong việc mở rộng tín dụng với doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tuy nhiên, trong dài hạn, phía MB cho hay ngân hàng vẫn hướng đến phân khúc bán lẻ để cải thiện tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) và thu nhập ngoài lãi.
Trong khi đó, MCredit vẫn ở giai đoạn tái cấu trúc và đã giảm tỷ lệ cho vay tiền mặt từ mức 70-80% một năm trước xuống còn khoảng 30-40%.
Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) kết thúc quý II/2020 được cải thiện hơn so với mức 30% của quý I/2020 nhưng vẫn thấp hơn mức 34% cuối năm 2019. Tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát dưới mức mục tiêu 1,8% cho năm nay.
Đáng chú ý, tổng thu nhập hoạt động (TOI) nửa đầu năm nay ước tính tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái, lên khoảng 13.500 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế ước tính tăng 5% lên khoảng 5.100 tỷ.
Đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, HoSE: BID), theo đại diện ngân hàng, do đang trong giai đoạn tái cấu trúc nên BIDV vẫn trích dự phòng tín dụng cao. Theo kế hoạch ban đầu, kế hoạch tái cấu trúc sẽ hoàn thành vào năm 2021 nhưng do ảnh hưởng của Covid-19 nên có thể sẽ kéo dài lâu hơn một chút cho đến cuối năm 2022.
BIDV đang trong quá trình tăng vốn cấp 1 và vốn cấp 2.
Với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank, HoSE: VCB), đại diện ngân hàng chia sẻ rằng Vietcombank đã hoàn thành gói tín dụng hỗ trợ cho người đi vay bị ảnh hưởng gián tiếp bởi Covid-19 vào tháng 6/2020 và sẽ kết thúc các gói cứu trợ còn lại cho người đi vay chịu ảnh hưởng trực tiếp vào tháng 9/2020.
Vietcombank đang cơ cấu lại danh mục cho vay theo hướng đẩy mạnh phân khúc bán lẻ (cho vay mua nhà có thế chấp) và hướng đến khách hàng thuộc tầng lớp trung lưu. Ngân hàng tỏ ra thận trọng cho phân khúc bán buôn và doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME).
NIM của ngân hàng dự kiến sẽ có xu hướng giảm trong giai đoạn 2020 – 2021 do phải cắt giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ nền kinh tế.
Bên cạnh đó, phía Vietcombank cho biết lợi nhuận bất thường từ hợp đồng bancassurance độc quyền với FWD có thể sẽ được ghi nhận vào quý IV/2020. Ngân hàng đã bắt đầu phân phối các sản phẩm của FWD thông qua mạng lưới chi nhánh của mình từ tháng 4/2020. Theo tiết lộ từ đại diện Vietcombank, hoạt động bancassurance đã có khởi đầu thuận lợi trong quý II/2020 và đã vượt KPI cam kết.
Về phía Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank, HoSE: TCB), KIS Việt Nam cho biết trong cuộc họp với đại diện ngân hàng, phía Techcombank bày tỏ lòng tin rằng các quy định mới nhằm thắt chặt quy định chào bán trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) cho nhà đầu tư không chuyên nghiệp không có bất kì tác động tiêu cực nào mà còn có cơ hội mở rộng thị phần.
Cụ thể, các công ty phát hành TPDN thông qua Techcombank đều là các công ty tư nhân hàng đầu, có xếp hạng tín nhiệm tốt với tình hình tài chính vững vàng. Thêm vào đó, Techcombank đã có kinh nghiệm và chuẩn bị tốt cho hình thức phát hành ra công chúng. Ngoài ra, nhiều khách hàng của Techcombank thỏa mãn quy định nhà đầu tư chuyên nghiệp trong luật chứng khoán.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.