Khởi tố cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Đức Quyền
(VNF) - Ông Nguyễn Đức Quyền, cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, vừa bị cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa khởi tố, áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú.
Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, vùng thượng nguồn sông Ngàn Mọ, nay là lòng hồ Kẻ Gỗ đã từng ghi dấu ấn vào lịch sử, khúc tráng ca một thời đạn bom của những năm tháng mở đường ra tiền tuyến, chi viện cho chiến trường miền Nam.
Để né tránh các tuyến đường bị kẻ thù đêm ngày đánh phá, Hà Tĩnh đã mở tuyến đường vào ngã ba Thình Thình, qua đường 21, đường 22. Đường 22 là tuyến đi theo hồ Kẻ Gỗ hiện nay để lên vùng thượng nguồn, sang Kỳ Anh, vào Quảng Bình. Trên tuyến đường này và trong lòng hồ phía thượng nguồn, ta đã xây dựng sân bay dã chiến Libi (có người nói đặt tên theo con suối) để phục vụ cho chiến trường Bình -Trị -Thiên. Còn việc lấy tên đường 22 thì theo một số nhân chứng cho rằng: Năm 1966, khi xây dựng tuyến đường, tuổi bình quân của đội viên 4 đội Thanh niên xung phong (TNXP) nhiệm kỳ 1 là 22 tuổi, nên tuyến đường được đặt tên là đường 22. Đường chiến lược 22 hết sức quan trọng trong hệ thống đường mòn Hồ Chí Minh để chia lửa cho đường 21, đường 15 và đảm bảo sự thông suốt giao thông vận tải của tỉnh Hà Tĩnh ra tiền tuyến trong mọi tình huống.
Ông Trần Quốc Hùng, nguyên Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp phát triển Nông thôn Hà Tĩnh, nguyên Tiểu đội trưởng, Đại đội 534, TNXP Hà Tĩnh từng được giao nhiệm vụ quan sát theo dõi số lượng bom địch thả xuống ngã ba Thình Thình và nắm bắt thông tin giữa hai tuyến đường 21, đường 22 để hướng dẫn cho xe qua. Nếu như tuyến đường 21 bị tắc, thì xe đi qua tuyến đường 22. Đồng thời, kiểm soát bom chưa nổ để công binh phá hủy và san lấp các hố bom để đảm bảo giao thông.
Tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu ở đường 22 và sân bay Libi có Trung đoàn Tên lửa, Tiểu đoàn Nguyễn Viết Xuân (QK4), Tiểu đoàn 8 (Bộ Chỉ huy quân sự Hà Tĩnh). Các đội thanh niên xung phong các tỉnh, thành: Nam Hà, Nam Định, Hà Tĩnh, Thái Bình, Hà Nội, Hải Phòng, các đơn vị công nhân quốc phòng, Ty kiến trúc, Xí nghiệp gạch ngói Cẩm Xuyên, dân quân tự vệ, dân công hỏa tuyến các xã lân cận. Riêng đội N35 của Nam Hà có 8 đại đội sau còn bổ sung thêm 8 đại đội của tỉnh Thái Bình.
Thi công tuyến đường 22 giữa rừng đại ngàn phải đối mặt với nhiều thú dữ, nhiều khe suối, cầu, ngầm và không có vật liệu tại chỗ… Nhưng các lực lượng đã vượt qua gian khổ, khó khăn, phát động các phong trào thi đua nên đến cuối năm 1966, đường 22 đã thông xe ra tiền tuyến.
Với chiều dài 95 km vào Nam, suốt cuộc chiến tranh đường 22 không lúc nào ngớt đạn bom. Đặc biệt đoạn Đá Bạc, Khe Cời, khe Libi và sân bay Libi nhiều thời điểm được coi là cung đường chết luôn mịt mù khói lửa.
Theo những người từng chiến đấu và phục vụ chiến đấu ở đây kể lại: Nhiều trận chiến đấu ở đường 22 và sân bay dã chiến Libi đã thương vong cả trăm con người. Từ năm 1968 đến năm 1972, bị B52 rải bom tọa độ đã làm hy sinh hơn 400 người. Riêng trận đánh vào năm 1972, các đơn vị bộ đội chủ lực, TNXP và công nhân gạch ngói, Ty Kiến trúc Hà Tĩnh hy sinh 137 người.
Năm 2013, trong quá trình làm phim, gặp gỡ các nhân chứng, bà Nguyễn Thị Nhiên, nguyên TNXP ở xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Xuyên bị cụt một tay trong trận bom B52 ngày đó đã kể lại những mất mát đau thương, bi thảm của bộ đội, TNXP. Ông Phan Khắc Lịch, nguyên đội trưởng khai thác lâm sản ở thôn Quang Trung, xã Cẩm Duệ, huyện Cẩm Xuyên đã chứng kiến gương hy sinh oanh liệt của nữ TNXP chị Trần Thị Thi. Ông nói: Chừng khoảng 3 giờ rưỡi chiều, bốn người trong đội đưa cô Thi ra. Cô bị thương nặng lắm, xin uống bát nước rồi nhìn mọi người để vĩnh biệt. Sau đó, các anh đã chôn cất, bây giờ chỗ đó là lòng hồ sâu 12 mét nước. Ông Phan Khắc Quỳnh, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Cẩm Mỹ thời kỳ 1962 - 1975 còn nhớ: Hôm đó khoảng 2 giờ sáng bọn địch đưa máy bay từ Thái Lan sang ném bom khe Lá Nước, sân bay dã chiến. Lúc đó ông cùng xã đội trưởng và một số cán bộ vào vùng Đá Bạc, cảnh tượng đau thương vô cùng. Bệnh xá dã chiến ở đây cũng bị đánh tơi bời còn nghi ngút khói lửa. Cả mấy đơn vị chỉ sống sót có vài người.
Có rất nhiều câu chuyện về sự hy sinh của đồng đội mãi hơn 40 năm sau (phim sản xuất năm 2013) kể lại không khỏi xúc động, bùi ngùi, tiếc thương người đã khuất. Sau khi đất nước thống nhất, “từ chiến trường ra, ta xốc tới công trường” công trình hồ Kẻ Gỗ được thi công. Ngày đó, khi người dân khu vực lòng hồ Kẻ Gỗ được tái định cư, việc cất bốc, di dời, qui tập hài cốt các liệt sĩ hai bên lạch nước được tiến hành. Sau này, một vài lần di dời, nhưng chưa hết số hài cốt liệt sĩ được chôn cất thời chiến tranh, vì khu vực này còn có trạm xá dã chiến nên có nhiều người thương vong.
Những câu chuyện về sự hy sinh của các lực lượng từng chiến đấu trên tuyến đường 22 và sân bay Libi cứ chìm dần giữa mênh mông biển nước. Mọi thứ như lắng lại dưới lòng hồ. Hồ nước đầy, vơi. Mùa lũ nước mênh mông. Mùa hè nhiều thứ dưới lòng hồ lộ dần. Người dân đi rừng, đồng đội trở lại chiến trường xưa, dấu tích còn đây. Năm 2011, mực nước lòng hồ xuống rất thấp, nhô ra các cồn đất, dấu tích làng mạc xưa hiện dần. Dưới lòng hồ, nhiều hài cốt của các anh, các chị hy sinh ngày ấy đã lộ diện. Trong dòng nước mát, các bộ hài cốt vẫn ở lòng đất cho mùa màng sinh sôi.
Sau các chuyến khảo sát, xác định được vị trí các ngôi mộ của đồng đội, được sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hà Tĩnh, Ủy ban nhân dân huyện, Ban Chỉ huy quân sự huyện Cẩm Xuyên đã thành lập đoàn công tác đặc biệt cùng chính quyền và dân quân xã Cẩm Mỹ tổ chức cất bốc, di dời, qui tập hài cốt các anh, các chị đã hy sinh ở tuyến đường 22, sân bay Libi và trạm xá dã chiến thuộc vùng lòng hồ Kẻ Gỗ.
Ngày ra đi tiễn các anh lên đường “xao xuyến bờ tre từng hồi trống giục, “tiếng cười hăm hở đầy sông, đầy cầu”; ngày đón các anh về hôm nay trong nâng niu bàn tay, với niềm tiếc thương vô hạn của đồng đội. Chí làm trai sức vóc tuổi đôi mươi các anh, các chị đã để lại chiến trường, nhưng còn đây vẫn cốt cách lớn lao một con Người.
Lễ truy điệu, an táng hài cốt liệt sỹ hy sinh ở đường 22 và sân bay Libi được tổ chức trọng thể, trang nghiêm. Lãnh đạo chính quyền, nhiều đồng đội của các chị, các anh và nhân dân địa phương đã có mặt để tiễn đưa những người con ưu tú từ mọi miền đất nước ngã xuống vì độc lập tự do về nơi an nghỉ cuối cùng. Sau nhiều lần quy tập, đến năm 2013 đã có 87 bộ hài cốt được đưa về nghĩa trang liệt sỹ huyện nơi rú Hội.
Để thực hiện những thước phim tài liệu “Ký ức hồ Kẻ Gỗ”; chúng tôi đã tập hợp nguồn tư liệu hình ảnh của nhà báo Vũ Thìn, nguyên trưởng phòng Chuyên đề của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Tĩnh và phóng viên Đài Truyền thanh, truyền hình huyện Cẩm Xuyên đã thực hiện; đồng thời trực tiếp đi khảo sát, gặp gỡ nhân chứng. Đã có 6 người được phỏng vấn về các thời kỳ trong quá trình xây dựng, chiến đấu bảo vệ tuyến đường 22, sân bay Libi, nhất là thời điểm B52 thả bom nhiều người hy sinh.
Được sự giúp đỡ của chính quyền xã Cẩm Mỹ, trực tiếp là ông Nguyễn Đình Phú, xã đội trưởng để thuê mượn thuyền chở người, máy móc, thiết bị, đạo cụ vào lòng hồ ghi hình. Đoàn làm lễ dâng hương các anh hùng liệt sĩ tại Miếu thờ nằm ven bìa rừng. Tháng 7 về chiều, mặt trời xuống núi nhanh nên mọi công việc ghi hình trong cả tuần lễ phải thực hiện khẩn trương khi trời chưa tối để về làng.
Lần đó, đoàn làm phim đã tổ chức thả hoa đăng trong lòng hồ, cầu cho linh hồn các anh hùng liệt sĩ được siêu thoát. Việc thả hoa đăng phải vào buổi tối; nhưng theo người lái thuyền đêm tối sẽ không tìm được đường ra đập chính, dễ bị mắc cạn; mà ngủ lại vùng thượng nguồn lòng hồ khi chưa được chuẩn bị. Mọi người đều nhất trí ở lại. Đêm tối mịt mùng, trời oi bức, gió Lào thổi mạnh, vùng lòng hồ lâu lâu có những cơn gió xoáy hồn hột, những con cá chép nhảy lên đớt mồi ột oạt trong nước làm mọi người giật thột như phá tan sự yên tĩnh. Mấy lần thắp nến trên doi cát để làm lễ đều không được. Ông Phú lại quỳ xuống xin phép các anh chị được lặng gió để làm lễ. Tự nhiên, trời lặng gió, khói hương tỏa ra nghi ngút, thuyền ghé vào bờ đưa hoa đăng ra xa, cảnh phim thật huyền ảo, linh thiêng. Ai cũng nghĩ nếu không có sự phù hộ độ trì của các anh hùng liệt sĩ ở đây chắc đã bỏ cuộc trở về hôm sau vào làm lại. Đêm đó, thuyền lần mò ra đập chính cũng được an toàn. Ai cũng nghĩ chắc chắn bộ phim sẽ thành công.
Sau các công đoạn hậu kỳ, phim được Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Cục Chính trị, Quân khu IV duyệt, mọi người đều đánh giá cao. Đề tài sau chiến tranh không mới, nhưng lại có chuyện mới ít ai nghĩ đến ở công trình Đại thủy nông Kẻ Gỗ đã nổi tiếng cả nước. Dù phim cơ bản đã đi tận cùng của câu chuyện, những người làm phim vẫn boăn khoăn khi còn nhiều hài cốt của các anh chị vẫn còn ở lòng hồ. Để quy tập hết các hài cốt phải xả cạn nước lòng hồ? Hồ Kẻ Gỗ mà cạn nước thì cuộc sống, sản xuất của hàng chục vạn con người thành phố Hà Tĩnh, các huyện Cẩm Xuyên, Thạch Hà sẽ ra sao? Các anh, các chị trên tuyến đường 22 và sân bay Libi đã ngã xuống, phải hy sinh lần nữa. Sự hy sinh thật cao cả, thiêng liêng!
Nghe kể lại nhiều câu chuyện huyền bí chưa giải thích được dưới lòng hồ vào lúc trời tròn bóng hay khi sấm chớp động giông… trong mùa tiếp mùa, giữa biển nước mênh mông của núi rừng kỳ vỹ, thăm thẳm từ lòng hồ, trong tiếng vọng về một thuở hào hùng có tiếng đàn sáo, tiếng hò reo, cả tiếng nức nở, day dứt điều chi, hòa trong tiếng sóng nước của con thuyền, dòng người trở lại chiến trường xưa; khi đồng đội mãi không về.
Bộ phim đã ghi lại một lời nhắc như một thông điệp từ năm 2013: “Dù đã tạc dạ, ghi lòng, nhưng xin hãy dựng nơi đây một tượng đài ngang tầm với sự hy sinh cao cả của hơn 400 con người của nhiều lực lượng từ mọi miền Tổ quốc. Lời thầm nhắc của người ngã xuống, lời nguyện cầu của đồng đội hôm nay và mong ước của những người thực hiện thước phim này. Chiến trường xưa thành biển hồ Kẻ Gỗ. Giá trị độc lập được kết bằng xương máu, có bao giờ đền đáp được sự hy sinh”. Và, hơn 10 năm sau lời nguyện cầu ấy trở thành hiện thực khi công trình Đền thờ các anh hùng liệt sĩ ở hồ Kẻ Gỗ đã được xây dựng bề thế, khang trang, uy nghi bên miếu thờ ngày trước. Công trình là sự tri ân, thể hiện lòng biết ơn, niềm tự hào về người đã khuất; chốn linh thiêng của du khách khi về thăm hồ Kẻ Gỗ.
Phim tài liệu “Ký ức hồ Kẻ Gỗ”, Kịch bản, lời bình: Phan Trung Thành; Quay phim: Nguyễn Sỹ Tâm, Dương Hoàng, Đình Thanh; Dựng hình: Đại Thắng; Đọc lời bình: Trường Giang; Âm thanh: Đào Hoa, đã đoạt Huy chương Vàng tại Liên hoan phim Truyền hình toàn quân lần thứ X, tháng 9/2013.
(VNF) - Ông Nguyễn Đức Quyền, cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, vừa bị cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa khởi tố, áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú.
(VNF) - Một số đại biểu Quốc hội lo chính sách ưu đãi vượt trội cho khu thương mại tự do Hải Phòng có thể gây chênh lệch, cạnh tranh không công bằng với các địa phương khác như Đà Nẵng.
(VNF) - Thủ tướng Chính phủ đề nghị nghiên cứu hỗ trợ chi phí cho hộ kinh doanh dùng hoá đơn điện tử từ máy tính tiền.
(VNF) - Gần đây, sau khi gây ra các hành vi phạm tội, nhiều đại gia đã chi hàng ngàn tỷ đồng khắc phục hậu quả và được tòa án cho hưởng tình tiết giảm nhẹ.
(VNF) - Vụ rơi máy bay phản lực 787-8 Dreamliner của hãng hàng không Air India khiến gần 300 người thiệt mạng đã đưa Boeing trở lại tâm điểm chú ý, đúng thời điểm các lãnh đạo cấp cao của hãng chuẩn bị tham dự Triển lãm Hàng không Paris (Paris Air Show) – nơi các nhà sản xuất máy bay công bố các đơn đặt hàng lớn và giới thiệu những sản phẩm tiên tiến nhất của mình.
(VNF) - TP. HCM vừa được Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1125/QĐ-TTg phê duyệt Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060.
(VNF) - Đà Nẵng và Quảng Nam chuẩn bị vận hành thử mô hình chính quyền địa phương hai cấp tại 3 phường và 3 xã trong tiến trình sáp nhập hai địa phương.
(VNF) - Công an Đà Nẵng vừa triệt phá một băng nhóm công nghệ cao thu thập trái phép hơn 21.000 thẻ tín dụng quốc tế để chiếm đoạt hàng tỷ đồng.
(VNF) - Ba vụ cà phê giả liên tiếp bị phát hiện chỉ trong một tuần cho thấy vấn nạn không còn là cá biệt. Nhưng điều đáng lo hơn là khoảng trống trong chính sách bảo vệ doanh nghiệp làm thật những người đang ngày càng lép vế trước hàng giả vì thiếu minh bạch thị trường.
(VNF) - Chiều 12/6, Quốc hội thảo luận về dự thảo nghị quyết liên quan đến việc xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam. Trong khi Chính phủ đề xuất mô hình “một trung tâm, hai điểm đến” tại TP. HCM và Đà Nẵng, nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ băn khoăn, cho rằng nên tập trung nguồn lực để phát triển hiệu quả một trung tâm duy nhất, tránh dàn trải, lãng phí và không đạt được mục tiêu thu hút “cá mập” tài chính.
(VNF) - Người dân và doanh nghiệp yên tâm sử dụng các giấy tờ đã cấp cho đến khi hết thời hạn. Nếu có nguyện vọng cấp lại giấy tờ theo địa chỉ mới, các cơ quan quản lý nhà nước sẽ hỗ trợ với thủ tục hành chính đơn giản và không thu phí.
(VNF) - Theo nghị quyết được Quốc hội thông qua, số đơn vị hành chính của nước ta giảm từ 63 xuống 34, trong đó có 21 địa phương có biển.
(VNF) - Với việc Quốc hội thông qua Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025, từ hôm nay cả nước còn 34 tỉnh, thành phố thay vì 63 như trước đây.
(VNF) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa có ý kiến chỉ đạo về việc cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho Công ty TNHH Hàng không Mặt trời Phú Quốc.
(VNF) - Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) Nguyễn Bá Hoan cùng đồng phạm đã có sai phạm trong vụ án xảy ra tại công ty xuất khẩu lao động.
(VNF) - Đảng bộ Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) đã và đang thể hiện quyết tâm tổ chức đại hội đảng các cấp tại PV GAS, hướng tới Đại hội Đại biểu Đảng bộ PV GAS nhiệm kỳ 2025-2030 đảm bảo “tinh, gọn, đồng bộ, thực chất, hiệu quả”; nêu cao chủ đề của nhiệm kỳ mới: “xây dựng Đảng bộ “bốn tốt”, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát triển Tổng công ty theo hướng bền vững, tiếp tục giữ vững vai trò chủ đạo, tiên phong trong ngành năng lượng khí Việt Nam”; và phương châm đại hội là: “đổi mới - bứt phá - thích ứng - cạnh tranh”.
(VNF) - Mỗi năm, thuốc lá gây thiệt hại hơn 2% GDP cho Việt Nam. Trong khi đó, thuế thuốc lá vẫn ở mức thấp và tăng quá chậm. Tăng thuế lúc này không chỉ giúp giảm tiêu dùng mà còn bảo vệ sức khỏe cộng đồng và tăng nguồn lực cho phát triển bền vững.
(VNF) - Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh việc xây dựng trung tâm tài chính là hình thành một khu vực có chính sách và khung pháp lý riêng, vượt trội, đặc thù nhằm thu hút các nhà đầu tư.
(VNF) - Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình cho biết ngày 30/6, đồng loạt tất cả các tỉnh sẽ công bố địa giới hành chính mới của tỉnh, xã và bộ máy lãnh đạo mới cả Đảng và chính quyền.
(VNF) - Công an TP.HCM xác định giám đốc Công ty Natural Care là người đứng sau vụ đổ trộm thực phẩm chức năng ven đại lộ Nguyễn Văn Linh. Số hàng bị phi tang liên quan đến hai công ty dược vừa bị triệt phá vì sản xuất hàng giả.
(VNF) - Chương trình kỳ họp thứ 9 sẽ được bổ sung 3 nội dung trình Quốc hội xem xét, quyết định, trong đó có công tác tổ chức nhân sự thuộc thẩm quyền.
(VNF) - Ngày mai (12/6), Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua nghị quyết về sáp nhập tỉnh, thành phố. Nghị quyết sẽ có hiệu lực ngay, sớm hơn dự kiến trước đó.
(VNF) - DN trồng sâm Ngọc Linh xin phép xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài nhưng thủ tục cứ lòng vòng, các đơn vị trả lời chung chung. Doanh nghiệp đã phải hỏi đến 4 cơ quan nhưng đến nay chưa có cơ quan chức năng nào để tháo gỡ cho doanh nghiệp.
(VNF) - Công an TP. Hà Nội vừa bắt tạm giam Vũ Hồng Quân, Chủ tịch HĐQT và Kiều Văn Hoạch, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn GBF để điều tra hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
(VNF) - Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez khẳng định Tây Ban Nha sẵn sàng hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm với Việt Nam trong lĩnh vực này và sẵn sàng đón nhóm công tác của Việt Nam.
(VNF) - Ông Nguyễn Đức Quyền, cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, vừa bị cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa khởi tố, áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú.
(VNF) - Thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Môi trường TP. Đà Nẵng đã liên tục phát hành thông báo mời các đơn vị có năng lực tham gia tư vấn xác định giá đất đối với nhiều dự án lớn trên địa bàn thành phố.