Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Dự kiến, từ tháng 1/2026 đến tháng 12/2028, Lạng Sơn sẽ bắt đầu triển khai thử nghiệm Mô hình cửa khẩu thông minh nhằm đánh giá công nghệ và hạ tầng, trong đó sẽ áp dụng trí tuệ nhân tạo, xe tự hành không người lái, hệ thống quản lý kho có sử dụng camera thông minh.
Tổng kinh phí thực hiện đề án cửa khẩu thông minh là 7.966 tỷ đồng. Trong đó, kinh phí xã hội hóa đầu tư là 6.630 tỷ đồng, kinh phí đầu tư từ nguồn NSNN là 1.335 tỷ đồng, nguồn ngân sách trung ương 460 tỷ đồng.
Kinh phí xã hội hóa dự kiến dùng để thực hiện các hạng mục hạ tầng logistics, phương tiện, trang thiết bị máy móc bao gồm xe tự hành AGV, cẩu gắp container, hệ thống giám sát tự động, hệ thống viễn thông 5G….
Kinh phí đầu tư từ nguồn NSNN sẽ để mở rộng đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1119-1120 thuộc cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Việt Nam) - Hữu Nghị Quan (Trung Quốc) từ 4 làn xe lên 6 làn xe.
Nguồn ngân sách trung ương để mua sắm các thiết bị chuyên dùng kiểm tra, giám sát hải quan để phục vụ cửa khẩu thông minh; nâng cấp cổng thông tin một cửa quốc gia để thực hiện việc tiếp nhận, chia sẻ thông tin các lô hàng XNK...
Dự án được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 kinh phí thực hiện là 2.485 tỷ đồng, giai đoạn 2 là 5.481 tỷ đồng.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.