Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Xin ông cho biết, dịch bệnh Covid -19 ảnh hưởng như thế nào tới hoạt động của Tổng Công ty Tân Cảng trên 3 mặt trận: khai thác cảng, dịch vụ logistic và vận tải biển?
Năm 2020 mặc dù có ảnh hưởng Covid -19 hết sức phức tạp, tác động lớn đến nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp (DN) kinh doanh cảng biển nói riêng, là một DN cảng chúng tôi cũng không nằm ngoài tác động ảnh hưởng đó.
Tuy nhiên, năm 2020 với sự chỉ đạo quyết liệt từ Chính phủ, sự vào cuộc của các Bộ, ngành, đặc biệt với ngành giao thông vận tải có sự chỉ đạo sát sao từ Bộ GTVT, Cục hàng hải Việt Nam và sự chỉ đạo quyết liệt từ các cơ quan Bộ Quốc phòng, Quân chủng hải quân, thì Tân Cảng Sài Gòn cũng tích cực triển khai nhiệm vụ và các kế hoạch được giao.
Đối với Cảng Cát Lái, Tp. Hồ Chí Minh thì Tân Cảng đã chủ động phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước trong triển khai chống dịch, triển khai hệ thống cảng điện tử, lệnh giao hàng điện tử, thanh toán từ xa và có các giải pháp chống dịch hiệu quả. Do vậy, chúng tôi vẫn duy trì được các hoạt động tại Cảng một cách thông suốt.
Và đến thời điểm này, năm 2020 đã đi qua và chúng ta đã vượt qua rất nhiều khó khăn, tuy nhiên, sản lượng hàng hoá thông qua các cảng biển nói chung và cảng Cát Lái nói riêng vẫn có sự tăng trưởng tốt.
Xin ông cho biết sản lượng thông qua 16 cảng của Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn trong năm 2020?
Năm 2020, sản lượng thông qua toàn hệ thống cảng đạt 9,5 triệu TEUs tăng 8% so với năm 2019 hoàn thành hoạt động sản xuất kinh doanh trước 10 ngày.
Đối với Cảng Cát Lái của Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn sản lượng năm 2020 vẫn đạt 5,78 triệu TEUs tăng 6,6% so với năm 2019.
Con số đó, thể hiện sự tăng trưởng hàng hoá xuất nhập khẩu phía Nam, đồng thời, thể hiện sự nỗ lực vượt qua khó khăn của ngành hàng hải trong đó có Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn.
Đồng thời, thực hiện tốt việc lưu thông hàng hoá, giúp cho hàng hoá xuất nhập cả nước tiếp tục được thông thương, giúp kéo giảm chi phí logistics của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và giúp cho tính cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Tân Cảng có chính sách hỗ trợ giảm chi phí như thế nào cho các doanh nghiệp có hàng đi qua cảng?
Là một đơn vị khai thác cảng đứng đầu cả nước, Tân Cảng luôn luôn thấu hiểu, chia sẻ và đồng hành với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Năm 2020, với những khó khăn của các doanh nghiệp, Tân Cảng đã chủ động có những giải pháp và có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp một cách kịp thời.
Đặc biệt trong thời kỳ bùng phát Covid-1, chúng tôi có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong vấn đề phí lưu container, lưu bãi tại cảng mà điển hình là phí điện lạnh tại cảng Cát Lái, phí hoa tiêu, phí lai dắt… Tân Cảng đều có sự chia sẻ với các hãng tàu.
Ngoài ra chúng tôi cũng phát động các phong trào chống dịch như phát khẩu trang, triển khai các giải pháp chống dịch từ xa… với những sự hỗ trợ như vậy thì Tân Cảng cùng các doanh nghiệp xuất nhập khẩu phía Nam cùng đồng hành và vượt qua khó khăn.
Đến thời điểm này, Tân Cảng đã vượt qua khá thành công với các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Bước sang 2021, thách thức lớn, covid-19 chưa chấm dứt và khống chế được, bước sang 2021, Tân Cảng có giải pháp như thế nào để hiệu quả hơn trong sản xuất kinh doanh?
Đối với Tân Cảng Sài Gòn, chúng tôi xác định năm 2021 là năm chưa phải đã hết khó khăn với những diễn biến phức tạp của dịch bệnh, tuy nhiên, đây là năm đầu tiên chúng ta thực hiện năm đầu tiên Nghị quyết của Đại hội Đảng các cấp, vì thế, Tân Cảng cũng đã chủ động triển khai các giải pháp.
Đặc biệt là triển khai chuyển đổi số, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào trong sản xuất, thực hiện các giao dịch từ xa, giao dịch không bằng tiền mặt,… như vậy, sẽ hạn chế được dịch, đồng thời nâng cao năng suất.
Ngoài ra, sẽ đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ , khoa học kỹ thuật để tăng công suất xếp dỡ, tăng lượng hàng hoá qua cảng.
Năm 2021, Tân Cảng Sài Gòn đặt ra mục tiêu gì, thưa ông?
Năm 2021, Tân Cảng đặt mục tiêu tăng trưởng trên 6% so với năm 2020, để đạt được thành tích đó cần sự quyết tâm của toàn hệ thống, các công ty con trong hệ thống Tân Cảng Sài Gòn và đặc biệt là các cảng đang là cửa ngõ chính như cảng Cát Lái, cảng Cái Mép – Thị Vải phải tập chung nhân cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo an toàn để trở thành điểm đến tin cậy cho các khách hàng xuất nhập khẩu và các hãng tàu.
Xin cảm ơn ông!
Ngoài nhiệm vụ kinh doanh, Tân Cảng còn là những người lính Cụ hồ Theo đại tá Nguyễn Năng Toàn, năm 2020, mặc dù hoạt động kinh doanh còn nhiều khó khăn, tuy nhiên, Tân Cảng Sài Gòn vẫn luôn quan tâm đến công tác xã hội, từ thiện. Trong đó, chúng tôi tập trung triển khai theo kế hoạch của Quân chủng hải quân mà điển hình như các chương trình: Hải quân Việt Nam làm điểm tựa cho ngư dân vươn khơi bám biển, triển khai các chương trình xây nhà tình nghĩa cho đồng đội tại các vùng khó khăn, các địa phương tây nguyên Đặc biệt trong thời gian hạn hán, dịch bệnh, Tân Cảng đã triển khai chương trình chống mặn cung cấp như dân nước ngọt tại Đồng bằng Sông Cửu Long;… Có thể nói năm 2020 chúng tôi đã triển khai đồng bộ trên nhiều mặt về công tác quân vận, dân vận đối với các đơn vị địa bàn nơi Tân Cảng đứng chân. |
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.