Lịch sử 4 dự án có dấu hiệu lãng phí vừa vào diện 'theo dõi' của TW
Tiểu Vy -
26/03/2025 14:28 (GMT+7)
(VNF) - Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực đã thống nhất đưa 4 vụ án, vụ việc có dấu hiệu lãng phí vào diện theo dõi, chỉ đạo.
Tại cuộc họp của Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí chiều 25/3, Thường trực Ban Chỉ đạo thống nhất đưa một số vụ án, vụ việc có dấu hiệu lãng phí vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo.
Theo đó, các vụ việc, vụ án này gồm: Vụ án "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí" liên quan đến sai phạm tại dự án Tòa nhà Trung tâm điều hành và giao dịch thương mại, Tổng Công ty Xi măng Việt Nam (VCEM); dự án Thủy điện Hồi Xuân, tỉnh Thanh Hóa; dự án xây dựng trụ sở Bộ Ngoại giao; tiểu dự án 2 (Lim - Phả Lại), thuộc dự án tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân.
Dự án Thủy điện Hồi Xuân
Được khởi công từ năm 2010, dự án thủy điện Hồi Xuân (Quan Hóa, Thanh Hóa) có tổng mức đầu tư hơn 3.320 tỷ đồng, công suất 102 MW, bao gồm 3 tổ máy với sản lượng điện trung bình hàng năm hơn 432 triệu Kwh. Dự án do Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Điện Hồi Xuân Vneco làm chủ đầu tư.
Theo kế hoạch, tháng 10/2012, thủy điện Hồi Xuân sẽ chặn dòng lần một, cuối năm 2013 chặn dòng lần hai, đến giữa năm 2014 thì tích nước hồ chứa và phát điện tổ máy số một vào tháng 9 cùng năm.
Dự án được Bộ Tài chính cấp bảo lãnh cho khoản vay vốn nước ngoài với số tiền trị giá 125 triệu USD vào năm 2015.
Tuy nhiên, từ năm 2014 đến năm 2018, dự án chững lại, chỉ làm cầm chừng. Từ năm 2018 thì “đắp chiếu” do thiếu vốn.
Khởi công từ tháng 3/2010, sau hơn 10 năm xây dựng dang dở, nhiều hạng mục xây dựng tại Dự án thủy điện Hồi Xuân bắt đầu xuống cấp.
Trước thực trạng trên, UBND tỉnh Thanh Hóa đã nhiều lần đề xuất các bộ, ngành sớm có giải pháp tháo gỡ để dự án tái khởi động, để người dân ổn định đời sống, sản xuất.
Tòa tháp nghìn tỷ của Vicem
Dự án tòa nhà trung tâm điều hành và giao dịch thương mại có địa chỉ tại lô 10E6, Khu đô thị Cầu Giấy, TP. Hà Nội của VICEM, trực thuộc Bộ Xây dựng, được đầu tư 1.245 tỷ đồng. Quá trình thực hiện dự án có nhiều sai phạm gây thất thoát, lãng phí đặc biệt nghiêm trọng tài sản Nhà nước và hàng loạt cựu lãnh đạo của VICEM đã bị khởi tố.
Dự án được khởi công vào tháng 5/2011. Đến tháng 8/2015, đã hoàn thành phần thô công trình. Tuy nhiên, từ năm 2015 đến nay dự án rơi vào cảnh “đắp chiếu”, bỏ hoang.
Theo tìm hiểu, tháng 6/2015, khu đất trên đã được Bộ Xây dựng phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất cho phép Vicem được giữ lại tiếp tục quản lý, sử dụng để thực hiện dự án.
Dự án tòa nhà Trung tâm điều hành và giao dịch thương mại của VICEM.
Sau đó, VICEM đã đề nghị Bộ xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ cho phép Tổng công ty lập phương án, tìm kiếm đối tác chuyển nhượng dự án để hoàn vốn đầu tư.
Bộ Xây dựng đã có văn bản báo cáo và được Thủ tướng chấp thuận chủ trương cho phép VICEM chuyển nhượng dự án vào tháng 3/2017.
Tuy nhiên, quá trình chuyển nhượng dự án gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về pháp luật đầu tư, đất đai, việc sắp xếp, xử lý tài sản nhà đất thuộc doanh nghiệp nhà nước… nên dự án vẫn không chuyển nhượng được.
Vì vậy, VICEM đã có văn bản đề nghị Bộ Xây dựng báo cáo Thủ tướng chấp thuận cho VICEM tiếp tục đầu tư, hoàn thiện tòa tháp.
Hồi năm 2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà có chỉ đạo yêu cầu Bộ Xây dựng tiếp thu ý kiến các bộ và UBND TP. Hà Nội chỉ đạo VICEM tiếp tục đầu tư hoàn thiện dự án theo quy định.
Đầu tháng 3 vừa qua, chủ đầu tư Vicem và liên danh nhà thầu Phục Hưng Holdings, TID đã tái khởi động dự án tòa nhà Trung tâm Điều hành và Giao dịch Vicem tại lô 10E6 khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Phạm Hùng với gói thầu số 23. Đây là gói thầu lắp dựng hệ thống facade (mặt ngoài) tòa nhà.
Theo kế hoạch, Vicem phấn đấu hoàn thành tòa nhà vào quý II/2026, phục vụ nhu cầu về chỗ làm việc cho tổng công ty.
Dự án tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân
Tiểu dự án 2 (Lim - Phả Lại) thuộc dự án tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân. Dự án bao gồm xây dựng tuyến mới dài 35,34km, tổng mức đầu tư 2.012 tỷ đồng, khởi công tháng 2/2008, thi công đến điểm dừng kỹ thuật trong phạm vi nguồn vốn được bố trí (gồm hoàn thành mua sắm ray và tà vẹt; nền đường đã hoàn thành 11 km, đang thi công dở dang 19 km; hoàn thành 9/12 cầu; 35/45 hầm chui dân sinh và 83/140 cống thoát nước).
Dự án tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân được Thủ tướng phê duyệt đầu tư vào năm 2004 bằng nguồn vốn trái phiếu chính phủ, có chiều dài 131 km, nối ga Yên Viên đến cảng Cái Lân, với tổng mức đầu tư hơn 7.660 tỷ đồng. Dự án được chia thành 4 tiểu dự án độc lập, khởi công năm 2008 và dự kiến hoàn thành năm 2011.
Dự án tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân.
Tuy nhiên đến năm 2011, dự án bị đình hoãn do chủ trương cắt giảm đầu tư công của Chính phủ. Trong 4 tiểu dự án, chỉ có đoạn Hạ Long - cảng Cái Lân (dài 5,6 km) được đưa vào sử dụng năm 2014, còn 3 tiểu dự án khác vẫn dở dang.
Ngoài lãng phí từ các hạng mục thi công dở dang, dự án còn khối vật tư, thiết bị trị giá hàng trăm tỷ đồng chưa sử dụng (ray, động cơ, tà vẹt...). Bộ Giao thông Vận tải đã bàn giao số vật liệu này cho Tổng công ty Đường sắt Việt Nam trông coi, bảo quản.
Dự án trụ sở Bộ Ngoại giao
Trụ sở mới của Bộ Ngoại Giao được xây dựng tại số 2 Lê Quang Đạo (phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội).
Dự án trụ sở Bộ Ngoại giao tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội được khởi công tháng 8/2009 có tổng mức đầu tư được phê duyệt ban đầu gần 3.500 tỷ đồng, sau điều chỉnh hơn 4.000 tỷ đồng, tổng diện tích 8 ha, gồm 3 khối nhà.
Theo kế hoạch 4 năm hoàn thành nhưng đến nay trụ sở mới Bộ Ngoại giao chỉ sử dụng một phần nhỏ, còn lại để không.
(VNF) - Tòa án Nhân dân Cấp cao tại TP. HCM đã mở phiên tòa xét xử phúc thẩm giai đoạn 2 vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB), dự kiến mở từ ngày 25/3 và kết thúc vào ngày 21/4
(VNF) - Nhấn mạnh kiên quyết không để lọt vào cấp ủy khóa mới như cán bộ suy thoái, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, Tổng Bí thư yêu cầu không để ra tình trạng cán bộ vừa mới quy hoạch, bổ nhiệm lại bị xử lý.
(VNF) - Tổng Bí thư cho biết, Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng cơ bản tán thành định hướng số lượng, cơ cấu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIV.
(VNF) - Ngày 25/3, ba tháng sau lần hoãn đầu tiên, TAND Cấp cao tại Hà Nội mở lại phiên phúc thẩm vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và thao túng thị trường chứng khoán. Ngay trước phiên tòa, ba anh em bị cáo Trịnh Văn Quyết, Trịnh Thị Minh Huế và Trịnh Thị Thúy Nga nộp thêm 360 tỷ đồng khắc phục hậu quả.
(VNF) - Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi dự kiến có 85% nhiệm vụ, quyền hạn của cấp huyện hiện nay sẽ chuyển giao cho cấp cơ sở thực hiện.
(VNF) - Theo hội đồng xét xử, bệnh viện xác nhận ông Trịnh Văn Quyết cùng lúc mắc nhiều bệnh, phải thở máy và nguy cơ tử vong cao nên không thể ra tòa.
(VNF) - Mặc dù đang có nhiều lợi thế cạnh tranh nhưng ông Jack Nguyễn, Giám đốc Điều hành InCorp Vietnam cho rằng, Việt Nam hiện vẫn chưa thể thay thế hoàn toàn vai trò của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
(VNF) - Sáng 25/3, Tòa án Nhân dân cấp cao tại Hà Nội sẽ mở lại phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án liên quan đến cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC, ông Trịnh Văn Quyết. Phiên tòa được tổ chức sau khi ông Quyết và nhiều bị cáo trong vụ án có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Dự kiến, phiên tòa sẽ kéo dài trong nhiều ngày.
(VNF) - Chỉ sau vài ngày ra mắt, MV “Bắc Bling” của nữ ca sĩ Hòa Minzy đã tạo nên một cơn sốt trên các nền tảng âm nhạc và mạng xã hội, ghi dấu ấn với hàng loạt thành tích ấn tượng. MV không chỉ khiến người dân Bắc Ninh cảm thấy tự hào, nhiều khán giả ở các vùng miền khắp tổ quốc cũng chia sẻ họ bỗng yêu mảnh đất, con người Kinh Bắc, muốn được đến thăm vùng đất này.
(VNF) - Sau khi được tách thành hai đơn vị hành chính riêng, Đà Nẵng và Quảng Nam đã trải qua chặng đường phát triển ngoạn mục, nhưng rồi dư địa phát triển đang dần cạn. Để tiến vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, vùng đất Quảng – Đà cần kề vai bên nhau.
(VNF) - Tăng trưởng tín dụng cao nhưng đảm bảo an toàn không chỉ là nhu cầu của mỗi ngân hàng. Chính các DN đầu tư sản xuất kinh doanh thực cũng mong muốn là khách hàng tốt và lâu dài với ngân hàng. Một quan hệ bền vững sẽ cần nỗ lực cả 2 bên.
(VNF) - UBND tỉnh Bình Phước đề nghị điều chỉnh hình thức lựa chọn nhà đầu tư dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành. Đây là dự án do liên danh Vingroup - Techcombank đề xuất.
(VNF) - Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) 2024 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, mang đến nhiều điểm mới trong cách tính lương hưu, đặc biệt là việc giảm số năm đóng BHXH tối thiểu để được nhận lương hưu từ 20 năm xuống còn 15 năm.
(VNF) - Năm 2024, tỉnh Quảng Ninh đã đạt được những kết quả khả quan trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI), đồng thời triển khai các giải pháp mạnh mẽ cho năm 2025 để tiếp tục phát huy lợi thế này, thúc đẩy sự phát triển bền vững và đồng bộ của các ngành công nghiệp, năng lượng, và dịch vụ.
(VNF) - Sáng 22/3, tại Hà Nội, Hiệp hội Dữ liệu Quốc gia đã chính thức ra mắt và tổ chức thành công Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ Nhất, nhiệm kỳ I (2025 - 2030). Tổng Bí thư Tô Lâm dự và chỉ đạo đại hội.
(VNF) - Thủ tướng đưa ra yêu cầu với các tập đoàn, tổng công ty và doanh nghiệp nhà nước để góp phần tăng trưởng kinh tế hai con số, phát triển đất nước.
(VNF) - Các chuyên gia kinh tế đánh giá việc cắt giảm 30% thủ tục hành chính sẽ tạo ra động lực lớn cho doanh nghiệp. Thực hiện thành công việc cắt giảm 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết sẽ giúp môi trường kinh doanh thông thoáng, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, từ đó, có những hỗ trợ và tạo động lực cho việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng 8% và hướng tới hai con số trong điều kiện thuận lợi.
(VNF) - Tòa án Nhân dân Cấp cao tại TP. HCM đã mở phiên tòa xét xử phúc thẩm giai đoạn 2 vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB), dự kiến mở từ ngày 25/3 và kết thúc vào ngày 21/4
(VNF) - Đường Vành đai 2.5 là một trong những tuyến đường quy hoạch quan trọng của Hà Nội, nằm giữa Vành đai 2 và Vành đai 3, có vai trò kết nối các khu vực nội đô với nhau, giảm tải giao thông và thúc đẩy phát triển đô thị.