Lịch sử giá cổ phiếu BID và những thông tin cần biết

Văn Kiên - 24/11/2021 09:39 (GMT+7)

Giá cổ phiếu BID biến động khá trồi sụt từ khi lên sàn. Kể từ quý II/2020, giá cổ phiếu BID giữ xu hướng đi ngang cho đến thời điểm hiện tại.

Lịch sử giá cổ phiếu BID và những thông tin cần biết

Lịch sử giá cổ phiếu BID và những thông tin cần biết

Cổ phiếu BID là của công ty nào?

Cổ phiếu BID của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).

Thông tin khái quát về BIDV

Vốn điều lệ: 40.220.180.400.000 đồng.

Điện thoại: +84-24-22205544

Fax: +84-24-22200399

Website: www.bidv.com.vn

Quá trình hình thành và phát triển

Ngày 26/04/1957: Thành lập với tên gọi Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, trực thuộc Bộ Tài chính.

Ngày 26/04/1981: Đổi tên thành Ngân hàng Ðầu tư và Xây dựng Việt Nam, trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Ngày 14/11/1990: Chuyển đổi hoạt động theo mô hình Ngân hàng thương mại.

Ngày 18/11/1994: Đổi tên thành Ngân hàng Ðầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).

Ngày 01/05/2012: Cổ phần hoá thành công, chuyển đổi thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Ngày 11/11/2019: Ký kết Thỏa thuận hợp tác chiến lược và công bố KEB Hana Bank (đơn vị thành viên của Tập đoàn Tài chính Hana) là cổ đông chiến lược nước ngoài của BIDV.

Ai là cổ đông nắm giữ nhiều cổ phiếu BID nhất?

Khối lượng cổ phiếu BID đang niêm yết trên sàn HoSE là 4.022.018.040 cổ phiếu.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nắm giữ nhiều cổ phiếu BID nhất với 3.257.324.161 cổ phiếu, tương đương tỷ lệ sở hữu 80,99%.

Xếp sau là KEB Hana Bank, Co., Ltd với tỷ lệ sở hữu 15,00%; cổ đông Công đoàn Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam với tỷ lệ sở hữu 0,23%.

Lịch sử giá cổ phiếu BID qua các năm

Lịch sử giá cổ phiếu BID

Lịch sử giá cổ phiếu BID. Nguồn đồ thị: TVSI

Lịch sử giá cổ phiếu BID. Nguồn đồ thị: TVSI

Giá cổ phiếu BID biến động khá trồi sụt kể từ khi giao dịch trên sàn HoSE, tuy nhiên xu hướng nhìn chung là đi lên. Từ đầu năm 2017 đến khoảng đầu tháng 2 năm 2020, giá cổ phiếu BID tăng mạnh và tạo đỉnh. Kể từ đó, giá cổ phiếu BID giảm mạnh đến đầu quý II năm 2020 và đi ngang cho tới hiện nay.

Tại ngày 12/11/2021, giá cổ phiếu BID là 43.200 đồng/cổ phiếu.

Giá cổ phiếu BID thấp nhất là bao nhiêu?

Giá cổ phiếu BID thấp nhất là 9.950 đồng/cổ phiếu tại ngày 27/10/2014 (tính theo giá điều chỉnh).

Giá cổ phiếu BID cao nhất là bao nhiêu?

Giá cổ phiếu BID cao nhất là 54.580 đồng/cổ phiếu tại ngày 22/01/2020 (tính theo giá điều chỉnh).

Có nên mua cổ phiếu BID không?

Tình hình kinh doanh của BIDV

Năm 2020 là một năm đặc biệt đối với nền kinh tế nói chung và ngành N=ngân hàng Việt Nam nói riêng. Mặc dù chịu tác động nặng nề của dịch Covid-19, song Việt Nam đã thực hiện thành công mục tiêu kép vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế, trở thành “điểm sáng” trong khu vực với GDP tăng trưởng 2,91%, một trong số ít quốc gia có tăng trưởng kinh tế cao trên thế giới; chỉ số giá tiêu dùng bình quân kiểm soát ở mức 3,23%; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 545 tỷ USD, xuất khẩu hàng hóa tăng trưởng 6,5%, xuất siêu đạt mức kỷ lục trên 20 tỷ USD.

Tổng thu nhập năm 2020 của BIDV đạt 124.668 tỷ đồng, tăng trưởng 3,2% so với năm 2019, vượt kế hoạch tài chính NHNN giao. Chênh lệch thu chi năm 2020 đạt 32.344 tỷ, tăng trưởng 4,8% so với năm 2019.

Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 9.026 tỷ, vượt kế hoạch tài chính NHNN (106%), tuy nhiên giảm 15,9% so với năm 2019 do BIDV chủ động giảm thu nhập trên 6.400 tỷ để thực hiện cơ cấu nợ theo TT01 và hạ lãi suất, miễn giảm lãi phí để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân theo định hướng, chỉ đạo của NHNN.

Lũy kế 9 tháng năm 2021, lợi nhuận trước thuế của BIDV tăng 52% so với cùng kỳ năm 2020, ở mức 10.733 tỷ đồng. Với kết quả này, ngân hàng đã hoàn thành 82,6% kế hoạch lợi nhuận cho năm nay (13.000 tỷ đồng).

Cần bao nhiêu tiền để mua cổ phiếu BID?

Sàn HoSE chỉ cho phép mua tối thiểu 100 cổ phiếu/lần mua. Với giá cổ phiếu BID tại ngày 09/11/2021 là 43.200 đồng/cổ phiếu, nhà đầu tư cần chi ra ít nhất 4.320.000 đồng/lần mua.

Định hướng phát triển của BIDV

Triển khai Chiến lược phát triển kinh doanh của BIDV đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 tại tất cả các cấp trong toàn hệ thống thông qua thực hiện đồng bộ các giải pháp: xây dựng, triển khai và giám sát việc thực hiện Chương trình hành động triển khai Chiến lược theo từng lĩnh vực cụ thể, đặc biệt đối với các cấu phần ngân hàng số, CNTT; truyền thông gắn triển khai chiến lược với việc thực hành văn hóa doanh nghiệp, phong trào học hỏi sáng tạo trong toàn hệ thống.

Quán triệt quan điểm chuyển đổi số toàn diện mọi mặt hoạt động của hệ thống: tập trung nguồn lực để triển khai các giải pháp đột phá trên kênh ngân hàng số (định danh điện tử - eKYC, chuyển tiền và thanh toán đa kênh bù trừ điện tử - ACH, huy động vốn/vay vốn online…), hướng tới mục tiêu đạt 80% lượng khách hàng tiếp cận và sử dụng các kênh ngân hàng số của BIDV vào năm 2025.

Điều hành tăng trưởng tín dụng ngay từ đầu năm, phù hợp với định hướng của ngành ngân hàng: chú trọng tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, khuyến khích tín dụng trung dài hạn hiệu quả trong giới hạn phù hợp; tăng trưởng tín dụng ngắn hạn VND đối với khách hàng tốt, đem lại tổng hòa lợi ích cao.

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng: theo dõi chặt chẽ khả năng phục hồi của nhóm khách hàng khó khăn và đã được hỗ trợ theo các chỉ đạo, định hướng của Chính phủ, NHNN; triển khai quyết liệt các biện pháp xử lý nợ xấu, thu hồi nợ tiềm ẩn rủi ro, nợ ngoại bảng.

Điều hành cân đối vốn linh hoạt, hiệu quả; đảm bảo các quy định của NHNN về an toàn hoạt động: Tập trung cơ cấu lại kỳ hạn của nền vốn theo hướng gia tăng tỷ trọng huy động vốn không kỳ hạn; đảm bảo cân đối vốn gắn với cải thiện nền vốn theo loại tiền.

Tập trung nâng cao năng lực tài chính thông qua tăng vốn điều lệ từ phát hành cổ phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư tài chính mới, phát hành trái phiếu tăng vốn BIDV, phát hành cổ phiếu để chi trả cổ tức; chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu thu nhập, gia tăng các nguồn thu đặc biệt là nguồn thu từ hoạt động phi lãi, đẩy mạnh triển khai quản trị chi phí hiệu quả.

Kiên định mục tiêu phát triển nền khách hàng gắn với nâng cao chất lượng chăm sóc, phục vụ khách hàng theo hướng gia tăng tỷ trọng khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa, khai thác thế mạnh trong hợp tác với KEB HanaBank để phát triển nhóm khách hàng doanh nghiệp nước ngoài.

Nâng cao năng lực quản trị điều hành trên cơ sở triển khai các công cụ quản trị tiên tiến và khai thác hiệu quả thế mạnh, hỗ trợ của cổ đông chiến lược KEB HanaBank đối với các lĩnh vực hợp tác: Rà soát, đánh giá, kiện toàn mô hình tổ chức phù hợp với thông lệ; Nâng cao năng lực quản trị rủi ro, triển khai áp dụng đầy đủ, nghiêm túc hệ thống quản trị rủi ro theo tiêu chuẩn Basel II; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với triển khai Chiến lược phát triển nguồn nhân lực của BIDV đến 2025; Đẩy mạnh đào tạo, nghiên cứu khoa học, lan tỏa văn hóa doanh nghiệp, ý tưởng sáng tạo trong toàn hệ thống.

Tags:
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Elon Musk đột ngột giải tán đội sạc Supercharger, nhiều đối tác ‘bật ngửa’

Elon Musk đột ngột giải tán đội sạc Supercharger, nhiều đối tác ‘bật ngửa’

(VNF) - Quyết định đột ngột của CEO Tesla Elon Musk về việc sa thải loạt nhân viên điều hành hoạt động kinh doanh các trạm Supercharger (sạc siêu nhanh) đã khiến nhiều đối tác cảm thấy “hoang mang tột độ”.

Giá vàng bật tăng sau quyết định của Fed, tiến lên đỉnh mới?

Giá vàng bật tăng sau quyết định của Fed, tiến lên đỉnh mới?

(VNF) - Sau quyết định mới nhất của Fed, giá vàng thế giới quay đầu tăng mạnh, chạm mốc 2.317 USD/ounce. Nhiều chuyên gia nhận định đà tăng của giá vàng sẽ còn tiếp diễn do nhiều yếu tố hỗ trợ.

Fed giữ lãi suất cao nhất 23 năm, chứng khoán Mỹ hỗn loạn

Fed giữ lãi suất cao nhất 23 năm, chứng khoán Mỹ hỗn loạn

(VNF) - Sau cuộc họp chính sách mới nhất, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã đưa ra quyết định giữ nguyên lãi suất cho vay ở mức cao nhất trong vòng 23 năm khi "cuộc chiến" giảm lạm phát có dấu hiệu trì trệ trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, người đứng đầu Fed bác bỏ khả năng tiếp tục tăng lãi suất.

Làm mới động lực cải cách thể chế

Làm mới động lực cải cách thể chế

(VNF) - Nhấn mạnh quan điểm nền kinh tế phục hồi chưa bền vững, cộng đồng doanh nghiệp chưa hết khó khăn, nhiều chuyên gia nhấn mạnh Việt Nam phải làm mới các động lực cải cách thể chế bởi đây là chìa khóa giúp tăng trưởng trở nên bền vững.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.

Loạt ô tô hybrid xả hàng tồn, giảm giá sâu đến 120 triệu đồng

Loạt ô tô hybrid xả hàng tồn, giảm giá sâu đến 120 triệu đồng

(VNF) - Trái với kỳ vọng nhu cầu cao đối với các dòng xe sử dụng động cơ hybrid (lai xăng - điện), hiện nhiều mẫu xe sử dụng loại truyền động này đang phải giảm giá bán để xả hàng tồn, kiếm doanh số.

Đà Nẵng: Khu du lịch 110 triệu USD đình trệ, loạt biệt thự biển tiền tỷ ‘đắp chiếu’

Đà Nẵng: Khu du lịch 110 triệu USD đình trệ, loạt biệt thự biển tiền tỷ ‘đắp chiếu’

Hàng loạt biệt thự tại dự án khu du lịch biển The Song Đà Nẵng xây dựng dở dang rồi bỏ hoang nhiều năm trời.

Hà Nội: Cung Thiếu nhi hơn 1.300 tỷ hoạt động vào cuối năm nay

Hà Nội: Cung Thiếu nhi hơn 1.300 tỷ hoạt động vào cuối năm nay

(VNF) - Dự án Cung Thiếu nhi Hà Nội được khởi công vào 2021, dự kiến sẽ được hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng trong cuối năm 2024.

Hôm nay 2/5, Quốc hội họp bất thường xem xét công tác nhân sự

Hôm nay 2/5, Quốc hội họp bất thường xem xét công tác nhân sự

Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV để xem xét nội dung về công tác nhân sự thuộc thẩm quyền. Kỳ họp sẽ diễn ra trong buổi chiều 2/5/2024 tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

'Đại án' ngành đăng kiểm: Truy tố 2 cựu Cục trưởng và 252 bị can

'Đại án' ngành đăng kiểm: Truy tố 2 cựu Cục trưởng và 252 bị can

(VNF) - Ngày 1/5, Viện Kiểm sát Nhân dân TP. HCM đã hoàn tất cáo trạng truy tố 254 bị can về 11 tội danh liên quan đến các sai phạm, tiêu cực trong lĩnh vực đăng kiểm.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.