Lo sợ tác hại thuốc lá nung nóng: Đa số muốn cấm, riêng Bộ Công thương đề xuất thí điểm

Quỳnh Anh - 23/05/2024 09:15 (GMT+7)

(VNF) - Trên thế giới, hiện có 18 quốc gia cấm thuốc lá nung nóng với nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng nhìn chung đều liên quan tới sức khỏe. Việt Nam liệu có thể tìm thấy những bài học từ các quốc gia này?

Tính tới tháng 8/2023, theo số liệu trên trang Global Tobaco Control, đã có 98 quốc gia/vùng lãnh thổ có biện pháp quản lý hoặc cấm thuốc lá nung nóng.

Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới và Tổ chức Campaign for Tobacco-Free Kids, đối với thuốc lá nung nóng, ít nhất 18 quốc gia cấm (trong đó có 5 quốc gia thuộc ASEAN gồm Capuchia, Lào, Singapore, Thái Lan, Brunei). Không có quốc gia nào bán thuốc lá nung nóng dưới dạng dược phẩm được cấp phép và thuốc kê đơn theo phác đồ điều trị.

Các quốc gia ứng xử thế nào với thuốc lá nung nóng?

Việc áp dụng biện pháp cấm hay quản lý phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh kinh tế - xã hội và năng lực đáp ứng yêu cầu quản lý của mỗi quốc gia, nhìn chung có thể thấy:

Thuốc lá nung nóng là gì?

Thuốc lá nung nóng (TLNN) - Heated Tobaco Products (HTP), là sản phẩm thuốc lá mới với đặc tính chỉ làm nóng ở nhiệt độ đủ cao để sinh ra các hạt khói, làn khói cho người hút thuốc hít vào thông qua một thiết bị điện tử.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mô tả thuốc lá trong các sản phẩm này được “làm nóng mà không cần đánh lửa để tạo ra khí thải có chứa nicotin và các hóa chất khác”.

Theo các công ty thuốc lá, bằng cách làm nóng thuốc lá, thay vì đốt như thuốc lá thông thường, việc hình thành các chất có hại tạo ra ở nhiệt độ cao liên quan đến quá trình đốt sẽ giảm đáng kể. Tuy nhiên, tuyên bố này đến nay vẫn chưa có những bằng chứng khoa học thuyết phục.

Các nước áp dụng biện pháp cấm: Trên nguyên tắc cẩn trọng để bảo vệ sức khoẻ cộng đồng hoặc các biện pháp kiểm soát thuốc lá chưa được thực hiện toàn diện, tỉ lệ hút thuốc lá vẫn còn cao, hạn chế về nguồn lực quản lý, theo dõi và thực thi pháp luật. Các biện pháp kiểm soát thuốc lá theo Công ước WHO FCTC chưa được thực hiện tốt hoặc toàn diện.

Các nước áp dụng biện pháp quản lý như dược phẩm khi họ có hệ thống và quy trình phê duyệt thuốc như sản phẩm điều trị chặt chẽ. Có năng lực để quản lý và giám sát.

Các nước áp dụng biện pháp quản lý khi họ có khả năng thực hiện hiệu quả và toàn diện các biện pháp của Công ước khung WHO FCTC (công ước về kiểm soát thuốc lá) và có đủ nguồn lực để giám sát, ngăn ngừa vi phạm.

Kinh nghiệm ở Thái Lan, là một quốc gia có lệnh cấm toàn diện đối với thuốc lá điện tử (TLĐT) và TLNN từ rất sớm cho thấy mặc dù tỷ lệ sử dụng của giới trẻ vẫn tăng lên nhưng có mức độ chậm hơn nhiều (từ 2,6% năm 2015 lên 8,1% năm 20 so với các quốc gia khác như Phillipines (tỷ lệ sử dụng thanh thiếu niên là 14,1% năm 2019).

Và mặc dù tình hình thuốc lá điện tử lậu vẫn diễn ra nhưng do phải bán chui nên vẫn hạn chế được khả năng tiếp cận đối với các sản phẩm này. Ngược lại, mặc dù được cho phép nhưng tại Philippines vẫn tồn tại các sản phẩm lậu trà trộn khó kiểm soát, do vậy người dùng được tiếp cận rộng rãi hơn.

Ngược lại, tại các quốc gia cho phép sử dụng thuốc lá điện tử và nung nóng, mặc dù có các chính sách quản lý chặt đối với vấn để sử dụng trong thanh thiếu niên, nhưng khả năng thực thi khó, do vậy chỉ một trong một thời gian ngắn thì tỷ lệ sử dụng trong giới trẻ tăng lên rất nhanh.

Thực tế cho thấy, các quốc gia cho phép các sản phẩm TLĐT, TLNN nhưng ban hành các chính sách về cấm bán cho trẻ vị thành niên đã thất bại trong việc ngăn chặn việc sử dụng của giới trẻ. Tại Mỹ, giai đoạn 2017-2019 tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử tăng vọt từ 11,7% lên 27,5% ở học sinh THPT, và từ 3,3% lên 10,5% ở học sinh THPT.

Bộ Công thương đề xuất thí điểm TLNN, có hợp lý?

Mới đây, Bộ Công Thương đã có đề xuất cho phép thí điểm với thuốc lá nung nóng và cho rằng loại này có sợi thuốc và không có hại, chưa từng gây ra hậu quả gì.

Quan điểm này của Bộ Công thương lập tức gây ra nhiều tranh cãi giữa các cơ quan quản lý, tổ chức phòng chống thuốc lá cũng như các chuyên gia

Công ước khung WHO FCTC cung cấp một khuôn khổ cho các biện pháp kiểm soát thuốc lá do các quốc gia, khu vực quy định, nhằm làm giảm đáng kể và liên tục tỉ lệ người sử dụng thuốc lá và phơi nhiễm với khói thuốc lá.

Theo đó, dựa trên các nguyên tắc chỉ đạo và các nghĩa vụ chung, Việt Nam đã có những biện pháp kiểm soát thuốc lá cụ thể, tiêu biểu là Luật Phòng, chống Tác hại Thuốc lá có hiệu lực từ năm 2013 và đạt được những thành tựu nhất định.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia trong ngành, việc kiểm soát thuốc lá tại Việt Nam còn chưa đạt tới mức hiệu quả và toàn diện theo Công ước Khung WHO FCTC.

Còn nhiều bất cập về giá bán thuốc lá, thuế tiêu thụ đặc biệt, cũng như tỷ lệ nhận thức về khả năng phơi nhiễm vẫn chưa đạt tới mức 90% (Trong thời gian từ năm 2010 đến năm 2022, tỷ lệ hiểu biết của người dân về tác hại của việc phơi nhiễm với khói thuốc lá được duy trì ở mức trên 85%).

Bên cạnh đó, nguồn lực y tế để giải quyết các vấn đề sức khỏe liên quan tới thuốc lá cũng vẫn chiếm một phần lớn.

Như vậy, việc áp dụng các biện pháp quản lý là điều cần xem xét thêm. Thay vào đó, nhiều chuyên gia bày tỏ quan điểm nên có biện pháp cấm sử dụng một cách chặt chẽ hơn.

Chia sẻ với VietnamFinance, ông Phạm Văn Long, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam (VESS), cho biết trung bình mỗi năm người Việt bỏ ra khoảng 31.000 tỷ VNĐ để mua các sản phẩm thuốc lá, cộng với chi phí để chữa các bệnh liên quan đến thuốc lá là khoảng 24.000 tỷ VNĐ, một số tiền rất lớn so với mức thu nhập bình quân của đa số người Việt Nam.

"Hiện nay trong khu vực Đông Nam Á thì cũng đã có 05 quốc gia cấm hoàn toàn thuốc lá điện tử/thuốc lá nung nóng là Thái Lan, Singapore, Lào, Brunei và Campuchia. Như vậy là có cơ sở để Việt Nam có thể cấm hoàn toàn đối với loại hình thuốc lá này".

Theo quan điểm của Bộ Y tế, tại phiên giải trình do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục và Ủy ban Xã hội của Quốc hội tổ chức hồi đầu tháng 5, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan nêu rõ quan điểm nhất quán đề xuất cấm thuốc lá điện tử, nung nóng và các loại thuốc lá thế hệ mới khác.

Ngày 13/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng đã ký ban hành Công điện số 47/CĐ-TTg về tăng cường quản lý thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.

Trước đó, tháng 10/2023, Bộ Y tế nhận được tài liệu của WHO khuyến nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết cấm nhập khẩu, sản xuất, phân phối và bán các sản phẩm Nicotine, hệ thống phân phối điện tử không chứa nicotine và các sản phẩm thuốc lá nung nóng, cũng như cấm quảng cáo, khuyến mại các sản phẩm này ở Việt Nam.

Ngày 22/12/2023, Bộ Y tế nhận được Thư từ Tổ chức Southeast Asia Tobacco Control Alliance (SEATCA - Liên minh kiểm soát thuốc lá Đông Nam Á) với tiêu đề: Ủng hộ chính sách cấm lưu hành TLĐT, TLNN và shisha.

Chia sẻ với truyền thông về vấn đề này, đại biểu Quốc hội, GS. Nguyễn Anh Trí, Ủy viên Ủy ban Xã hội của Quốc hội, bày tỏ sự "ngạc nhiên" khi Bộ Công Thương đề xuất thí điểm cấp phép cho thuốc lá nung nóng.

“Với những kết quả nghiên cứu khoa học mà Bộ Y tế đã đưa ra thì không thể thí điểm. Với tư cách một người thầy thuốc, tôi khẳng định không thể nhân nhượng dù là một chút”, GS. Nguyễn Anh Trí chia sẻ.

Thiếu tướng Trần Nguyên Quân - Phó cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp (Bộ Công an), bày tỏ quan điểm "thời điểm này chúng ta chưa nên cho phép nhập khẩu thuốc lá thế hệ mới nói chung, thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nói riêng", do thực trạng về đối tượng sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng ngày càng tăng, cùng sự trôi nổi của các sản phẩm này trên thị trường Việt Nam và những lỗ hổng trong quản lý nhà nước ở lĩnh vực này.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường quản lý thuốc lá điện tử

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường quản lý thuốc lá điện tử

Thị trường
(VNF) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 47/CĐ-TTg ngày 13/5/2024 về tăng cường quản lý thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Việt – Nga nhất trí mở rộng các dự án đầu tư dầu khí

Việt – Nga nhất trí mở rộng các dự án đầu tư dầu khí

(VNF) - Tại buổi hội đàm chiều 20/6, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Nga Vladimir Putin nhất trí tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp của hai nước thực hiện hiệu quả những dự án hiện có, đồng thời mở rộng các dự án đầu tư với sự tham gia của các công ty dầu khí quốc gia trên lãnh thổ hai nước.

VEAM bổ nhiệm tân chủ tịch HĐQT và tổng giám đốc

VEAM bổ nhiệm tân chủ tịch HĐQT và tổng giám đốc

(VNF) - HĐQT VEAM đã bầu ông Ngô Khải Hoàn làm Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2022-2027, đồng thời bầu ông Nguyễn Hoàng Giang làm tổng giám đốc.

Đề xuất tăng 30% lương cơ sở, lên 2,34 triệu đồng

Đề xuất tăng 30% lương cơ sở, lên 2,34 triệu đồng

(VNF) - Theo đề xuất của Chính phủ, từ 1/7,  từ 1/7, cán bộ, công chức, viên chức sẽ được tăng 30% lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng một tháng.

Radio - Loại hình báo chí cổ vẫn đang 'sống tốt'

Radio - Loại hình báo chí cổ vẫn đang 'sống tốt'

(VNF) - Cũng giống như TV, radio là một phương tiện truyền thông phổ biến thời chưa có Internet. Nhưng cho tới thời điểm hiện tại, khi rất nhiều phương thức truyền thông khác đã bị thu hẹp tầm ảnh hưởng, radio vẫn đang “sống tốt”.

Bộ Công an đề nghị Phú Yên cung cấp tài liệu 30 dự án liên quan Cây xanh Công Minh

Bộ Công an đề nghị Phú Yên cung cấp tài liệu 30 dự án liên quan Cây xanh Công Minh

(VNF) - Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đã có văn bản UBND tỉnh Phú Yên đề nghị tỉnh này phối hợp cung cấp thông tin về các dự án cây xanh trên địa bàn tỉnh.

'Gắn trách nhiệm Phó Thủ tướng, Bộ trưởng về tiến độ, chất lượng văn bản hướng dẫn luật'

'Gắn trách nhiệm Phó Thủ tướng, Bộ trưởng về tiến độ, chất lượng văn bản hướng dẫn luật'

(VNF) - Trước lo lắng về chất lượng các văn bản dưới luật, nhất là trong thời điểm hàng loạt các Luật liên quan tới kinh tế sắp có hiệu lực, các ĐBQH đề nghị, gắn với trách nhiệm cụ thể của các Phó Thủ tướng, bộ trưởng… nếu để chậm tiến độ hoặc không đảm bảo chất lượng của các văn bản hướng dẫn thi hành dưới luật.

Tổng Giám đốc của Công ty Bách Đạt An bị tạm cấm xuất cảnh

Tổng Giám đốc của Công ty Bách Đạt An bị tạm cấm xuất cảnh

(VNF) - Cục Thuế tỉnh Quảng vừa có thông báo về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với ông Lê Văn Khánh.

Vinamilk góp mặt trong danh sách Fortune 500 Southeast Asia 2024

Vinamilk góp mặt trong danh sách Fortune 500 Southeast Asia 2024

(VNF) - Tạp chí Fortune (Mỹ) lần đầu tiên công bố danh sách Fortune 500 Southeast Asia 2024, trong đó, Vinamilk thuộc nhóm 150 doanh nghiệp đầu tiên trong bảng xếp hạng.

Lực đẩy cho cổ phiếu ngành tiêu dùng bán lẻ

Lực đẩy cho cổ phiếu ngành tiêu dùng bán lẻ

(VNF) - Sản xuất phục hồi, Nhà nước quyết tâm thúc đẩy tiêu dùng bằng những chính sách thiết thực, tổ chức tài chính hàng đầu thế giới khuyến nghị tích cực, cổ phiếu MSN của Tập đoàn Masan hứa hẹn là cơ hội đầu tư với tiềm năng sinh lời cao trong năm 2024.

Tổng thống Nga Putin đến Việt Nam: Điểm lại loạt văn kiện hợp tác được ký kết

Tổng thống Nga Putin đến Việt Nam: Điểm lại loạt văn kiện hợp tác được ký kết

(VNF) - Nhân chuyến thăm của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Việt Nam, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Nga Putin đã chứng kiến lễ ký kết 11 văn kiện hợp tác trong các lĩnh vực năng lượng, giáo dục đại học, tư pháp…