Thanh tra phát hiện vi phạm kinh tế 2.058 tỷ đồng, chuyển cơ quan điều tra 26 vụ việc
(VNF) - Thực hiện 5.673 cuộc thanh tra trong quý I/2025, ngành Thanh tra phát hiện vi phạm kinh tế với tổng số tiền lên tới 2.058 tỷ đồng và 720ha đất.
Tháng 5/2019, lần đầu tiên TAND TP. Hà Nội đưa vụ án thao túng giá chứng khoán ra xét xử. Khi đó, ông Trần Hữu Tiệp (cựu chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Mỏ và xuất nhập khẩu khoáng sản miền Trung - công ty MTM) và 14 đồng phạm phải hầu tòa.
HĐXX đã triệu tập 1.065 người bị hại, 107 người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, 10 người làm chứng… Theo cáo buộc, năm 2010, ông Nguyễn Văn Dĩnh (sinh năm 1965, cựu giám đốc Công ty Cổ phần khoáng sản Nari Hamico) mua lại hồ sơ pháp lý của công ty MTM do bị cáo Tiệp là chủ tịch HĐQT.
Thực chất, MTM không hoạt động, không có vốn, nhưng ông Dĩnh chỉ đạo người khác làm giả báo cáo tài chính, hồ sơ hoạt động, sản xuất kinh doanh... để lừa dối các cơ quan chức năng đăng ký là công ty đại chúng, niêm yết cổ phiếu MTM trên thị trường chứng khoán.
Các bị cáo tại tòa.
Trong lúc ông Dĩnh đang chỉ đạo đăng ký niêm yết cổ phiếu MTM, ngày 29/5/2015, ông này bị khởi tố, bắt tạm giam vì hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức; trốn thuế và vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng ở một vụ án khác.
Ngay sau đó, công ty MTM rút hồ sơ đăng ký niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán.
Tuy nhiên, tháng 6/2015, ông Trần Hữu Tiệp và Phùng Thành Công đã thỏa thuận với bà Vũ Thị Hoa (sinh năm 1970, vợ ông Dĩnh) để nhận hồ sơ pháp lý của công ty MTM và tiếp tục làm thủ tục đăng ký giao dịch chứng khoán.
Cáo buộc cho rằng, bà Hoa biết rõ MTM không có vốn, cũng không hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng vẫn đồng ý bàn giao hồ sơ với thỏa thuận - nếu cổ phiếu MTM được giao dịch trên thị trường chứng khoán, mỗi bên sẽ sở hữu 50% trong số 31 triệu cổ phiếu, tương đương 155 tỉ đồng vốn thực góp.
Tính đến thời điểm vụ án bị phát hiện (tháng 6/2016) đang có 1.156 người đứng tên sở hữu cổ phiếu “ảo” của doanh nghiệp này. Trong đó, 822 nhà đầu tư đã có đơn đề nghị làm rõ thiệt hại.
Cáo buộc cho rằng, ông Trần Hữu Tiệp cùng các đồng phạm đã thực hiện các hành vi gian dối lừa đảo, thao túng cổ phiếu MTM, gây thiệt hại hơn 56 tỷ đồng, trong đó lừa đảo chiếm đoạt hơn 53 tỷ đồng của các nhà đầu tư cổ phiếu MTM.
Sau khi xem xét, HĐXX đã tuyên phạt bị cáo Tiệp án tù chung thân vì tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Hai bị cáo khác nhận 30 tháng tù treo vì tội Thao túng giá chứng khoán. Các bị cáo còn lại nhận án từ 20 tháng tù treo đến 12 năm tù giam.
Theo nhận định của HĐXX, hành vi của các bị cáo đã xâm phạm hoạt động đúng đắn của thị trường chứng khoán, tác động tiêu cực đến tâm lý cho các nhà đầu tư.
HĐXX cũng chỉ ra bất cập khiến việc công ty MTM không hoạt động, không có vốn, nhưng vẫn có thể niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán để giao dịch. Thời điểm đó, HĐXX đã kiến nghị UB chứng khoán Nhà nước có biện pháp hữu hiệu hơn về hành lang pháp lý cho các nhà đầu tư.
Vào tháng 5/2020, TAND TP. Hà Nội mở phiên tòa xét xử vụ thao túng thị trường chứng khoán xảy ra tại Công ty Cổ phần công nghiệp và khoáng sản Bình Thuận (KSA).
HĐXX tuyên án phạt Phạm Thị Hinh (sinh năm 1975, cựu Chủ tịch HĐQT công ty KSA, cựu chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần chứng khoán VSM) 18 tháng tù; Nguyễn Anh Tuấn (sinh năm 1981), Trần Hồng Ngọc (sinh năm 1981) và Nguyễn Trọng Hùng (sinh năm 1979, đều ở Hà Nội) 15 tháng tù treo về cùng tội Thao túng thị trường chứng khoán.
Theo cáo buộc, cuối năm 2015, bà Hinh thực hiện tăng vốn điều lệ công ty KSA bằng cách phát hành thêm 56,5 triệu cổ phiếu mã KSA chào bán ra công chúng và được Ủy ban chứng khoán nhà nước chấp thuận lưu ký trên thị trường chứng khoán.
Sau khi phát hành, giá cổ phiếu KSA giảm mạnh, tính thanh khoản thấp. Lúc này, bà Hinh nảy sinh ý định lập ra một số tài khoản để giao dịch chéo cổ phiếu KSA, nhằm tăng giá cổ phiếu và tăng tính thanh khoản.
Cựu Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần chứng khoán VSM chỉ đạo nhân viên lập ra 69 tài khoản.
Bà Hinh bàn bạc cùng Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Trọng Hùng (nhân viên công ty Chứng khoán Maritime - MSI) sử dụng các tài khoản trên liên tục bán chứng khoán KSA, nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo trên thị trường chứng khoán đối với mã cổ phiếu KSA để thu hút các nhà đầu tư.
Hành vi phạm tội của các bị cáo diễn ra từ 11/12/2015 - 8/7/2016, gây thiệt hại cho 1.496 nhà đầu tư tham gia giao dịch cổ phiếu KSA, với tổng số tiền hơn 8 tỷ đồng.
Ngoài ra, hành vi phạm tội của các bị cáo còn làm 3 công ty chứng khoán (Công ty TNHH Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam, Công ty Cổ phần chứng khoán Phú Hưng, Công ty Cổ phần chứng khoán Dầu khí cho vay Margin) bị thiệt hại 761 triệu đồng.
Thời điểm đó, có 124 bị hại yêu cầu bà Hinh cùng đồng phạm liên đới bồi thường tổng số tiền hơn 3 tỷ đồng, 3 nguyên đơn dân sự yêu cầu bồi thường 761 triệu đồng.
Xác định bị cáo Phạm Thị Hinh đóng vai trò là người chủ mưu, khởi xướng, HĐXX buộc bà Hinh phải chịu trách nhiệm bồi thường số tiền đã gây thiệt hại cho các nhà đầu tư.
Trong một diễn biến khác, tháng 8/2020, bà Nguyễn Vân Giang (cựu Giám đốc Công ty TNHH MTV chứng khoán Ngân hàng Đông Á- Công ty DAS) đã phải nhận 17 năm tù vì tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và 3 năm tù vì tội Thao túng giá chứng khoán.
Bà Giang tại tòa.
Tài liệu điều tra cho thấy, Công ty CP Tư vấn thiết kế và phát triển đô thị (Công ty CDO) đại diện theo pháp luật là ông Vũ Đình Nhân (Chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc).
Cuối năm 2014, bà Lê Kim Thu (mẹ ông Nhân) nhờ bị cáo Giang đưa cổ phiếu CDO lên sàn, niêm yết cổ phiếu và giao dịch.
Trong thời gian từ 2/2015- 12/2016, bà Giang đã dùng 70 tài khoản chứng khoán tạo giao dịch mua bán chéo giữa các tài khoản, nhằm đẩy giá cổ phiếu CDO.
Do hành vi thao túng của nữ đại gia, cổ phiếu CDO giao dịch theo xu hướng liên tục tăng giá trong 2 năm (2015, 2016), sau đó đột ngột bị bán tháo với giá sàn. Trong giai đoạn giảm sàn, cổ phiếu CDO bị mất thanh khoản, gần như không có lệnh mua.
Cáo buộc cho rằng, hành vi thao túng giá chứng khoán của bị cáo gây thiệt hại cho 572 nhà đầu tư (gồm 562 tài khoản nhà đầu tư đã bán hết khối lượng cổ phiếu CDO), gây thiệt hại hơn 11 tỷ đồng cho các nhà đầu tư.
Trong số này, có 33 nhà đầu tư yêu cầu bồi thường thiệt hại hơn 1,8 tỷ đồng.
(VNF) - Thực hiện 5.673 cuộc thanh tra trong quý I/2025, ngành Thanh tra phát hiện vi phạm kinh tế với tổng số tiền lên tới 2.058 tỷ đồng và 720ha đất.
(VNF) - Thanh tra Chính phủ chỉ ra 4 lãng phí tại dự án cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và dự án cơ sở 2 của Bệnh viện Việt Đức, với số tiền tạm tính khoảng 1.254,101 tỷ đồng.
(VNF) - Thanh tra Chính phủ xác định nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế đã có 'vi phạm nghiêm trọng' tại dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức.
(VNF) - Vi phạm của Chủ tịch Đắk Lắk Phạm Ngọc Nghị gây hậu quả nghiêm trọng đến mức phải thi hành kỷ luật.
(VNF) - Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật ông Trương Hòa Bình, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ.
(VNF) - Bộ Công an đề xuất bỏ hình phạt tử hình với 8/18 tội danh, trong đó có tham ô tài sản, nhận hối lộ.
(VNF) - VinaCapital cho rằng, đợt bán tháo này mở ra cơ hội cho các nhà quản lý quỹ chủ động mua vào những cổ phiếu có nền tảng vững chắc và ít chịu ảnh hưởng trực tiếp từ chính sách thuế, với mức định giá hấp dẫn hơn.
(VNF) - Theo Dragon Capital, tính đến thời điểm hiện tại, tổng giá trị các thỏa thuận thương mại giữa hai nước đã đạt 90,3 tỷ USD. Vào ngày 13/3, Việt Nam tiếp tục ký kết thêm một thỏa thuận trị giá 4,15 tỷ USD, đồng thời đang đàm phán các hợp đồng khác với tổng giá trị 36 tỷ USD.
(VNF) - TS Bùi Quý Thuấn - Phó Trưởng Ban nghiên cứu, Liên chi hội Tài chính khu công nghiệp Việt Nam (VIPFA) đánh giá ,việc Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế nhập khẩu 46% lên hàng hóa Việt Nam sẽ tác động tiêu cực trong ngắn hạn. Tuy nhiên, đây là một cơ hội để Việt Nam tạo ra những thay đổi tích cực về lâu dài.
(VNF) - Các chuyên gia cho rằng con số thuế suất đối ứng mà Tổng Thống Trump đưa ra được tính bằng chênh lệch thương mại hai chiều giữa hai nước, chia đôi và làm tròn lên.
(VNF) - Ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường nước ngoài - Bộ Công Thương cho biết Mức thuế MFN trung bình mà Việt Nam áp đối với hàng hóa nhập khẩu hiện nay là 9,4%. Do đó, mức thuế đối ứng mà Hoa Kỳ dự kiến áp cho hàng hóa Việt Nam lên tới 46% là thiếu căn cứ khoa học và thực sự không công bằng, không phản ánh thiện chí và nỗ lực của Việt Nam trong suốt thời gian vừa qua trong việc xử lý tình trạng thâm hụt thương mại giữa hai nước.
(VNF) - Theo Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, việc sáp nhập Quảng Nam và Đà Nẵng để có không gian phát triển mạnh hơn và đây là chủ trương hoàn toàn đúng đắn.
(VNF) - Theo chuyên gia kinh tế Trần Minh: "Nếu chính phủ và doanh nghiệp phản ứng nhanh nhạy như đàm phán thương mại, đa dạng hóa thị trường, và tối ưu hóa chuỗi cung ứng Việt Nam có thể giảm thiểu tác động và tận dụng cơ hội để củng cố nền kinh tế trong dài hạn'
(VNF) - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu khai thác sân vận động quốc gia Mỹ Đình hiệu quả, tránh lãng phí.
(VNF) - Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành cho rằng: "Chính sách thuế được công bố nhưng cánh cửa đàm phán vẫn còn. Việt Nam sở hữu nhiều ‘lá bài’ có thể tận dụng, nhưng cần biết cách khai thác và chủ động hơn trong cuộc chơi này".
(VNF) - Gần 10.000 tỷ đồng bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế đã được toàn hệ thống thi hành án dân sự thu hồi trong 6 tháng qua.
(VNF) - Thủ tướng đánh giá việc Mỹ áp thuế đối ứng với hàng hóa Việt Nam cũng là cơ hội cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng phát triển nhanh nhưng bền vững.
(VNF) - Mỹ công bố áp thuế đối ứng cao với 25 nền kinh tế, Việt Nam với mức 46%, cao thứ 2 trong danh sách. Tuy vậy, thông báo cũng nêu rõ một số hàng hóa sẽ không phải chịu thuế đối ứng.
(VNF) - Sáng 3/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành sau khi Mỹ tuyên bố mức áp thuế mới đối với hàng hoá nhập khẩu từ Việt Nam.
(VNF) - Theo đánh giá của các chuyên gia, việc Mỹ áp mức thuế 46% cho 90% hàng hóa từ Việt Nam là mức thuế rất cao, nhóm chịu tổn thương cao nhất trong các quốc gia. Với mức thuế này, hàng hoá Việt Nam có thể sẽ đắt hơn các đối thủ từ 10-20% và ảnh hưởng đến nhiều góc độ khác nhau của nền kinh tế.
(VNF) - Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động, năm 2023 đánh dấu một giai đoạn đầy thách thức đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam.
(VNF) - Trước thông tin Mỹ áp dụng mức thuế đối ứng 46% đối với hàng hóa từ Việt Nam, nhiều doanh nghiệp và hiệp hội ngành nghề đã tổ chức họp khẩn nhằm tìm giải pháp giảm thiểu thiệt hại.
Trước Hội nghị Trung ương, Bộ Nội vụ tập trung tiếp thu ý kiến Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các cơ quan để hoàn thiện tờ trình, đề án sáp nhập tỉnh, sắp xếp cấp xã với quy mô 34 tỉnh, khoảng 5.000 xã.
(VNF) - TS. Trương Minh Huy Vũ đề xuất là áp dụng cơ chế "khoán tăng trưởng" cho doanh nghiệp tư nhân. TP. HCM có thể hợp tác với các tập đoàn lớn, giao nhiệm vụ cụ thể và đồng hành cùng doanh nghiệp trong triển khai các dự án như nhà ở xã hội, nhà ven kênh rạch và hạ tầng đô thị.
(VNF) - Thủ tướng nhấn mạnh quan điểm không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự, giải quyết các vấn đề kinh tế bằng biện pháp kinh tế.
(VNF) - Thực hiện 5.673 cuộc thanh tra trong quý I/2025, ngành Thanh tra phát hiện vi phạm kinh tế với tổng số tiền lên tới 2.058 tỷ đồng và 720ha đất.
(VNF) - Cùng với Ecopark, hai khu đô thị Vinhomes Ocean Park 2 và 3 không chỉ cải thiện hạ tầng và kinh tế mà còn góp phần nâng cao vị thế của huyện Văn Giang tại Hưng Yên.