'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo cập nhật các báo cáo tài chính tại 3 ngân hàng lớn do Nhà nước chi phối vốn, đến cuối quý II/2018, tổng tiền gửi Kho bạc ước 170 nghìn tỷ đồng, giảm đáng kể so với mức 235 nghìn tỷ đồng hồi đầu năm.
Phân tích với VietnamFinance về câu chuyện đầy nhạy cảm này, tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia tư vấn Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia cho rằng, tại các nước phát triển, việc chi tiêu tiền gửi kho bạc rất ngặt nghèo, món nào ra món đấy, cần chi là phải có. Bởi vậy, họ bắt buộc dòng tiền này phải gửi vào ngân hàng trung ương.
“Gửi ở ngân hàng trung ương, cần lúc nào có lúc đó. Gửi ở ngân hàng thương mại thì họ đem cho vay, khi Nhà nước cần thì phải đợi”, ông Nghĩa nói.
Mặt khác, nếu gửi vào ngân hàng thương mại, nguồn tiền này có lãi suất thấp và tương tự như trợ cấp lãi suất từ phía Chính phủ bởi chúng được coi tiền gửi thanh toán, lãi suất trên dưới 1%/năm.
Theo tính toán của giới kinh doanh ngân hàng, mặc dù là tiền gửi thanh toán nhưng ít nhất có thể sử dụng 25% - 30% trong số đó cho vay trung dài hạn với lãi suất rất cao mà không phải lo ngại, bởi, khoản này rút ra thì khoản kia lại gửi vào.
Thử hình dung, ngân hàng nhận 100 đồng tiền gửi Kho bạc, với lãi suất 1%/năm, họ có thể sử dụng 20 – 30 đồng cho vay trung dài hạn, với mức lãi suất 10%/năm, ai không muốn hưởng “lộc trời”? Trong cùng một hệ thống, một môi trường kinh doanh, ví như “ngân hàng 0 đồng” CB đang huy động VND 13 tháng, nếu trả lãi cuối kỳ là 7,6%/năm; trả hàng tháng là 7,322%/năm, thì dù họ trả lãi suất cao và muốn ít món gửi từ Kho bạc nhưng đâu dễ?
Chưa kể, bên gửi cũng được “thụ lộc” từ khoản chăm sóc khách hàng của bên nhận, ngoài việc trả lãi suất không kỳ hạn.
Ông Nghĩa nói: “Đấy là một cuộc chiến quyền lợi nhiều hơn là logic của vấn đề. Tôi cũng không biết những chi phí đó bên nhận hạch toán vào khoản mục nào”, ông Nghĩa nói.
Đáng lo ngại, nguồn tiền đó có thể bị rút ồ ạt, làm cho bên nhận bị giảm thanh khoản trong một thời gian ngắn. Dẫn đến, họ phải vay mượn, tạo nên căng thẳng và biến động lãi suất thất thường trên thị trường liên ngân hàng một cách không cần thiết. Trong khi, lãi suất ở thị trường này cần ổn định để hỗ trợ điều hành chính sách tiền tệ và góp phần hình thành đường cong lãi suất chuẩn cho thị trường.
Tiền gửi Kho bạc tại ngân hàng thương mại đến cuối 2017 đạt 235 nghìn tỷ đồng, lớn gấp nhiều lần so với con số 52 nghìn tỷ đồng tại thời điểm 2008. Ảnh: ST
Theo các chuyên gia, việc đem toàn bộ tiền gửi Kho bạc để ở Ngân hàng Nhà nước là phù hợp vì mấy lý do sau.
Một là, theo thông lệ quốc tế, đây là nguồn tiền thuộc ngân sách Nhà nước, việc để ở Ngân hàng Nhà nước sẽ chủ động sử dụng hơn là gửi ở các ngân hàng thương mại.
Hai, một số ý kiến cho rằng, gửi ở Ngân hàng Nhà nước thì các địa phương chi tiêu ngân sách sẽ gặp khó khăn. Điều này hoàn toàn không phải, vì khắp 63 tỉnh thành, đều có chi nhánh Ngân hàng Nhà nước; địa phương (tỉnh, huyện, thị trấn, xã) nào cần, cơ quan này sẽ chuyển đến thông qua hệ thống tài khoản mở tại ngân hàng thương mại.
Thực tế cho thấy, một số ngân hàng mà Kho bạc nhà nước gửi, phần lớn chỉ có chi nhánh cấp tỉnh hoặc một số hiện diện rải rác ở cấp huyện; ngoại trừ hệ thống Agribank có trên 90% điểm giao dịch tại xã.
Ba, cũng có ý kiến là nếu gửi ở Ngân hàng Nhà nước, cơ quan này cũng phải trả lãi, có vẻ như là “lấy ngân sách trả cho ngân sách”. Tuy nhiên, theo phân tích của một chuyên gia tiền tệ, nếu làm phép tính so sánh về lãi suất, sẽ thấy vấn đề khác hẳn.
Cụ thể, khi tiền trên hệ thống thừa, Ngân hàng Nhà nước phải hút về qua tín phiếu và trả lãi 3%/năm. Trong khi, nếu trả lãi cho Kho bạc nhà nước với lãi suất không kỳ hạn chỉ 1% - 2%/năm.
Thậm chí, khi cần hút ồ ạt về, lãi suất có khi phải trả lên 4% hoặc hơn thì nhà nước còn bị thiệt hơn. Lãi suất tín phiếu Ngân hàng Nhà nước có thời điểm còn cao hơn lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm.
Dù gửi ở ngân hàng thương mại hay Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc cũng chỉ được tính là tiền gửi thanh toán hay không kỳ hạn, lãi suất thấp.
Tuy nhiên, nếu gửi ở Ngân hàng Nhà nước, sẽ tạo thuận lợi cho cơ quan điều hành tiền tệ trong quá trình bơm hút. Ví dụ: đầu giờ sáng mỗi ngày, Ngân hàng Nhà nước có thể biết chính xác nguồn tiền trên hệ thống thừa thiếu bao nhiêu để xác định quy mô bơm/hút.
Trong khi nhiều năm nay, Ngân hàng Nhà nước không bao giờ biết được hôm nay, ngày mai, Kho bạc rút bao nhiêu tiền ở ngân hàng này hay ngân hàng kia.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.