'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Sáng 16/1, phiên toà xét xử vụ án vụ án "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và Tham ô tài sản" xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng công ty Cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) tiếp tục diễn ra với phần đối đáp của luật sư với đại diện Viện kiểm sát.
Tại phiên tòa, luật sư Lê Văn Thiệp (bào chữa cho bị cáo Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch HĐQT PVC) là người đầu tiên đối đáp với Viện kiểm sát về bản luận tội.
Theo luật sư Thiệp, việc thi công dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 mất khoảng 60 tháng. Nếu tính từ thời điểm khởi công năm 2013 đến nay thì việc chậm tiến độ là không đáng kể.
Trước việc Viện kiểm sát bảo lưu cách tính thiệt hại khoản tiền hơn 100 tỷ đồng liên quan đến vụ án (trong đó tiền lãi tối thiểu trên số tiền không sử dụng vào mục đích dự án là hơn 51 tỷ đồng), luật sư cho rằng các giám định viên đã không căn cứ theo Luật Kế toán cũng như các quy định về tiền gửi.
Ông Thiệp cho rằng thiệt hại là phải làm mất, thất thoát tài sản. "Lần đầu tiên trong lịch sử coi lãi suất là thiệt hại", luật sư nói và nhận định cách tính này không toàn diện, gây bất lợi cho các bị cáo trong nhóm tội "Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng".
Đề cập đến hợp đồng EPC số 33, luật sư Lê Văn Thiệp lưu ý theo cơ chế quản trị doanh nghiệp ở PVN thì các đơn vị thành viên có đầy đủ các quyền thực hiện, có phân cấp phân quyền. Logic nhất trong hành vi của vụ án nằm ở tội danh khác chứ không phải cố ý làm trái.
Luật sư Thiệp cũng không đồng tình với quan điểm cho rằng lợi dụng cơ chế đặc thù, bởi điều này là không thoả đáng. Giai đoạn xảy ra vụ án chính sách chưa hoàn thiện, người tiên phong mở đường rất dễ lĩnh hậu quả. Trong khi đó, PVN và PVC tạo công ăn việc làm cho hàng chục nghìn người.
Luật sư đưa ra lý lẽ phần luận tội mới xác định các hành vi chứ không đánh giá cái được và chưa được đối với dự án. Tình tiết tăng nặng chỉ là lợi dụng chức vụ quyền hạn chứ không phải phạm tội có tổ chức. Các bị cáo làm là theo phân công phân nhiệm và không cố ý làm trái mà muốn sử dụng nguồn lực vì mục tiêu kinh doanh.
"Chủ thể PVC ở đây là bên nhận thầu, tiếp nhận điều khoản hợp đồng có lợi cho mình thì gây nguy hiểm gì?", luật sư đặt vấn đề một lần nữa và nhấn mạnh dù có gây ra hậu quả thì vai trò của ông Trịnh Xuân Thanh là thấp nhất bởi là bên nhận thầu.
Vị luật sư đề nghị Hội đồng xét xử cá thể hóa hành vi của các bị cáo ở PVC với tư cách người nhận thầu tham gia ký kết hợp đồng.
Cùng bào chữa cho Trịnh Xuân Thanh, luật sư Nguyễn Văn Quynh trình bày: Dư luận đang rất nặng nề đối với bị cáo Trịnh Xuân Thanh. Ngay cả luật sư bào chữa cho Trịnh Xuân Thanh cũng đang bị sức ép rất lớn. "Tất cả những gì xấu xa, dư luận đều đổ lỗi cho Trịnh Xuân Thanh", lời luật sư Quynh.
Luật sư Quynh nhắc đến trách nhiệm của PVPower trong việc ký hợp đồng EPC số 33 và trích lời khai của ông Vũ Huy Quang (nguyên Tổng giám đốc PVPower), thể hiện việc ông Quang biết rất rõ việc thiếu các hồ sơ quan trọng trong hợp đồng EPC số 33. Theo luật sư Quynh, nếu không có hợp đồng EPC số 33 thì không có sai phạm trong vụ án này.
Theo luật sư Quynh, người làm sai đầu tiên trong việc ký hợp đồng EPC số 33 là Ban giám đốc của PVPower. Vai trò của PVC chỉ là một nhà thầu, cần xác định rõ trách nhiệm ở đây không phải trách nhiệm của PVC, cũng không thấy vai trò của PVN mà chỉ thấy vai trò của PVPower.
Tranh luận về cáo buộc Trịnh Xuân Thanh là người chỉ đạo sử dụng tiền tạm ứng sai quy định, luật sư Quynh cho rằng, đại diện Viện kiểm sát không đưa ra được chứng cứ. Từ đó, luật sư đề nghị Hội đồng xét xử tuyên bị cáo Thanh vô tội cố ý.
Đồng bào chữa cho Trịnh Xuân Thanh, luật sư Nguyễn Quốc Hùng cho rằng, phía Viện kiểm sát khi đánh giá các chứng cứ đã không đánh giá chứng cứ gỡ tội cho bị cáo Thanh. "Điều đó tôi cho là không khách quan", lời luật sư.
Liên quan đến chuyện bị cáo Nguyễn Anh Minh (nguyên Phó tổng giám đốc PVC) đưa tiền cho lái xe để chuyển cho Trịnh Xuân Thanh, luật sư Hùng nêu nghi ngờ: Liệu bị cáo Minh có thể đưa cho lái xe số tiền lớn như vậy, trong khi hoàn toàn có thể đưa tiền trực tiếp cho Trịnh Xuân Thanh?
Luật sư Hùng đề nghị Hội đồng xét xử tuyên bị cáo Trịnh Xuân Thanh không phạm tội Tham ô tài sản.
Theo luận tội của Viện kiểm sát, bị cáo Trịnh Xuân Thanh trong quá trình thực hiện dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, bị cáo đã chỉ đạo bị cáo Vũ Đức Thuận ký hợp đồng EPC số 33 không đúng pháp luật để PVC được nhận và sử dụng tiền tạm ứng trái quy định gây thiệt hại cho Nhà nước.
Đối với hành vi tham ô, bị cáo là người giữ vai trò chính trong việc đề ra chủ trương, cùng Vũ Đức Thuận chỉ đạo Nguyễn Anh Minh và Lương Văn Hòa lập khống hồ sơ, rút 13 tỷ đồng từ Ban điều hành dự án Vũng Áng - Quảng Trạch để chia nhau sử dụng cá nhân.
Trong đó bị cáo trực tiếp chiếm đoạt 4 tỷ đồng và chịu trách nhiệm cùng các bị cáo Vũ Đức Thuận, Nguyễn Anh Minh và Bùi Mạnh Hiển trong việc sử dụng chung khoản tiền 1,5 tỷ đồng.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.