Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Sáng 24/10, phát biểu tại phiên thảo luận ở tổ của Quốc hội về các vấn đề kinh tế - xã hội ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đến thời điểm này, không cải cách tiền lương không được, đây là thời diểm chín muồi. Lương là giá cả của sức lao động, đầu tư cải cách tiền lương là đầu tư của sự phát triển. Không thể khác, điều kiện đã đủ và đã 3 lần lỡ hẹn với cán bộ, công chức, viên chức.
"Lương kỹ sư ra trường 3,5 triệu đồng thấp hơn lương tối thiểu vùng thấp nhất, vậy các cháu sống làm sao? Chúng ta cần đặt vấn đề lương đảm bảo cuộc sống của họ và gia đình họ, có được không?”, ông Dung đặt câu hỏi.
Đi cùng với cải cách tiền lương khu vực công thì phải cải cách tiền lương khu vực doanh nghiệp nhà nước cũng như điều chỉnh phù hợp lương với đối tượng hưu trí và các đối tượng khác.
Với khu vực công, quan trọng nhất là xoá bỏ mức lương cơ sở - đây là cái gốc, trả lương theo vị trí việc làm, ban hành 5 thang bảng lương.
Với khu vực doanh nghiệp nhà nước, ông cho biết, hiện có tình trạng doanh nghiệp thua lỗ, công nhân không có thu nhập nhưng người quản lý lương rất cao, vì họ ăn bảng lương hoàn toàn khác với người lao động.
Do đó, ông đề nghị phải cải cách lương ở khu vực này, với các nội dung: Thứ nhất, người quản lý ăn lương cùng lao động, khi lợi nhuận cao thì cả hai hưởng cao.
Thứ hai là tách hoàn toàn người quản lý với người giám sát vì "ở các nước, người quản lý sợ ông giám sát, nhưng ta thì ngược lại, ông giám sát sợ ông chủ vì ông chủ trả lương".
Thứ ba, Nhà nước không can thiệp vào thang bảng lương, doanh nghiệp hoàn toàn ban hành, khi đó Nhà nước đưa ra mức lương tối thiểu cho người lao động. "Hiện thang bảng lương 3 năm một lần tăng, bà tạp vụ có khi lương cao hơn kỹ sư ra trường nên công ty người ta sa thải thôi" – ông nói.
Một nội dung nữa mà theo ông chưa được đề cập và "nếu không nói, Quốc hội không cho ý kiến thì Chính phủ không làm được" là tiền lương của người nghỉ hưu, bảo trợ thế nào, nếu không tính toán đồng bộ sẽ bỏ rơi đối tượng này.
"Từ 1/7/2024 bỏ lương cơ sở thì người nghỉ hưu giải quyết thế nào, có được cải cách tiền lương hay không, nếu có thì mức bao nhiêu? Không nâng thì vô hình trung để họ tụt lại phía sau, càng xa hơn mức sống đời thường" – ông Đào Ngọc Dung băn khoăn.
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị, bên cạnh cải cách tiền lương khu vực Nhà nước cần đi đôi với khu vực doanh nghiệp nhà nước và điều chỉnh phù hợp lương đối tượng về hưu và các đối tượng khác. "Nói thế có cửa sau này Chính phủ thực thi phù hợp, đúng nghĩa cải cách tiền lương khu vực công và toàn xã hội".
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.