Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Chỉ trong vòng 5 tháng đầu năm 2021, cả nước có tới 59.800 doanh nghiệp (DN) biến mất. Tính trung bình, mỗi ngày có tới 400 DN rút lui khỏi thị trường. Trên cơ sở kiến nghị của DN, dự báo tình hình diễn biến của dịch bệnh Covid-19 trong nước và quốc tế, khả năng mở cửa biên giới của một số quốc gia và khu vực trên thế giới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ KHĐT) đề xuất nhiều nhóm giải pháp.
Theo đó, Bộ KHĐT đề xuất nhóm chính sách về tái cơ cấu nợ vay và hỗ trợ lãi suất vay. Cụ thể, Bộ KHĐT đề xuất Ngân hàng Nhà nước (NHNN) khẩn trương ban hành thông tư sửa đổi, bổ sung nhằm cho phép việc cơ cấu nợ vay, giãn nợ vay đối với các khoản nợ phát sinh trong năm 2020-2021 và không chuyển nhóm nợ cho đến hết 31/12/2021.
Bộ này cũng đề xuất NHNN chỉ đạo hệ thống ngân hàng áp dụng các giải pháp hỗ trợ về vốn cho DN như giảm từ 3% đến 5% lãi suất cho vay; cơ cấu lại thời hạn trả nợ; giữ nguyên nhóm nợ; cho DN vay mới để bổ sung vốn lưu động khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh.
“Bộ KHĐT đề xuất NHNN nghiên cứu trình Chính phủ ban hành cơ chế hỗ trợ lãi suất khoảng 4% cho khoản vay tín dụng trong năm 2021-2023 để giúp các hãng hàng không tư nhân giải quyết thanh khoản, duy trì nguồn lực hoạt động và phát triển. Bộ KHĐT kiến nghị NHNN mở rộng đối tượng được giảm 2% lãi suất cho vay trực tiếp, cho vay gián tiếp theo hướng cho DN nhỏ và vừa, DN bị tác động trực tiếp nặng nề bởi dịch bệnh như hàng không, du lịch, khách sạn, vận tải được tiếp cận”, đại diện Bộ KHĐT cho biết.
Ngoài giải pháp về tài khóa, chính sách như trên, một trong những đề xuất hàng đầu hiện nay để hỗ trợ cộng đồng DN là thực hiện chiến dịch tiêm chủng vắc-xin phòng ngừa Covid-19. Kinh nghiệm từ các quốc gia có tỷ lệ dân số tiêm ít nhất 1 mũi vắc- xin phòng Covid-19 đã dần mở cửa nền kinh tế trở lại. Nhìn từ thành quả quốc tế, các chuyên gia khuyến nghị, bức tranh kinh tế Việt Nam 6 tháng cuối năm 2021 phụ thuộc nhiều vào tiến độ tiêm vắc- xin phòng Covid-19.
Theo chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính), tiêm phòng vắc-xin Covid-19 là giải pháp cơ bản, tiên quyết để Việt Nam vượt qua đại dịch, đồng thời giữ vững tăng trưởng, phát triển kinh tế. Nhiều nước trên thế giới đã dần mở cửa trở lại nền kinh tế nhờ tỷ lệ tiêm phòng vắc-xin Covid-19 cao. Trong đó, hơn 50% dân số Mỹ đã tiêm phòng Covid-19 mũi 1, kinh tế nước này được dự báo tăng trưởng 6% năm 2021. Liên minh châu Âu cũng dần mở cửa trở lại sản xuất kinh doanh, dịch vụ, du lịch.
“Việt Nam có kế hoạch tiêm vắc- xin cho đối tương ưu tiên là rất tốt. Tuy nhiên, trên thực tế, lực lượng quyết định sự phát triển, tăng trưởng đất nước là nhóm DN, khu công nghiệp, khu vực tập trung đông dân cư (Hà Nội, TP. HCM) cũng cần sớm được tiêm phòng vắc-xin. Mở rộng tiêm chủng từ nay đến cuối năm là cực kỳ quan trọng”, ông Thịnh nhấn mạnh.
Theo ông Thịnh, 6 tháng cuối năm 2021, trong điều kiện nhiều quốc gia mở rộng sản xuất, nhu cầu nguyên - nhiên vật liệu, phụ tùng đầu vào tăng lên, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sẽ được hưởng lợi.
Nửa đầu năm 2021, tăng trưởng xuất nhập khẩu của Việt Nam hơn 30%, đây là động lực cho 6 tháng cuối năm. Hoạt động xuất khẩu được đẩy mạnh hơn cũng tạo lực đẩy mạnh cho kinh tế tăng trưởng, phát triển. Các chuyên gia cho rằng đây cũng chính là liều “vắc - xin” để bảo vệ, thúc đẩy kinh tế.
Ông Đinh Quang Hinh, chuyên gia của Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDirect nhận định, nhờ có vắc-xin, một số quốc gia đang có kế hoạch mở cửa hoàn toàn nền kinh tế vào đầu quý 3/2021. Điều này sẽ thúc đẩy nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu thô, hàng hóa và các sản phẩm tiêu dùng. Từ đó, kỳ vọng nhu cầu đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ cao hơn trong nửa cuối năm 2021.
Theo thống kê của Bộ Y tế, tính đến chiều 17/6, Việt Nam đã tiêm gần 2 triệu mũi vắc- xin phòng Covid-19. Bộ Y tế khuyến khích, tạo điều kiện tối đa cho DN, địa phương nhập khẩu vắc- xin Covid-19 vào Việt Nam. Mới đây, Chính phủ đồng ý với đề nghị của UBND TP. HCM cho phép DN mua, nhập vắc-xin phòng Covid-19.
Các quốc gia có tốc độ tiêm chủng vắc- xin phòng Covid-19 nhanh là những nền kinh tế lớn nhất thế giới như Mỹ, Anh, Canada, Trung Quốc và Đức. Trong nhóm 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới, Canada có tỷ lệ dân số đã tiêm ít nhất 1 mũi vắc- xin Covid-19 cao nhất (61,6%), sau đó là Anh (59,4%), Mỹ (50,9 %), Đức (45,1%), Ý (43,1%), Pháp (41,2%) và Trung Quốc (ước tính khoảng 36,0%). |
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.