Nhà phố trên 'đất vàng' Hà Nội, bỏ trống hàng loạt vì 'ế' khách thuê
(VNF) - Nhiều căn nhà mặt phố đường Kim Mã (Hà Nội) hiện nay vẫn để không từ nhiều tháng nay vì không tìm được khách thuê.
Theo đánh giá của trang tin Reuters, trong số các nhà xuất khẩu hàng may mặc, Việt Nam phải đối mặt với tác động nặng nề nhất từ Đạo luật bảo vệ lao động cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ (UFLPA) do Mỹ ban hành. Luật có hiệu lực từ tháng 6 năm ngoái, yêu cầu các công ty chứng minh rằng họ không sử dụng nguyên liệu thô hoặc linh kiện được sản xuất từ nguồn lao động cưỡng bức tại Tân Cương (Trung Quốc).
Đạo luật của Mỹ đã gây thiệt hại tới ngành may mặc của Việt Nam, vốn là cường quốc sản xuất tại Đông Nam Á và hiện là nhà cung cấp chính cho các thương hiệu lớn như Gap, Nike và Adidas. Cụ thể, UFLPA đã khiến nhu cầu hàng hoá giảm, dẫn tới giảm sản lượng công nghiệp cũng như hàng may mặc xuất khẩu từ Việt Nam.
Dữ liệu hải quan Mỹ tới đầu tháng 4 cho thấy, trong số các lô hàng may mặc và giày dép trị giá 15 triệu USD bị giữ để kiểm tra UFLPA, hơn 80% là từ Việt Nam và chỉ 13% hàng hóa của Việt Nam được thông quan. Giá trị các lô hàng từ Việt Nam bị từ chối nhập cảnh vào Mỹ vượt quá 2 triệu USD, thậm chí gấp 3 lần so với hàng từ Trung Quốc.
Nhiều nhà nhập khẩu Mỹ vẫn lạc quan, nhưng chuỗi cung ứng của họ vẫn có thể bị gián đoạn do các nhà sản xuất hàng may mặc của Việt Nam phụ thuộc khoảng một nửa nguyên liệu đầu vào vào Trung Quốc.
Hiện tại, khoảng một trong ba đôi giày mà Nike và Adidas bán trên toàn cầu, thêm khoảng 26% và 17% quần áo của 2 hãng trên được sản xuất tại Việt Nam. Tuy nhiên, theo báo cáo thường niên mới nhất, Nike đã giảm đáng kể sản lượng hàng may mặc và giày dép tại Việt Nam, dù vẫn khẳng định Việt Nam là trung tâm sản xuất chính của mình.
Adidas cũng không bình luận về UFLPA, nhưng cho biết: “Việt Nam tiếp tục là một trong những quốc gia cung ứng chính của chúng tôi".
Gap cho biết công ty không có lô hàng nào bị giữ lại.
Hàng vạn người nguy cơ mất việc làm
Mặc dù các lô hàng bị tạm dừng chiếm một phần rất nhỏ trong tổng trị giá 27 tỷ USD hàng may mặc và giày dép mà Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ vào năm ngoái, nhưng rủi ro tuân thủ có thể dẫn đến những thay đổi lớn cho ngành may mặc Việt Nam.
Theo Bộ Thương mại Mỹ, điều đó sẽ ảnh hưởng đến người tiêu dùng Mỹ vì Việt Nam là nguồn cung cấp hàng may mặc bông chính cho họ.
Sheng Lu, Giám đốc Khoa Nghiên cứu Thời trang và May mặc tại Đại học Delaware, cho biết: “Sự phụ thuộc nặng nề của Việt Nam vào nguyên liệu dệt bông từ Trung Quốc có nguy cơ đáng kể về việc chứa bông Tân Cương, vì tỉnh này sản xuất hơn 90% lượng bông của Trung Quốc”. Ông Lu cũng nói thêm rằng Việt Nam hiện khó mà giảm sự phụ thuộc này.
Trong khi đó, Ủy ban Hàng hải Liên bang, cơ quan Mỹ chịu trách nhiệm về vận tải biển quốc tế, đã cảnh báo vào đầu tháng này về khả năng gián đoạn chuỗi cung ứng do kiểm tra UFLPA.
Trong một cuộc khảo sát năm ngoái, gần 60% các nhà quản lý ngành thời trang Mỹ cho biết họ đang tìm kiếm các quốc gia bên ngoài châu Á để tìm nguồn cung cấp mới, tránh việc bị ảnh hưởng bởi UFLPA. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng các công ty Mỹ cũng khó mà tìm được nhà cung cấp thay thế, do đó dự kiến sẽ có nhiều đợt kiểm tra hơn đối với hàng hóa của Việt Nam.
Theo đánh giá của Reuters, nhu cầu yếu hơn đã buộc ngành may mặc, cũng là ngành sử dụng lao động lớn nhất của Việt Nam sau nông nghiệp, phải cắt giảm gần 3% trong số 3,4 triệu lao động kể từ tháng 10 năm ngoái, và góp phần làm giảm 11,9% xuất khẩu của cả nước và giảm 2,3% sản lượng trong quý đầu tiên của năm nay so với một năm trước đó.
Tại một nhà thầu của công ty đồ thể thao Mỹ Under Armour, nhiều công nhân đã bị sa thải. Một số khác tại Regina Miracle International, nhà cung cấp đồ lót khổng lồ của Mỹ Victoria's Secret, thì bị cắt giảm số giờ làm việc.
“Thông thường các công ty tuyển lao động sau Tết Nguyên đán, nhưng năm nay mọi thứ diễn ra ngược lại”, bà Nguyễn Thị Hương, 45 tuổi, làm việc cho Pou Chen 10 năm và vừa bị mất việc, chia sẻ với Reuters.
Xem thêm >> Sự phát triển của kinh tế số thế giới và cơ hội của Việt Nam
(VNF) - Nhiều căn nhà mặt phố đường Kim Mã (Hà Nội) hiện nay vẫn để không từ nhiều tháng nay vì không tìm được khách thuê.