Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Gần đây, na sầu riêng được rao bán ngày càng nhiều tại các chợ dân sinh trên địa bàn Hà Nội cũng như chợ mạng.
Theo chị Huyền Trang ở Miếu Đầm (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, vừa mua túi na 4kg với giá 240.000 đồng, tức chỉ 60.000 đồng/kg. Năm nay, na ngọt, nhiều thịt, giá lại rất rẻ so với những năm trước đó.
Nhớ lại thời điểm này năm 2022, chị Trang phải bỏ ra cả triệu đồng để mua loại quả này. “Trong số các loại trái cây Việt thì na sầu riêng khi đó là đắt đỏ nhất. Nhưng bây giờ giá na khá bình dân, hàng bán đầy chợ nên rất dễ mua", chị Trang nói
Chị Hoàng Nga, một người chuyên bán hoa quả tại chợ Miếu Đầm, quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội), thừa nhận nếu xét về giá, na sầu riêng từng là loại quả Việt có giá đắt đỏ nhất, nay đã thành hàng bình dân.
Chị Nga cũng cho biết thêm na sầu riêng đang mới đầu mùa. Năm nay, giá na sầu riêng "mềm" hơn những năm trước khá nhiều nên việc bán buôn cũng thuận lợi. Chị chủ yếu gom đơn và nhập na sầu riêng từ Sơn La, na cỡ 500 - 800 gram/quả.
"Na giao đến tay khách quả vẫn cứng, để 1 - 2 ngày là na chín vừa ăn. Không chỉ lạ mắt hơn các loại na thông thường, na sầu riêng còn có vị ngọt đậm, mùi thơm đặc biệt của sầu riêng. Khách nào mà hảo ngọt sẽ rất thích. Giá na đầu mùa tôi đang bán chỉ khoảng hơn 76.000 đồng/kg, trong khi năm trước giá na cùng loại khoảng hơn 150.000 đồng/kg. Sắp tới khi na sầu riêng vào chính vụ, giá có thể còn giảm hơn", chị Nga nói.
Cách đây 2 năm, cửa hàng đã nhập na sầu về bán với giá 450.000 - 500.000 đồng/kg tùy loại. Khi đó, hàng khan hiếm, khách muốn mua đều phải đặt trước vài ngày.
“Vào chính vụ, nguồn cung tăng lên giá chắc sẽ còn rẻ hơn nhiều”, chị Nga dự báo.
Ông Nguyễn Hữu Tứ, Giám đốc Hợp tác xã Mé Lếch (Mai Sơn, Sơn La), cho rằng, giá na sầu riêng ngày càng rẻ là do nguồn cung dồi dào. Đây là quy luật chung của thị trường.
Hợp tác xã Mé Lếch là đơn vị trồng na sầu riêng sớm nhất ở nước ta. Ông Tứ cho hay, loại na này được Hợp tác xã phối hợp với một doanh nghiệp chuyên về giống rau quả nhập từ Đài Loan về ghép cải tạo với giống na dai địa phương. Sau 8 tháng ghép, na sầu riêng trồng theo tiêu chuẩn hữu cơ đã bói những quả đầu tiên.
Loại na này khi chín đạt trọng lượng 0,4 - 2,5 kg/quả. Na sầu riêng được thu hoạch từ đầu tháng 8 kéo dài cho đến Tết Nguyên đán.
Năm 2021, na sầu riêng của Hợp tác xã bắt đầu bói quả. Đến năm 2022 Hợp tác xã có 20ha na sầu riêng, doanh thu lên tới 14 tỷ đồng vì khi đó giá bán rất cao. Na thu hái đến đâu được các mối khách quen bao mua hết đến đó. Thậm chí, một số ngày na chín ít còn trong tình trạng cung không đủ cầu.
Năm nay, diện tích na sầu riêng của Hợp tác xã Mé Lếch đã tăng lên con số 100ha. Sản lượng na ước đạt 20 tấn/ha, ông Tứ chia sẻ.
Hiện, na sầu riêng loại 1 size từ 1 - 2 kg/quả có giá bán tại vườn 80.000 - 90.000 đồng/kg, loại 2 size 400 - 700 gram/quả giá đổ sỉ dao động từ 40.000 - 50.000 đồng/kg. Theo ông, mức giá này giảm còn một nửa so với vụ năm ngoái.
“Khoảng một tháng nữa na sầu riêng sẽ vào chính vụ thu hoạch”, Giám đốc Hợp tác xã Mé Lếch nói thêm. Lúc đó, na sẽ được phân phối nhiều hơn cho các cửa hàng, hệ thống siêu thị và các chợ đầu mối ở Hà Nội.
Tại huyện miền núi Mai Sơn, không chỉ Hợp tác xã Mé Lếch mà bà con nông dân trong vùng cũng mở rộng diện tích trồng na sầu riêng. Bởi, loại na này cho năng suất cao. Vườn na đạt tuổi trưởng thành sẽ cho sản lượng 20 tấn/ha.
Nếu tính giá trung bình 60.000 đồng/kg, 1ha đã thu về 1,2 tỷ đồng, lãi rất lớn so với trồng các loại na khác, ông Tứ chia sẻ.
Giám đốc Hợp tác xã Mé Lếch cho biết, dù đem lại lợi nhuận đáng kể, song chăm sóc na sầu riêng không hề đơn giản. Với loại na thường, chi phí cho phân bón chỉ khoảng 150.000 đồng/ha, song với na sầu riêng chi phí tăng gấp đôi là 300.000 đồng/ha. Na sầu riêng phải tiến hành thụ phấn từng quả vào ban đêm, tốn rất nhiều công sức, chưa kể giống na này đòi hỏi công chăm sóc dài ngày hơn.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.