Toàn cảnh Vinhomes Royal Island qua những khung hình từ trên cao
(VNF) - Dự án Vinhomes Royal Island đã được mở bán từ cuối tháng 3 với quy mô 877 ha, tổng vốn đầu tư khoảng 2,4 tỷ USD nằm trọn trên đảo Vũ Yên.
Cả ba động lực đều đang suy yếu
TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VIAC phân tích, cuộc khủng hoảng lần này của nền kinh tế toàn cầu không chỉ đến từ những vấn đề kinh tế - tài chính, mà là tác động tích hợp, cộng hưởng của nhiều nhân tố: Biến đổi khí hậu, dịch bệnh, xung đột về địa chính trị, địa kinh tế, chiến tranh và cả khoa học công nghệ dẫn đến yêu cầu tái cấu trúc lại các chuỗi cung ứng không thiết lập lại trạng thái cân bằng mới trong một vài năm như các cuộc khủng hoảng lớn trước đây.
“Nên người ta nói đến thập kỷ mất mát chứ không chỉ một vài năm của nền kinh tế thế giới là hoàn toàn có cơ sở. Và như vậy, nền kinh tế thế giới sẽ không phục hồi theo đồ thị chữ V, và cũng không phục hồi như chữ U thông thường mà chữ U với đáy rất dài.”, ông Lộc nhận định.
Với nền kinh tế Việt Nam, ông Lộc cho rằng, nếu nhìn từ phía cầu, thì nền kinh tế Việt Nam là một cỗ xe tam mã, đang được dẫn dắt bởi ba động lực tăng tưởng: Xuất khẩu, đầu tư và tiêu dùng. Suốt hơn 3 chục năm qua, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt kết quả khả quan là dựa trên động lực chủ yếu này. Nhưng hiện nay cả 3 động lực đều suy yếu cả xuất khẩu và đầu tư thì do nền kinh tế và thị trường thế giới tăng chậm lại và suy giảm, đang ảnh hưởng ngay và tức khắc đến các đầu tàu và tiêu dùng cũng vậy.
"Doanh nghiệp của Việt Nam đang có vấn đề, khu vực doanh nghiệp tư nhân sau một thời gian phát triển bùng nổ đang suy yếu. Các số liệu được Tổng cục Thống kê công bố về tình hình kinh tế - xã hội năm 2023 cũng như ý kiến phản ánh của các chuyên gia cho thấy nền kinh tế nước nhà đang khó khăn. Các con số về tăng trưởng GDP, về phát triển doanh nghiệp đều ở mức thấp”, ông Lộc nói.
2024: Đối mặt với những bất ngờ, không thể lường trước được
PGS. TS. Phạm Thế Anh - Trưởng khoa Kinh tế học, Đại học Kinh tế quốc dân cũng Về các yếu tố được kỳ vọng sẽ tạo ra động lực cho năm sau.
Đầu tiên, đó là sự hồi phục của thị trường thế giới liên quan đến thương mại quốc tế, đơn hàng xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng trở lại trong năm 2024. Với khu vực đầu tư nước ngoài, từ những tín hiệu tích cực của xuất khẩu Việt Nam có thể kéo theo đầu tư nước ngoài để hướng ra thị trường xuất khẩu.
Một điều nữa là thị trường trong nước sẽ hồi phục. Đối với thị trường bất động sản, cần tập trung vào các phân khúc phù hợp với túi tiền của người dân, cùng với sự trợ giúp của Nhà nước trong việc gỡ bỏ những vướng mắc, rào cản trong thủ tục hành chính giúp nguồn cung dự án tăng lên. Điều này có thể giúp khu vực đầu tư tư nhân hồi phục một phần.
Yếu tố thứ ba là đầu tư công của Việt Nam sẽ tiếp tục được đẩy mạnh trong năm 2024 nhằm gỡ khó cho nền kinh tế. Tiêu dùng có thể hồi phục nhẹ một chút so với năm nay.
Bên cạnh những yếu tố tích cực đó, nền kinh tế Việt Nam cũng đứng trước nhiều thách thức. Thậm chí, Theo TS Phạm Thế Anh, nền kinh tế năm 2024 có thể đối mặt với những vấn đề không thể lường trước được, có thể xảy ra bất ngờ.
Trong nước môi trường lạm phát, nếu không kiểm soát tốt lãi suất, tín dụng để tăng trưởng nóng sẽ xảy ra những rủi ro bong bóng tại thị trường này. Việc xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng trong thời gian vừa qua nếu không tốt có thể trở thành những rào cản đối với môi trường kinh doanh trong nước và cản trở đầu tư của khu vực tư nhân. Với bên ngoài, những rủi ro địa chính trị, xung đột giữa các nước và thời tiết, thiên tai có thể đẩy chi phí các nguyên vật liệu cơ bản trên thế giới tăng cao. Điều này sẽ gây khó khăn cho sản xuất ở trong nước.
Do đó, ông Thế Anh đánh giá đánh giá rằng mục tiêu tăng trưởng 6,5% tiếp tục là một thách thức với Chính phủ trong năm 2024. “Nếu các con số thống kê đáng tin cậy thì việc đạt được mức tăng trưởng đó là một điều cực kỳ thách thức”, ông nói.
Trong năm 2024, các tổ chức lớn trên thế giới dự báo rằng tăng trưởng GDP toàn cầu sẽ thấp hơn so với năm 2023. “Tôi cũng đồng tình với nhận định đó và chúng ta khó có thể kỳ vọng vào sự đột biến, đột phá đối với các nguồn lực từ bên ngoài tới thương mại quốc tế”, ông Phạm Thế Anh nhìn nhận.
Ở trong nước, các thị trường vẫn tương đối khó khăn đặc biệt là liên quan đến lĩnh vực bất động sản, xây dựng và các ngành nghề liên quan đang gặp nhiều khó khăn. Sự khó khăn của thị trường bất động sản có thể kéo dài nhiều năm nữa, nhất là các phân khúc không đáp ứng nhu cầu ở thực của người dân. Trong khi đó, nhu cầu ở thực của người dân lại gặp vướng mắc rất nhiều, nguồn cung hạn hẹp, giá tăng cao. Do vậy, nếu không phát triển được những phân khúc phù hợp với thị trường thì rất khó hồi phục.
Nâng cấp các động lực tăng trưởng
TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VIAC cho biết cả Chính phủ, Quốc hội đang có nhiều nỗ lực, bằng những quyết sách chưa từng có trong tiền lệ đã có những cố gắng vượt bậc bảo đảm duy trì những động lực này, nhưng chúng ta vẫn đang đứng trước những khó khăn và việc đặt mục tiêu tăng trưởng mà Quốc hội và Chính phủ đề ra là vô cùng thách thức.
Để tăng trưởng kinh tế đạt tốc độ cao nhất, ông Lộc cho rằng điều cần thiết của chúng ta không phải là chỉ khôi phục, duy trì các động lực tăng trưởng này trong cơ cấu cũ mà phải nâng cấp cả 3 động lực này và đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, tham gia có hiệu quả hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu, giải quyết triệt để những bất cập, vướng mắc và phát huy hiệu quả thị trường bất động sản, thị trường tài chính và hệ thống ngân hàng.
Tất cả những điều đó tạo dựng dần niềm tin cho thị trường, cho nhà đầu tư. “Niềm tin là điều quan trọng nhất để các chính sách đi vào thực tế. Cùng với đó là tính quyết liệt của bộ máy chính trị. Chính sách có thể chưa hoàn hảo, thực hiện chưa được như mong muốn nhưng cho thấy sự nỗ lực. Những dấu ấn tích cực vừa qua trong chuyển động đầu tư công tuy chưa được như mong muốn nhưng khá tích cực” TS. Võ Trí Thành, chuyên gia kinh tế cho hay.
Theo ông Thành, động lực tăng trưởng của năm tới sẽ đến từ việc hỗ trợ xử lý các vấn đề của thị trường tài chính và đặt ra các chính sách để tận dụng tốt hơn nền tảng.
“Không phải ngẫu nhiên mà dự báo năm 2024 khác nhau. Tăng trưởng Việt Nam có thể chưa phải quá cao nhưng tất cả các dự báo đều cho rằng Việt Nam sẽ tăng trưởng tốt hơn năm 2023. Năm 2024 nhiều dự báo cho rằng có thể là 5,5 – 5,7% hoặc có thể tốt hơn”, ông Thành nói.
(VNF) - Dự án Vinhomes Royal Island đã được mở bán từ cuối tháng 3 với quy mô 877 ha, tổng vốn đầu tư khoảng 2,4 tỷ USD nằm trọn trên đảo Vũ Yên.