Đối thoại VNF: 'Động lực tăng trưởng 2023 đang giảm dần'

Huyền Trang - 20/02/2023 08:51 (GMT+7)

(VNF) - TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế trung ương, nhận định kinh tế Việt Nam vẫn theo xu hướng phục hồi và phục hồi tương đối tốt nhưng những động lực tạo nên tăng trưởng của năm 2023 đang suy giảm dần.

VNF
TS Nguyễn Đình Cung

- Ông có bình luận gì về việc Chính phủ ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023?

TS Nguyễn Đình Cung: Nghị quyết năm nay đã có cách tiếp cận hoàn toàn mới, tích hợp Nghị quyết 01 và Nghị quyết 02. Với 11 nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023, nghị quyết năm nay không chỉ dừng lại ở nhiệm vụ cho năm 2023 mà còn bám sát vào các mục tiêu, đột phá chiến lược cho cả nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Nghị quyết 01 đã chỉ rõ quan điểm điều hành và đưa ra một nhóm trọng tâm nhiệm vụ giải pháp cụ thể. Các quan điểm điều hành rất đáng chú ý như: không chuyển trạng thái đột ngột, giật cục; nâng cao năng lực phân tích dự báo; điều hành cân bằng giữ kiểm soát lạm phát - tăng trưởng kinh tế, tỷ giá - lãi suất...

Ổn định vĩ mô và giữ vững mục tiêu tăng trưởng là những nội dung quan trọng của Nghị quyết 01. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, bước sang năm nay, Việt Nam có nhiều thuận lợi, bởi năm 2022 đã tạo ra được nền tảng tăng trưởng tốt. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

Tôi không nghĩ đơn giản như vậy, việc Việt Nam tăng trưởng năm 2022 đạt 8,02% và quý III tăng gần 14% thì lại là điều rất bình thường so với thế giới, bởi nền năm trước của chúng ta rất thấp. Năm 2021 tăng trưởng kinh tế toàn cầu và đặc biệt là những nước phát triển cũng đạt gần 6%, mức tăng này rất ngoạn mục trong khi đó Việt Nam chỉ tăng trưởng 2,58%. Vì vậy, bước sang năm nay, là một quốc gia đang phát triển, kể cả khi chúng ta tăng trưởng GDP 8% cũng không có gì là quá “ghê gớm”.

Cụ thể hơn, có hai yếu tố tạo nên sự bất thường trong tăng trưởng năm 2022 và đặc biệt là quý III. Thứ nhất, tăng trưởng quý III/2021 rất thấp, âm 6,3%. Thứ hai, từ quý IV/2021, Việt Nam bắt đầu mở cửa nền kinh tế, bỏ hết các biện pháp ngăn sông cấm chợ và giãn cách xã hội. Sau gần ba năm cầu tiêu dùng bị đè nén, đến quý II/2022 trở đi, tiêu dùng nội địa bùng nổ tạo nên động lực tăng trưởng. Tuy nhiên, hai yếu tố này chỉ là nhất thời của 9 tháng và không có tác động từ quý IV/2022 và các năm tiếp theo. Trong khi đó, lại có hàng loạt yếu tố bất lợi tác động đến kinh tế 2023.

- Nghĩa là chúng ta sẽ gặp nhiều bất lợi khi thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế 2023?

Kinh tế thế giới từ bùng nổ năm 2021, sang năm 2022 bắt đầu suy giảm và có thể suy giảm sâu vào năm 2023. Điều này có nghĩa là nhu cầu nhập khẩu các loại hàng hóa từ Việt Nam sẽ giảm. Hiện tại, có doanh nghiệp, lượng đơn hàng xuất khẩu đã giảm hơn 50%. Việc suy giảm đơn hàng buộc họ phải thu hẹp sản xuất, nghĩa là phải sa thải lao động, công nhân bị giảm giờ làm, nghỉ luân phiên. Bên cạnh đó, giá năng lượng tăng cao do xung đột Ukraine và Nga, tác động đến Việt Nam khiến chi phí nhập khẩu nguyên liệu gia tăng. Như vậy, có thể thấy, một bên là doanh thu giảm, cầu giảm, một bên là chi phí nguyên liệu gia tăng thì phần lợi nhuận của doanh nghiệp trở nên giảm và thậm chí là thua lỗ. Thực tế là trong mấy tháng gần đây, rất nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh, nhiều doanh nghiệp khó khăn khiến nhiều dự án đầu tư phải dừng lại hoặc chuyển đổi.

Thêm vào đó, tại thị trường trong nước, lạm phát gia tăng và có nguy cơ vượt chỉ tiêu mà Quốc hội đề ra. Điều này buộc Chính phủ phải thực hiện thắt chặt tiền tệ và thậm chí là cả tài khóa để chống lạm phát. Khi thắt chặt tiền tệ, lãi suất tăng, tín dụng suy giảm khiến tiếp cận vốn của doanh nghiệp trở lên khó khăn hơn nhiều so với trước. Thị trường tài chính đã có thời điểm chao đảo, lung lay và có phần mất niềm tin. Rõ ràng, trong bối cảnh như vậy, mọi người đều chọn phương án dừng lại, không tiếp tục đầu tư khiến thanh khoản toàn thị trường suy giảm. Dòng vốn trong nền kinh tế trở nên cạn kiệt. Với giải ngân vốn đầu tư công, Thủ tướng đã tích cực làm việc với các địa phương nhưng 11 tháng của năm 2022 mới giải ngân được hơn 50%.

- Tức là động lực tăng trưởng đang suy giảm, thưa ông?

Động lực tăng trưởng kinh tế của Việt Nam 2023 đang suy giảm dần. Cụ thể, động lực về xuất khẩu hiện đang suy giảm, chính sách tiền tệ hiện đang ưu tiên số một là chống lạm phát nên sẽ không thúc đẩy tăng trưởng, đầu tư công khó khăn và nhu cầu trong nước chắc chắn giảm do lạm phát tăng cao, thu nhập giảm.

Năm 2023 trở lên khó khăn hơn và trong bối cảnh khó khăn như vậy, để tạo động lực mới thì cần có những cải cách đột phá. Nhìn lại kinh nghiệm của Việt Nam qua các thời kỳ, khi có khủng hoảng thì luôn luôn có cải cách. Thời kỳ khó khăn 1997-2000, Luật Doanh nghiệp được ban hành tạo ra một luồng sinh khí mới trong môi trường kinh doanh. Đến thời kỳ 2010 - 2012 có chương trình tái cơ cấu tổng thể phục hồi tăng trưởng, sau đó từ năm 2014 chúng ta đã có những chương trình cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh bằng Nghị quyết 19 và Nghị quyết 02. Thời điểm hiện nay, rất cần có sự cải cách, đột phá như thế. Chúng ta cần đánh giá tình hình kinh tế 2022 đúng thực chất và có sự cải cách theo hướng thị trường nhiều hơn, tránh lạc quan thái quá khi nhìn vào những số liệu có phần “tô hồng” như vậy.

- Việc kiềm chế lạm phát cũng là một trong những nhóm nội dung quan trọng để thực hiện nghị quyết này. Theo ông, trong năm tới, chúng ta cần làm gì để kiềm chế lạm phát?

Chỉ tiêu kiểm soát lạm phát 2023 dưới 4,5% là thách thức rất lớn và cần cân nhắc vì không nên thắt chặt quá mức cả chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá trong lúc này. Nếu thặt chặt tiền tệ thì cần nới lỏng chính sách tài khoá, giảm thuế, miễn thuế nhiều hơn nữa so với giá trị chương trình phục hồi và phát triển mà Quốc hội đã thông qua.

Không giống như năm 2022, lạm phát chủ yếu từ chi phí đẩy, lạm phát 2023 chịu tác động từ cả các yếu tố bên trong như: lãi suất tăng, tỷ giá tăng gần 10% tác động trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chi phí đẩy nhập khẩu từ bên ngoài chắc chắn sẽ cũng sẽ tác động đến sản xuất kinh doanh.

- Vậy, trong bối cảnh đó, động lực quan trọng để thúc đẩy kinh tế Việt Nam 2023 là gì và làm thế nào để giữ được động lực tăng trưởng cho năm 2023?

Động lực quan trọng có thể thúc đẩy kinh tế năm 2023 không gì khác ngoài đầu tư công, đây là một thứ nằm trong tầm tay của Chính phủ. Tuy nhiên, cần có cách tiếp cận mới chi phối từ việc xây dựng, điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn, phân bố, lựa chọn dự án và triển khai thực hiện thì mới có thể đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, mang lại hiệu quả và tạo động lực đột phát cho nền kinh tế.

Cách tiếp cận mới đó là với những dự án quan trọng quốc gia, liên vùng mà có thể gọi là không thể không làm như: dự án vành đai 3, 4 TP. Hà Nội, TP. HCM, cảng hàng không quốc tế Long Thành, cao tốc Biên Hoà-Bà Rịa-Vũng Tàu… thì cần có cơ chế mới, lấy hiệu quả làm thước đo đánh giá. Đã là các dự án không thể không làm thì cần cơ chế đột phá và phải tập trung vốn, nguồn lực triển khai thật nhanh, lấy hiệu quả đặt lên hàng đầu, vì nếu triển khai chậm sẽ đội vốn, gây lãng phí, kém hiệu quả. Các quy định, thủ tục cuối cùng cũng là để đảm bảo hiệu quả thì nên dùng cách tiếp cận khác, lấy hiệu quả là thước đo, tập trung chỉ đạo, kiểm tra, kiểm soát, phối hợp giữa trung ương và địa phương, giữa các địa phương với nhau.

Giải ngân vốn đầu tư công hiện nay có tác động rất lớn đến toàn bộ nền kinh tế, từ thanh khoản, các tổ chức tín dụng, cách tiếp cận vốn của doanh nghiệp… Nếu tháo được “đập nước” đầu tư công, tôi tin rằng “cánh đồng” kinh tế sẽ tươi tốt trở lại.
 

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Dow Jones lên đỉnh 40.000 điểm, Haidilao nổi nhất chứng khoán Mỹ tuần qua

Dow Jones lên đỉnh 40.000 điểm, Haidilao nổi nhất chứng khoán Mỹ tuần qua

(VNF) - Thị trường chứng khoán Mỹ đã kết thúc tuần giao dịch trong sắc xanh, khi chỉ số Dow Jones lần đầu tiên đóng phiên trên mốc 40.000 điểm, các chỉ số chính khác cũng ghi nhận mức tăng hàng tuần.

'Quý II/2024, thời điểm vàng đầu tư cổ phiếu F&B'

'Quý II/2024, thời điểm vàng đầu tư cổ phiếu F&B'

(VNF) - VDSC cho rằng triển vọng lạc quan về hoạt động của ngành F&B trong năm 2024 vẫn chưa phản ánh đầy đủ lên diễn biến giá cổ phiếu F&B. Khi giá nông sản xác nhận xu hướng giảm trong năm 2024, giá cổ phiếu F&B sẽ cao hơn trong 12 tháng tới, quý II sẽ là thời điểm vàng để mua vào.

Ông Nguyễn Đỗ Lăng tái xuất, sau APS, đến IDJ 'đổ vỡ' kế hoạch ĐHĐCĐ 2024

Ông Nguyễn Đỗ Lăng tái xuất, sau APS, đến IDJ 'đổ vỡ' kế hoạch ĐHĐCĐ 2024

(VNF) - Đây là doanh nghiệp thứ hai trong hệ sinh thái Apec Group của ông Nguyễn Đỗ Lăng không thể tổ chức ĐHĐCĐ thường niên.

DN Việt thắt chặt quan hệ với đối tác thế giới, sẵn sàng nâng tầm quốc tế

DN Việt thắt chặt quan hệ với đối tác thế giới, sẵn sàng nâng tầm quốc tế

(VNF) - Để khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế, đồng thời chinh phục mục tiêu phát triển kinh tế tuần hoàn, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã mở rộng quan hệ với các đối tác chiến lược hàng đầu thế giới để sẵn sàng thay đổi, nâng cao năng lực để phát triển ngay từ sớm.

 'Số doanh nghiệp chết yểu gia tăng, tín dụng có dấu hiệu đông cứng'

'Số doanh nghiệp chết yểu gia tăng, tín dụng có dấu hiệu đông cứng'

(VNF) - Báo cáo mới nhất của VEPR chỉ ra, tín dụng có dấu hiệu đông cứng khi tăng trưởng tín dụng quý 1/2024 thấp nhất trong 10 năm qua dù lãi suất cho vay đã hạ rất thấp. Trong khi đó, số DN rút lui khỏi thị trường cao gấp 1,5 lần so với doanh nghiệp đăng ký thành lập mới

Chuỗi nhà hàng lẩu Haidilao thu gần 2 triệu USD mỗi ngày

Chuỗi nhà hàng lẩu Haidilao thu gần 2 triệu USD mỗi ngày

(VNF) - Super Hi International, công ty điều hành chuỗi nhà hàng lẩu Trung Quốc Haidilao trên thị trường quốc tế, đã phát hành cổ phiếu công khai lần đầu tại Mỹ vào ngày 16/5.

Bãi đỗ xe thông minh trung tâm Đà Nẵng ế khách vì giá quá cao

Bãi đỗ xe thông minh trung tâm Đà Nẵng ế khách vì giá quá cao

(VNF) - Được xây dựng giữa trung tâm TP. Đà Nẵng nhưng bãi đỗ xe thông minh số 166 Hải Phòng với 173 vị trí đỗ xe chỉ lác đác được mấy xe vào gửi. Nguyên nhân chính khiến bãi đỗ xe này ế khách là do giá quá cao.

Chặn 'sóng' giá vàng: Không cần nhập khẩu, không cần phá độc quyền

Chặn 'sóng' giá vàng: Không cần nhập khẩu, không cần phá độc quyền

(VNF) - Theo TS Nguyễn Quốc Việt, Phó viện trưởng VEPR, lại lịch sử để thấy rằng không cần nhập khẩu, không cần phá độc quyền thương hiệu vàng miếng SJC, chênh lệch giá vàng vẫn có những giai đoạn dài được kiểm soát, giá vàng trong nước và thế giới đồng pha gần như tuyệt đối.

Bắc Giang mở thêm cụm công nghiệp rộng 75ha

Bắc Giang mở thêm cụm công nghiệp rộng 75ha

(VNF) - Cụm công nghiệp Danh Thắng - Đoan Bái vừa được Bắc Giang phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 với diện tích 75ha tại huyện Hiệp Hoà.

Nắm bắt xu hướng lớn để phát triển kinh tế số

Nắm bắt xu hướng lớn để phát triển kinh tế số

(VNF) - Kinh tế số đã chứng minh khả năng phục hồi và phát triển mạnh mẽ trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Với sự phát triển của các công nghệ mới như AI, 5G và Internet vạn vật (IoT), kinh tế số sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm tới và khẳng định vị thế là động lực chính cho sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia.

Ảnh đẹp về những sân golf bên biển nổi tiếng Việt Nam

Ảnh đẹp về những sân golf bên biển nổi tiếng Việt Nam

(VNF) - Golf đã không còn là môn thể thao xa lạ, xa xỉ như nó đã từng; golf đã và đang hiện hữu trong đời sống của người Việt như là một trong những môn thể thao – giải trí quan trọng, thu hút đông đảo người chơi với gần 80 sân đang hoạt động trên toàn quốc. Dưới đây là hình ảnh đẹp về những sân golf sát biển nổi tiếng Việt Nam.