Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Bộ Công Thương vừa đưa ra dự thảo quyết định của Thủ tướng về cơ cấu giá điện bán lẻ để lấy ý kiến, trong đó đáng chú ý biểu giá điện bán lẻ được tính rút xuống từ 6 bậc hiện hành xuống 5 bậc.
Đặc biệt, trong phương án 5 bậc giá bán lẻ điện, hộ tiêu dùng điện ít dưới 100 kWh điện/tháng sẽ được hưởng lợi giá thấp. Trong đó hộ sử dụng điện từ 51-100 kWh sẽ chỉ phải trả 1.728 đồng/kWh thay vì 1.786 đồng/ kWh như hiện nay, giảm 58 đồng/ kWh điện; người sử dụng điện bậc 2, tương đương 101-200 kWh/tháng vẫn phải trả giá tiền tương đương hiện nay.
Từ bậc 3 trở đi, hộ sử dụng điện từ 301kWh đến 400 kWh trong thang 6 bậc hiện hành, giá bán lẻ điện là 2.919 đồng/ kWh điện. Tại phương án 5 bậc, hộ tiêu dùng sử dụng điện mức này chỉ phải trả tiền hơn 2.612 đồng/ kWh điện, giảm 307 đồng/kWh điện.
Tuy nhiên, phân hoá giá bán lẻ điện mạnh nhất ở thang bậc 4. Hộ sử dụng trên 401 kWh trở lên ở thang điện 5 bậc sẽ chịu giá cao trên 3.111 đồng/ kWh, tăng hơn từ 96 đồng đến 192 đồng/kWh so với giá điện/kWh của hộ sử dụng điện này theo biểu giá 6 bậc hiện hành (chỉ 2.919 đồng đến hơn 3.015 đồng/ kWh).
Trong thang 5 bậc, hộ sử dụng điện tử 701 kWh/tháng sẽ bị áp mức giá cao từ 3.456, 6 đồng/kWh, tăng hơn 441,6 đồng so với biểu giá hiện tại. Bảng giá 5 bậc phân rõ mức hộ tiêu dùng từ 401-700 kWh/tháng thay vì áp mức giá thấp như hiện tại, chỉ tính trên 401 kWh trở lên, chịu giá hơn 3.015 đồng/kWh.
Như vậy, hộ sử dụng trên 701 kWh điện sẽ chịu mức giá bán lẻ điện cao nhất trong thang 5 bậc.
So sánh biểu giá điện 5 bậc với biểu giá điện 6 bậc hiện hành, hộ sử dụng điện từ dưới 51-100 kWh điện/tháng sẽ được hưởng lợi giảm 58 đồng/kWh. Hộ sử dụng điện từ 100-200 kWh được giữ nguyên; hộ sử dụng điện từ 301 kWh điện đến dưới 400 kWh điện sẽ được hưởng lợi giảm 307 đồng/kWh.
Giá điện sẽ chỉ tăng đối với hộ sử dụng điện từ 401 kWh/tháng trở lên và tăng cao nhất đối với hộ sử dụng điện trên 700 kWh/tháng.
Thực tế, dự thảo đưa ra lấy ý kiến lần này không khác nhiều so với phương án từng đưa ra năm ngoái. Theo Bộ Công Thương, việc cải tiến này sẽ làm thay đổi căn bản cơ cấu biểu giá bán lẻ điện so với trước nên sẽ tác động trực tiếp tới khách hàng. Trong đó, mức giá bán lẻ điện bình quân với nhóm sinh hoạt không thay đổi, nhưng sẽ có nhóm khách hàng được giảm tiền điện và ngược lại.
Đối với hộ nghèo, hộ chính sách xã hội, theo dự thảo của Bộ Công Thương, các đối trượng trên vẫn được hỗ trợ tiền điện cho 30 kWh đầu tiên tính theo giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc 1.
Trong dự thảo quyết định của Bộ Công Thương, giá bán điện cho sản xuất, kinh doanh và hành chính sự nghiệp cũng thay đổi. Việc phân bổ chi phí của ngành điện sẽ theo cấp điện áp, theo thời gian sử dụng trong này và theo nhóm khách hàng điện, trong đó bổ sung giá điện cho các trạm sạc xe điện.
Đơn cử như giá bán lẻ điện cho trạm sạc xe điện chia theo cấp điện áp, giờ bình thường - thấp điểm - cao điểm, thấp nhất 68% giá bán lẻ điện bình quân (1.306 đồng một kWh) và cao nhất 205% giá bán lẻ điện bình quân (3.937 đồng một kWh) (chưa gồm thuế VAT).
Nhóm hộ kinh doanh cơ sở lưu trú, du lịch áp dụng giá bán lẻ bằng nhóm khách hàng sản xuất với cấp điện áp 1-35 kV và các hộ kinh doanh khác. Giá bán điện theo 4 cấp điện áp cũng sẽ được áp dụng cho nhóm khách hàng sản xuất, thấp nhất 52% và cao nhất 167% giá bán lẻ điện bình quân. Trong khi đó, nhóm khách hàng đơn vị hành chính sự nghiệp sẽ bổ sung bệnh viện, nhà trẻ, mẫu giáo, trường phổ thông, chiếu sáng công cộng.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.