Năng lượng Nga tìm mọi cách 'lật ngược' thế lực đồng bạc xanh

Quý Hoàng - 16/10/2019 06:14 (GMT+7)

Việc thanh toán các giao dịch bằng đồng rúp hoặc euro sẽ hạn chế sự tiếp xúc với Mỹ, bộ trưởng kinh tế Nga cho biết.

VNF
Năng lượng Nga tìm mọi cách 'lật ngược' thế lực đồng bạc xanh.

Nga đang tìm cách xây dựng các cơ chế giao dịch tiền tệ bằng euro và rúp để xuất khẩu nguồn năng lượng khổng lồ - một động thái tránh sử dụng đồng đô la và đưa Moscow ra khỏi hệ thống tài chính toàn cầu do Mỹ đứng đầu.

EU muốn giao dịch bằng đồng rúp nội tệ

Tránh hệ lụy từ Mỹ

Maxim Oreshkin, Bộ trưởng Kinh tế Nga, nói với Thời báo Tài chính rằng Nga muốn giảm thiểu tiếp xúc với Mỹ bằng cách thu hút nhiều nhà đầu tư hơn thông qua các giao dịch đồng rúp.

Chúng tôi có một loại tiền tệ rất tốt, nó ổn định. Tại sao không sử dụng nó cho các giao dịch toàn cầu?, ông Oreshkin nói trong một cuộc phỏng vấn.

"Tại một thời điểm nào đó, chúng tôi muốn [bán dầu và khí đốt] bằng đồng rúp. Câu hỏi ở đây không phải là có chi phí nào quá cao khi làm theo cách đó hay không, mà là nếu cơ sở hạ tầng tài chính rộng mở này được tạo ra, nếu chi phí ban đầu rất thấp thì tại sao lại không?"

Tập đoàn Gazprom của chính phủ Nga đã xuất khẩu khí đốt tự nhiên trị giá 51 tỷ USD sang châu Âu vào năm ngoái, trong khi Rosneft thuộc sở hữu nhà nước Nga đã xuất khẩu 123,7 triệu tấn dầu.

Moscow đã tìm cách bù đắp sự ảnh hưởng từ các lệnh trừng phạt kinh tế của Hoa Kỳ thông qua một chương trình "giảm tác dụng đô la hoá". Ngân hàng trung ương Nga đã giảm nắm giữ tín dụng Kho Bạc của Mỹ từ 96 tỷ USD xuống chỉ còn 8 tỷ USD trong 18 tháng qua.

Ông Oreshkin đã đề cập tới xu thế phổ biến của trái phiếu Nga đối với các nhà đầu tư nước ngoài như một bằng chứng cho rằng Moscow sẽ có thể xuất khẩu năng lượng bằng đồng nội tệ.

"Các công ty EU, các nhà đầu tư đang mua tài sản bằng đồng rúp… Tại một thời điểm trong tương lai, các công ty năng lượng cũng có thể sử dụng tài sản rúp", ông Oreshkin nói.

Các công ty dầu khí thuộc sở hữu nhà nước có ảnh hưởng mạnh trong nền kinh tế Nga, hiện đang tìm kiếm các giao dịch bằng đồng nội tệ để thay thế những căng thẳng địa chính trị liên tục với Mỹ.

Rosneft đã định giá đấu thầu giao ngay tháng 9 và tháng 10 bằng euro, trong khi Gazprom vào tháng 3 đã bán lô hàng hóa khí đốt tự nhiên đầu tiên có giá bằng đồng rúp cho một công ty Tây Âu.

Chuyển đổi doanh thu từ dầu và khí đốt, chiếm khoảng một nửa ngân sách của Nga, từ đồng đô la sẽ đánh dấu một sự thay đổi lớn đối với nước này, dự kiến sẽ ghi nhận thặng dư ngân sách năm 2019 ở mức 1,5% GDP, một phần nhờ vào tỷ giá hối đoái thuận lợi.

Ông Oreshkin cũng cho biết chính phủ đã chuẩn bị chi một khoản tiền nhất định trong Quỹ quốc gia Rbs8.2tn, được tiết kiệm từ năm 2017 bằng cách dự trữ khoản doanh thu tăng thêm của tất cả lượng dầu được bán ở mức hơn 40 đô la/thùng.

Tín hiệu từ EU và giá dầu

Điện Kremlin hy vọng khoản tiền họ chi tiêu thêm này sẽ khởi động tăng trưởng của Nga, dự kiến sẽ giảm xuống dưới 1% GDP trong năm nay và được cho là ảnh hưởng phần nào bởi sự bùng nổ cho vay tiêu dùng không bền vững.

Khi giá dầu giảm, điều này có nghĩa là nguồn cung ngoại tệ không đủ cho nền kinh tế. Bạn cần phải trang trải nó bằng tài sản ngoại tệ mà bạn có, ông Mr Oreshkin nói về quỹ tài sản trên.

Ông Oreshkin ban đầu đã kêu gọi tiến hành đầu tư ra nước ngoài vào một quỹ tài sản có chủ quyền theo kiểu Na Uy. Ông nói, sự thay đổi gần đây trong chính sách đối với chi tiêu trong nước sẽ được tiến hành phù hợp với các khoản đầu tư tư nhân bổ sung và để tìm cách giảm thiểu những lo ngại của ngân hàng trung ương về sự gia tăng lạm phát.

Ông Oreshkin cũng cho biết Nga có ý định đẩy mạnh thương mại song phương với EU. Trong những tháng gần đây, các nhà lãnh đạo như Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, đã kêu gọi xây dựng mối quan hệ chính trị và khôi phục quan hệ kinh doanh với Moscow sau năm năm trừng phạt sau việc sáp nhập Crimea năm 2014.

"Khi ông Macron làm bộ trưởng kinh tế [Pháp], ông ấy đã đứng đầu ủy ban phát triển giữa Nga và Pháp. Bây giờ ông ấy biết làm thế nào để tiếp cận và có các dự án chung", ông Oreshkin nói.

EU muốn đảm bảo các công ty như Nokia và Ericsson có thể cạnh tranh với Huawei Trung Quốc tại thị trường đang phát triển ở Nga đối với truyền thông di động 5G và các nhà sản xuất thực phẩm của khối này cũng hy vọng sẽ quay trở lại thị trường Nga – điều hiện đang bị ngăn chặn bởi các biện pháp bảo hộ để đáp trả lệnh trừng phạt của châu Âu

Tuy nhiên, Nga khó có thể chấp nhận xuất khẩu thực phẩm của EU trừ khi Brussels nới lỏng sự tiếp cận của Moscow với thị trường châu Âu, ông Oreshkin nói.

Ngoài ra còn có rất nhiều rào cản ở phía châu Âu với các khoản trợ cấp nông nghiệp, quy định kỹ thuật, điều này hạn chế sự tiếp cận của các sản phẩm của Nga trên thị trường châu Âu, v.v. Nếu bạn đang nói về thương mại tự do, thì đó phải là giao dịch tự do thực sự và không phải là giao dịch tự do một phần, ông Oreshkin khẳng định.

Theo Tổ Quốc
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Ngân hàng Nhà nước phủ nhận tin đồn thay đổi điều hành tỷ giá

Ngân hàng Nhà nước phủ nhận tin đồn thay đổi điều hành tỷ giá

(VNF) - Đại diện Ngân hàng Nhà nước (NHNN) khẳng định một số thông tin gần đây về thay đổi điều hành tỷ giá là không chính xác, tạo tâm lý bất ổn trên thị trường.

Bắt nguyên Tổng giám đốc Tập đoàn Cao su Việt Nam Lê Quang Thung

Bắt nguyên Tổng giám đốc Tập đoàn Cao su Việt Nam Lê Quang Thung

(VNF) - Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã khởi tố vụ án hình sự “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí" xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam và các đơn vị liên quan. Đồng thời, đơn vị này cũng đã khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, Lệnh khám xét đối với 9 bị can liên quan để điều tra, làm rõ.

Một công nhân tại Hải Phòng trúng Vietlott gần 70 tỷ đồng

Một công nhân tại Hải Phòng trúng Vietlott gần 70 tỷ đồng

(VNF) - Ngày 24/5, anh N.T.D (Hải Phòng) đã nhận giải Vietlott với tổng giá trị gần 70 tỷ đồng.

PVI Holdings chia cổ tức 32%, cổ đông lớn PVN chuẩn bị lộ trình thoái vốn

PVI Holdings chia cổ tức 32%, cổ đông lớn PVN chuẩn bị lộ trình thoái vốn

(VNF) - Công ty Cổ phần PVI (PVI Holdings) sẽ tiến hành chia cổ tức 2023 với mức 32% và năm 2024, PVI đặt mục tiêu chi trả cổ tức bằng tiền mặt tối thiểu 28,5%. Với mức cổ tức này, PVI là doanh nghiệp liên tục duy trì chính sách chi trả cổ tức cao và ổn định, trong thời gian gần đây cổ phiếu PVI tăng trưởng tích.

Thống đốc NHNN thông báo 'số phận' các ngân hàng yếu kém

Thống đốc NHNN thông báo 'số phận' các ngân hàng yếu kém

(VNF) - Thống đốc cho biết, NHNN đang chỉ đạo các bên liên quan thực hiện trình tự, thủ tục để trình Chính phủ phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc với 3 ngân hàng mua bắt buộc; tiếp tục kiểm soát đặc biệt đối với SCB và Ngân hàng Đông Á.

Tăng trưởng GRDP vùng Trung du và miền núi phía Bắc dẫn đầu cả nước

Tăng trưởng GRDP vùng Trung du và miền núi phía Bắc dẫn đầu cả nước

(VNF) - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tăng trưởng GRDP của vùng năm 2023 đạt 6,53%, cao hơn so với 5 vùng còn lại và bình quân cả nước.

Thaiholdings thoái vốn Thaigroup, không còn ghi nhận công ty con

Thaiholdings thoái vốn Thaigroup, không còn ghi nhận công ty con

(VNF) - Thaiholdings dự kiến giảm tỷ lệ sở hữu tại Thaigroup từ 81,6% xuống còn 48%, đồng nghĩa với việc không còn ghi nhận Thaigroup là công ty con tại báo cáo tài chính.

Bắt giam Chủ tịch UBND Thị xã Cửa Lò - Nghệ An

Bắt giam Chủ tịch UBND Thị xã Cửa Lò - Nghệ An

(VNF) - Cơ quan chức năng đã tiến hành thủ tục khởi tố, bắt tạm giam đối với ông Doãn Tiến Dũng - Chủ tịch UBND thị xã Cửa Lò - do có nhiều sai phạm.

Chiếc lông vũ nặng 9gr có giá 28.000 USD, cao gấp nhiều lần giá vàng

Chiếc lông vũ nặng 9gr có giá 28.000 USD, cao gấp nhiều lần giá vàng

(VNF) - Chiếc lông của loài chim New Zealand quý hiếm Huia đã tuyệt chủng vừa được bán với giá hơn 46.000 đô la New Zealand (tương đương 28.000 USD).

Ông Đặng Tất Thắng và những lùm xùm với ông Dương Công Minh

Ông Đặng Tất Thắng và những lùm xùm với ông Dương Công Minh

(VNF) - Ông Đặng Tất Thắng - cựu Chủ tịch FLC và Bamboo Airways đang bị công an truy tìm. Ông Thắng đã từng có nhiều phát ngôn liên quan lãnh đạo Sacombank gây ra nhiều xôn xao.

Cận cảnh khu căn hộ dát vàng Tân Hoàng Minh, về tay chủ mới rao bán 219 triệu/m2

Cận cảnh khu căn hộ dát vàng Tân Hoàng Minh, về tay chủ mới rao bán 219 triệu/m2

(VNF) - Ra mắt thị trường năm 2012, dự án 'dát vàng' nằm trên đường Nguyễn Văn Huyên (Hà Nội) của Tân Hoàng Minh từng được rao bán với mức giá lên tới 145 triệu đồng/m2, tương đương khoảng 13-27 tỷ đồng một căn. Sau hơn 10 năm, dự án hiện nay đang được rao bán với giá lên tới 219 triệu/m2.