Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Thông tin này được ông Lại Xuân Thanh, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) chia sẻ bên lề hội thảo phát triển bền vững sân bay cửa ngõ quốc gia diễn ra sáng nay (19/10).
Chủ tịch Lại Xuân Thanh cho biết ACV được giao chủ đầu tư việc xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thi Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Do vậy, ACV đã có 3 bước chuẩn bị ngay từ ban đầu chứ không phải bây giờ.
Thứ nhất, ACV đã tập trung làm báo cáo nghiên cứu khả thi.
Thứ hai là chuẩn bị nguồn lực và ACV đã cân đối nguồn lực báo cáo Bộ Giao thông vận tải và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước về cân đối nguồn lực của mình để đảm bảo có thể làm chủ đầu tư dự án hết sức quan trọng của quốc gia.
Thứ ba là chuẩn bị phương án khai thác sân bay Long Thành sắp tới. Thế mạnh của ACV là khai thác cùng với bộ khung, nguồn lực sẵn có và sẽ phát triển thêm bằng cách thu hút nguồn nhân lực.
Tuy nhiên, ông Thanh nhấn mạnh rằng việc cân đối nguồn vốn cho sân bay Long Thành không có nghĩa là bỏ rơi các cảng hàng không khác.
Theo ông Thanh, hiện ACV đang khai thác 21 cảng hàng không và “siêu sân bay” Long Thành tới đây cũng đang được Chính phủ đề xuất chỉ định thầu cho doanh nghiệp.
Dựa trên Quyết định 236/QĐ-TTg vào năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không, Chủ tịch ACV cho biết một mảng hết sức quan trọng là quy hoạch phát triển mạng cảng hàng không.
“Do đó, với vai trò là doanh nghiệp cảng, chúng tôi cân đối nguồn lực của mình cho cả giai đoạn 2019-2025, đảm bảo đủ nguồn lực để thực hiện tất cả những quy hoạch phát triển, mở rộng, cải tạo nâng cấp các cảng hàng không đang khai thác”, ông Thanh nói.
Ông nêu ví dụ kế hoạch 2019-2025, ACV cân đối nguồn vốn khoảng 71.000 tỷ đồng để cho phát triển các cảng hàng không khác. Sau đó, dành khoảng 13.000 tỷ cho Cảng hàng không quốc tế Long Thành, cộng với số tiền mặt ACV hiện có (tính đến thời điểm 31/12/2018) là khoảng gần 25.000 tỷ đồng.
“Như vậy, chúng tôi có khoảng 37.000 tỷ đồng để dành riêng cho dự án sân bay Long Thành, bên cạnh 71.000 tỷ đồng cho việc phát triển hệ thống các cảng hàng không đang khai thác”, Chủ tịch ACV phân tích.
Cũng theo Chủ tịch ACV, nếu tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua và cuối năm nay được Chính phủ phê duyệt thì ACV cùng với tỉnh Đồng Nai sẽ tính toán khả năng, mặt bằng cho giai đoạn 1 dự án được đảm bảo và từ đầu năm 2021 có thể khởi công sân bay Long Thành.
Trước đó, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể đã thay mặt Chính phủ trình Ủy ban Kinh tế của Quốc hội thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 (dự kiến tổng vốn đầu tư 111.000 tỷ đồng).
Do các cơ quan tham mưu của Chính phủ chuẩn bị hồ sơ báo cáo chậm nên Ủy ban Kinh tế phải thẩm tra trong thời gian rất gấp, khi đã cận kề kỳ họp thứ 8 của Quốc hội (sẽ khai mạc ngày 21/10).
Theo báo cáo của Bộ trưởng Thể, Chính phủ thống nhất đề nghị Quốc hội giao cho ACV đầu tư, khai thác sân bay Long Thành. Hiện tại nhà nước đang chiếm tới 95% vốn tại ACV và tổng công ty này cũng đang quản lý và khai thác tới 21/22 sân bay trên toàn quốc.
Cũng theo đánh giá của Chính phủ, ACV đã chuẩn bị, cân đối được khoảng 37% tổng vốn để thực hiện dự án, phần còn lại sẽ huy động của các tổ chức tín dụng. "Siêu" tổng công ty do nhà nước sở hữu này cũng khẳng định tính khả thi trong việc huy động vốn cho dự án.
"Tuy nhiên, đây là dự án xây dựng cảng hàng không mới nên theo quy định của Luật đấu thầu thì phải thực hiện đấu thầu để lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án. Do vậy, việc giao ACV đầu tư, khai thác cảng cần phải được Quốc hội thông qua", báo cáo của Chính phủ thể hiện.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.