Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Sáng nay (2/12), CIEM đã tổ chức tọa đàm về an ninh nguồn nước và thị trường nước cạnh tranh. Vấn đề chính của tọa đàm là việc kiểm soát giá nước và chất lượng nước sinh hoạt.
Về giá nước, sự ra đời của nhà máy nước sông Đuống với mức giá bán cao hơn mức bán lẻ hiện hành (của công ty sông Đà) đã khiến thị trường nước sạch tại Hà Nội tồn tại song song hai mức giá. Ông Nguyễn Đình Cung cho rằng tình trạng hai giá này là một vấn đề mà chính quyền Hà Nội cần phải giải quyết.
Theo ông Cung, nhà nước cần phải kiểm soát giá nước, bởi nước sạch là một lĩnh vực độc quyền (độc quyền tự nhiên); hai là nhà nước phải đảm bảo sự công bằng trong tiếp cận nguồn nước của công dân.
“Người dân trên cùng một địa bàn thì tiếp cận nước sạch có phải như nhau không? Theo tôi là phải như nhau, không thể khác được. Nếu có sự chênh lệch về giá nước giữa các vùng thì phần chênh lệch này nhà nước có bù không? Để đảm bảo tính công bằng, tôi cho rằng không thể thiếu vai trò của nhà nước”.
“Mấy nay báo chí nói Hà Nội không thể dùng ngân sách để bù giá nước, nhưng nếu muốn đảm bảo tính công bằng thì không ai khác ngoài nhà nước phải đứng ra làm điều này”, ông Cung nói.
Đồng quan điểm với ông Cung, TS Nguyễn Ngọc Anh, Kinh tế trưởng của Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và Phát triển (DEPOCEN), cho rằng các nhà máy khác nhau sẽ có chi phí sản xuất khác nhau, do đó nếu muốn đảm bảo cơ chế một giá nước thì chính quyền phải bù giá.
Tuy nhiên, ông Anh cũng nêu ra vấn đề: công ty sông Đà kinh doanh nước có mức lãi rất cao, “một công ty cung cấp hàng hóa thiết yếu mà lãi cao như vậy thì có hợp lý không, chính quyền có phải kiểm soát để hạ giá nước xuống không?”
“Cần phải có một cơ quan đứng ra làm rõ câu chuyện này, nói rõ rằng giá nước như vậy có hợp lý không”, ông Anh bình luận.
Bổ sung ý kiến này của ông Anh, ông Cung lật lại việc đầu tư nhà máy nước sông Đuống để đặt vấn đề: “Tại sao công ty sông Đuống có chi phí cao mà vẫn cho họ làm? Tại sao không phải là một doanh nghiệp khác? Chắc chắn là mỗi doanh nghiệp sản xuất với một chi phí khác nhau, nhưng tại sao lại chọn ông này mà không phải ông khác? Có ông nào làm tốt hơn không? Tại thời điểm đó, họ (UBND thành phố Hà Nội – PV) chọn nhà đầu tư thế nào?”.
“Tôi không dùng những câu hỏi này để quy trách nhiệm mà để nhìn ra vấn đề: chúng ta đang thiếu một cơ quan kiểm soát việc cung cấp dịch vụ nước sạch”, ông Cung nói.
Bên cạnh vấn đề giá nước, ông Nguyễn Đình Cung cũng nêu vấn đề kiểm soát chất lượng nước. Theo ông, việc kiểm soát chất lượng nước cần phải thực hiện một cách khắt khe, ngặt nghèo hơn kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm thông thường, bởi nước còn là loại hàng hóa mang tính chất an ninh.
“Nước là thứ không thể thay thế, nếu không may xảy ra sự cố như nhiễm độc thì trật tự an toàn xã hội sẽ bị ảnh hưởng lớn. Những thứ xảy ra như thế sẽ là thảm họa”, ông nói.
Theo ông Cung, về quy trình thì việc kiểm soát chất lượng nước là có nhưng trên thực tế việc kiểm soát có khiếm khuyết, thậm chí là “thiếu vắng trách nhiệm của cơ quan nhà nước”.
“Ta đang thiếu một hệ thống kiểm soát. Nếu ta không làm hệ thống này thì sông Đà, sông Đuống không phải là cá biệt, sau này sẽ có nhiều loại sông khác xuất hiện. Các sông nhỏ nhỏ, con con ở đâu đâu cũng có thể xuất hiện những sự cố tương tự vừa qua.
“Tôi nghĩ trước hết cần có một báo cáo nghiên cứu đầy đủ về thực trạng hiện nay để trình lên Chính phủ rồi mới có thể xây dựng hệ thống được”, ông Cung đề xuất.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.