Nga bị trừng phạt ảnh hưởng gì tới các dự án tại Việt Nam?

Tiêu Phong - 01/03/2022 09:26 (GMT+7)

(VNF) - Báo cáo của VNDIRECT RESEARCH vừa phát hành chiều 28/2 cho thấy, Việt Nam chịu tác động nhất định bởi căng thẳng đang nổ ra tại Ukraine và các lệnh trừng phạt mà Nga đang phải hứng chịu.

VNF
Nga bị trừng phạt ảnh hưởng gì tới các dự án tại Việt Nam?

Cụ thể, theo đánh giá của Trung tâm nghiên cứu thuộc Công ty Chứng khoán VNDIRECT (VNDIRECT RESEARCH), sáng 27/2, Mỹ, Anh, Canada và Ủy ban châu Âu thông báo chặn kết nối của một số ngân hàng Nga khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT (SWIFT là tên viết tắt của Hiệp hội Viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu, được thành lập vào năm 1973 và có trụ sở tại Bỉ).

Đây là hệ thống truyền tin nhắn giao dịch toàn cầu, kết nối hơn 11.000 tổ chức tài chính tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Việc loại Nga ra khỏi SWIFT sẽ gây ảnh hưởng lớn nền kinh tế Nga.

Năm 2012, Iran bị cắt kết nối khỏi SWIFT vì chương trình hạt nhân và nước này đã bị mất 50% doanh thu xuất khẩu dầu mỏ, 30% mậu dịch với nước ngoài.

Tuy nhiên, việc đưa Nga ra khỏi SWIFT sẽ ít ảnh hưởng đến xuất khẩu dầu mỏ, khí đốt của Nga hơn trường hợp của Iran, do thực tế là châu Âu chịu sự phụ thuộc lớn vào nguồn cung dầu và khí đốt từ Nga.

Nga là nhà cung cấp khí đốt tự nhiên lớn nhất cho châu Âu, cung cấp tới 35% nguồn cung cho khu vực này. Nếu nguồn cung khí đốt từ Nga bị gián đoạn (do biện pháp trả đũa của Nga) có thể gây thiệt hại lớn đến nền kinh tế của châu Âu.

Việc chặn Nga truy cập hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT được xem là lệnh trừng phạt mạnh về tài chính

Theo các chuyên gia, với việc bị loại khỏi SWIFT, Nga có thể sử dụng các công cụ truyền thống trước đây như điện thoại, máy điện tín, email để thực hiện giao dịch liên ngân hàng và có thể thúc đẩy Nga tham gia các nền tảng công nghệ khác, như Hệ thống thanh toán quốc tế xuyên biên giới (CIPS) mà Trung Quốc xây dựng từ năm 2015.

“Chúng tôi cho rằng các lệnh trừng phạt, bao gồm cả việc chặn kết nối SWIFT của hệ thống tài chính Nga, sẽ ảnh hưởng đến các dự án đầu tư của Nga tại Việt Nam, phần lớn là các dự án điện và dầu khí”, VNDIRECT RESEARCH nhận định.

Theo phân tích của Trung tâm nghiên cứu này, dự án nhiệt điện Long Phú 1 (tổng công suất 1.200 MW) do Power Machines (Nga) là tổng thầu đang chậm kế hoạch 2 năm do vướng lệnh cấm vận. Dự án điện gió ngoài khơi Vĩnh Phong (công suất 1.000 MW) do liên doanh Zarubezhneft JSC (Nga) và DEME Concessions (Bỉ) đã ký biên bản ghi nhớ vào tháng 4/2021. Ngoại trừ dự án điện khí Quảng Trị, 2 dự án Long Phú 1 và Vĩnh Phong đều đã đưa được đưa vào dự thảo Quy hoạch điện 8. Trong khi Vĩnh Phong vẫn chưa được khởi công thì dự án Long Phú 1 đang rơi vào “bế tắc” vì vẫn chưa thể lắp đặt thiết bị.

Phân bón, thép của Việt Nam hưởng lợi

Theo VNDIRECT RESEARCH, giá dầu neo ở mức cao cùng với động thái cấm xuất khẩu Amoni nitrat (NH4NO3) của Nga có thể đẩy giá phân đạm trên toàn cầu tiếp tục tăng. Mặc dù chỉ chiếm 16,5% thị phần xuất khẩu phân đạm toàn cầu, nhưng Nga sản xuất amoni nitrat, thành phần quan trọng trong sản xuất phân bón, và chiếm gần 66% nguồn cung toàn cầu.

Bên cạnh đó, Nga còn dẫn đầu thế giới về xuất khẩu phân NPK. Do đó, các nhà sản xuất phân đạm tại Việt Nam như Đạm Cà Mau, Đạm Phú Mỹ có thể được hưởng lợi từ việc giá phân bón duy trì ở mức cao trong thời gian tới, cũng như nhu cầu xuất khẩu tăng cao.

Binh lính Ukraine tại thành phố Kiev

Căng thẳng giữa Nga và Ukraine cũng đã gây gián đoạn không nhỏ đến chuỗi cung ứng mặt hàng thép. Theo Hiệp hội thép thế giới (WSA), 2 quốc gia này đã sản xuất 97,4 triệu tấn và xuất khẩu khoảng 57 triệu tấn thép trong năm 2021. Ngay sau khi căng thẳng có dấu hiệu leo thang từ ngày 24.2, một số nhà sản xuất thép hàng đầu tại Ukraine (bao gồm Metinvest và ArcelorMittal) đã có kế hoạch cắt giảm sản lượng sản xuất xuống mức tối thiểu do hoạt động vận chuyển đường sắt và cảng bị đình trệ.

“Trong khi các mặt hàng xuất khẩu của Nga đứng trước nguy cơ bị nhiều quốc gia cấm vận thì các nhà xuất khẩu thép hàng đầu của Việt Nam có cơ hội gia tăng sản lượng trong thời gian tới. Đặc biệt tại EU, Nga và Ukraine lần lượt là 2 quốc gia xuất khẩu thép lớn thứ 2 và thứ 4 vào khu vực này trong 11 tháng năm 2021 với khoảng 21% tổng sản lượng, theo Eurofer.

EU cũng là thị trường xuất khẩu thép lớn thứ 3 của Việt Nam trong năm 2021, chủ yếu là mặt hàng tôn mạ. Do đó, những doanh nghiệp hàng đầu như Hoa Sen và Nam Kim có thể được hưởng lợi từ diễn biến này”, VNDIRECT RESEARCH dự báo.

Tác động trực tiếp của căng thẳng Nga - Ukraine đối với nền kinh tế Việt Nam, theo VNDIRECT RESEARCH, sẽ không lớn. Hiện giao thương giữa Việt Nam với Nga và Ukraine chỉ chiếm khoảng 0,9% tổng giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam (chiếm 1,1% giá trị xuất khẩu và 0,8% giá trị nhập khẩu trong năm 2021, theo Tổng cục Hải quan) và 2 nước trên cũng không phải là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn tại Việt Nam.

Căng thẳng giữa Nga - Ukraine có thể khiến áp lực lạm phát tại Việt Nam tăng lên khi “giá dầu và khí đốt” có thể neo ở mức cao.

Tuy vậy, VNDIRECT RESEARCH vẫn duy trì dự báo lạm phát tại Việt Nam năm 2022 sẽ được kiểm soát ở mức 3,4% (đạt mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4% như Quốc hội đã đề ra). Việt Nam sẽ vẫn duy trì các chính sách hỗ trợ phục hồi nền kinh tế, bao gồm gói kích thích kinh tế được thông qua hồi đầu năm và duy trì mặt bằng lãi suất cho vay ở mức thấp.

Đây sẽ là cơ sở để kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam và kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tiếp tục phục hồi và tăng trưởng nhanh hơn trong thời gian tới, từ đó tạo xung lực tăng trưởng cho thị trường chứng khoán trong năm 2022.

Xem thêm: ECB tăng cường giám sát các ngân hàng có quan hệ với Nga

Theo TNO
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Tỷ phú Jeff Bezos: Nỗi kinh hoàng khiến nhân viên toát mồ mỗi khi thức dậy

Tỷ phú Jeff Bezos: Nỗi kinh hoàng khiến nhân viên toát mồ mỗi khi thức dậy

(VNF) - Thời điểm những năm 90, tỷ phú Jeff Bezos từng được coi là "nỗi kinh hoàng" đối với nhân viên khi liên tục gây áp lực cho các thành viên thuộc Amazon.

Hà Nội: Căn hộ dần hạ nhiệt, hàng tỷ USD sẽ đổ sang Đông Anh xây chung cư

Hà Nội: Căn hộ dần hạ nhiệt, hàng tỷ USD sẽ đổ sang Đông Anh xây chung cư

(VNF) - Sau cơn sốt tăng giá, chung cư Hà Nội neo cao khó bán mua; Dân TP.HCM ‘ngóng’ được chuyển đổi đất đai, thoát quy hoạch treo; Sau thông báo tái khởi động, Cocobay Đà Nẵng vẫn im lìm; Hà Nội kêu gọi đầu tư 6 khu đô thị hơn 34.000 tỷ tại Đông Anh... là những thông tin được quan tâm trong tuần.

Rủi ro 380 triệu USD: Hàng triệu người Indonesia nợ nần khó kiểm soát

Rủi ro 380 triệu USD: Hàng triệu người Indonesia nợ nần khó kiểm soát

(VNF) - Các chương trình Mua trước trả sau (Buy Now, Pay Later - BNPL) ngày càng phổ phiến ở Indonesia đang khiến nợ tiêu dùng ngày càng tăng do khả năng tiếp cận dễ dàng hơn.

Ông Nguyễn Đỗ Lăng tái xuất, chủ Quán nhậu Tự Do lộ diện

Ông Nguyễn Đỗ Lăng tái xuất, chủ Quán nhậu Tự Do lộ diện

(VNF) - Ông Nguyễn Đỗ Lăng tái xuất sau lệnh bắt và khởi tố, Chủ tịch Viconship Bùi Minh Hưng bất ngờ xin từ nhiệm, ông Lê Mạnh Linh làm Phó chủ tịch HĐQT EVNFinance… là những tin tức doanh nhân đáng chú ý tuần qua.

Loạt xe điện Trung Quốc về Việt Nam, mẫu nào cạnh tranh với VinFast VF3?

Loạt xe điện Trung Quốc về Việt Nam, mẫu nào cạnh tranh với VinFast VF3?

(VNF) - Giai đoạn nửa cuối năm 2024, nhiều mẫu xe điện có nguồn gốc từ Trung Quốc sắp ra mắt tại thị trường Việt Nam. Trong đó, có một số mẫu nằm cùng phân khúc và cạnh tranh với VinFast VF3.

Chiến dịch mới của Trung Quốc: Điều tra Bộ trưởng Nông nghiệp, 30 quan chức tài chính bị bắt

Chiến dịch mới của Trung Quốc: Điều tra Bộ trưởng Nông nghiệp, 30 quan chức tài chính bị bắt

(VNF) - Theo tờ SCMP, từ đầu năm tới nay, hơn 30 quan chức nhà nước, chủ ngân hàng và giám đốc tài chính Trung Quốc đã bị bắt giữ do liên quan tới tham nhũng. Mới đây nhất, Bộ trưởng nông nghiệp nước này cũng đang bị điều tra vì nghi ngờ vi phạm luật pháp và kỷ luật.

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

(VNF) - Mã Pì Lèng là cung đường đèo hiểm trở dài khoảng 20 km đi qua 3 xã thuộc huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Từ lâu, nơi đây được coi là đệ nhất danh đèo của Việt Nam, là một trong "tứ đại đỉnh đèo" bên cạnh đèo Ô Quy Hồ, Khau Phạ và Pha Đin. Cùng ngắm vẻ đẹp hùng vĩ của tuyến đường đèo này qua ống kính của nhiếp ảnh gia Thanh Hải.

Tự tin có 'bảo hiểm lo' rồi tá hoả khi phải trả gần 140 triệu viện phí

Tự tin có 'bảo hiểm lo' rồi tá hoả khi phải trả gần 140 triệu viện phí

(VNF) - "Tự tin" vì đã có bảo hiểm lo, nhiều năm không xem lại hợp đồng, cũng không biết mình có quyền lợi gì, đến khi xảy ra sự kiện bảo hiểm thì mới “tá hoả” là tham gia không đúng nhu cầu, tham gia ủng hộ. Đành phải bỏ cả trăm triệu tiền túi ra để chi trả cho chi phí y tế.

Thanh Hoá: Phá 2,6ha rừng, Công ty AIT bị xử phạt 325 triệu đồng

Thanh Hoá: Phá 2,6ha rừng, Công ty AIT bị xử phạt 325 triệu đồng

(VNF) - UBND tỉnh Thanh Hóa vừa quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin (Công ty AIT), về hành vi phá 2,61ha rừng trái pháp luật với số tiền 325 triệu đồng.

Lương tăng, giá vàng 'phi mã', lãi suất đi lên... nguy cơ lạm phát lớn dần

Lương tăng, giá vàng 'phi mã', lãi suất đi lên... nguy cơ lạm phát lớn dần

(VNF) -Các chuyên gia cảnh báo nguy cơ về lạm phát đang lớn dần khi lãi suất đang có xu hướng gia tăng. Giá vàng, giá dầu cũng đang tạo nguy cơ lớn tác động tới lạm phát.

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

(VNF) - Mã Pì Lèng là cung đường đèo hiểm trở dài khoảng 20 km đi qua 3 xã thuộc huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Từ lâu, nơi đây được coi là đệ nhất danh đèo của Việt Nam, là một trong "tứ đại đỉnh đèo" bên cạnh đèo Ô Quy Hồ, Khau Phạ và Pha Đin. Cùng ngắm vẻ đẹp hùng vĩ của tuyến đường đèo này qua ống kính của nhiếp ảnh gia Thanh Hải.