Ngân hàng Nhà nước: Tiền ảo không phải tiền điện tử

Minh Tâm - 06/06/2018 23:22 (GMT+7)

(VNF) - Theo Ngân hàng Nhà nước, tại Việt Nam, khái niệm tiền điện tử đã xuất hiện và xâm nhập vào đời sống, tuy nhiên do chưa có định nghĩa cụ thể, rõ ràng trong các văn bản quy phạm pháp luật nên thường được hiểu lẫn sang khái niệm tiền ảo (cryptocurrency).

VNF
Ngân hàng Nhà nước: Tiền ảo không phải tiền điện tử

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có dự thảo báo cáo về việc rà soát, đề nghị sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật về tiền điện tử. Văn bản này được gửi đến các cơ quan liên quan lấy ý kiến, sau đó tổng hợp, hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ.

Theo NHNN, tại Việt Nam, khái niệm tiền điện tử đã xuất hiện và xâm nhập vào đời sống, tuy nhiên do chưa có định nghĩa cụ thể, rõ ràng trong các văn bản quy phạm pháp luật nên thường được hiểu lẫn sang khái niệm tiền ảo (cryptocurrency).

Theo định nghĩa của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) thì “đồng tiền ảo là một loạt tiền kỹ thuật số (digital money) không có sự quản lý, được phát hành bởi những người phát triển phần mềm (developers), cũng thường là người kiểm soát hệ thống và được sử dụng, chấp nhận thanh toán giữa các thành viên trong một cộng đồng ảo nhất định”.

NHNN đưa ra một số sự phân biệt giữa “tiền điện tử” và “tiền ảo”.

Thứ nhất, đơn vị đo lường của tiền điện tử là đồng tiền truyền thống (như EUR, USD…) với địa vị tiền pháp định. Trong khi đó, tiền ảo là đồng tiền phát minh (như Đô la Linden, Bitcoin…), không có đơn vị tiền pháp định.

Thứ hai, tiền điện tử được chấp nhận bởi những người không phải là nhà phát hành. Còn tiền ảo thường là trong một cộng đồng ảo nhất định.

Cùng với đó, tiền điện tử chịu sự quản lý, trong khi tiền ảo không có sự quản lý.

Ngoài ra, tổ chức tiền điện tử được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật; cung tiền điện tử là cố định. Với tiền ảo, người phát hành là công ty phi tài chính thuộc khu vực tư nhân hoặc dưới dạng phần mềm mã nguồn mở; cung tiền là không cố định (tùy thuộc vào quyết định của nhà phát hành hoặc do nhu cầu thị trường).

Quay trở lại định nghĩa tiền điện tử, NHNN đưa ra nhiều định nghĩa của các ngân hàng trung ương trên thế giới, trong đó theo Ngân hàng Trung ương Nhạt Bản: “Tiền điện tử là một trong những công cụ thanh toán bán lẻ điện tử gắn liền với giá trị lưu trữ hoặc công cụ thanh toán điện tử trả trước, trong đó người sử dụng phải nạp một số tiền trả trước để có thể sử dụng”.

Như vậy, rất rõ ràng, tiền điện tử mà NHNN đề cập đến ở đây là tiền tệ được số hóa, sau đó sử dụng trong môi trường công nghệ thông tin. Chẳng hạn ghi nợ qua thẻ, thanh toán qua thẻ, chuyển tiền qua hệ thống Internet Banking, ví điện tử… Nói cách khác, tiền điện tử chỉ là một hình thức biểu thị dạng số hóa của tiền tệ và hiện không gắn với công nghệ blockchain.

Đồng nghĩa, NHNN phân tách hoàn toàn tiền ảo (cryptocurrency) khỏi tiền điện tử và trong "báo cáo về việc rà soát, đề nghị sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật về tiền điện tử" gửi Thủ tướng sẽ chỉ tập trung vào tiền điện tử - loại tiền hiện đã rất phổ biến hiện nay.

Được biết, các báo cáo liên quan đến tiền ảo, tài sản ảo sẽ do Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính và Bộ Công an chủ trì.

Hồi tháng 8/2017, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1255/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo.

Đề án đưa ra 6 nhiệm vụ, trong đó nhiệm vụ “Rà soát, nghiên cứu và đề nghị sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật về tiền điện tử” do Ngân hàng Nhà nước chủ trì.

Đối với 5 nhiệm vụ còn lại, Bộ Tư pháp chủ trì 3 nhiệm vụ bao gồm: Rà soát, đánh giá thực trạng pháp luật về tài sản ảo, tiền ảo ở Việt Nam và nghiên cứu, khảo sát kinh nghiệm quốc tế liên quan (hạn cuối tháng 8/2018); Lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về tài sản ảo, tiền ảo (tháng 12/2018); Nghiên cứu, lập đề xuất sửa đổi, bổ sung các luật, pháp lệnh nhằm hoàn thiện khung pháp lý, xử lý tài sản ảo, tiền ảo (tháng 12/2020).

Bộ Tài chính chủ trì nhiệm vụ “Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật về thuế đối với tài sản ảo, tiền ảo” (hạn cuối tháng 6/2019). Trong khi đó, Bộ Công an chủ trì nhiệm vụ “Nghiên cứu, đề xuất biện pháp phòng, chống, xử lý các vi phạm liên quan đến tài sản ảo, tiền ảo”.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Ông Biden và ông Trump: Ai cứng rắn hơn với Trung Quốc?

Ông Biden và ông Trump: Ai cứng rắn hơn với Trung Quốc?

(VNF) - Mặc dù có nhiều điểm bất đồng nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden và người tiền nhiệm Donald Trump dường như ngày càng thể hiện nhiều điểm tương đồng trong cách hành xử với Trung Quốc.

Nợ xấu tăng nhanh, ngân hàng chờ 'đũa thần' từ Thông tư 02

Nợ xấu tăng nhanh, ngân hàng chờ 'đũa thần' từ Thông tư 02

(VNF) - Tỷ lệ nợ xấu của nhiều ngân hàng trong quý đầu năm tăng nhanh, lên trên ngưỡng 3%. Vậy nợ xấu có được kìm hãm khi Thông tư 02 được kéo dài đến hết năm nay?

TDG Global lên kế hoạch thu gần 1.500 tỷ trong năm nay

TDG Global lên kế hoạch thu gần 1.500 tỷ trong năm nay

(VNF) - Trong năm 2024, Công ty cổ phần Đầu tư TDG Global đặt mục tiêu doanh thu thuần đạt 1.490 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế ở mức khiêm tốn hơn 4 tỷ đồng.

Nhận diện Xây dựng Tự lập cùng Tập đoàn Thuận An trúng thầu 1.000 tỷ ở Phú Thọ

Nhận diện Xây dựng Tự lập cùng Tập đoàn Thuận An trúng thầu 1.000 tỷ ở Phú Thọ

(VNF) - Công ty TNHH Xây dựng Tự Lập từng liên danh cùng Tập đoàn Thuận An trúng gói thầu xây dựng đường từ ngã ba Tam Lập đến Bàu Bàng.

Phó Thống đốc: Tài chính vi mô có bước phát triển đáng ghi nhận

Phó Thống đốc: Tài chính vi mô có bước phát triển đáng ghi nhận

(VNF) - Theo Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú, khu vực tài chính vi mô đã có những bước phát triển đáng ghi nhận.

4 tháng đầu năm, Petrovietnam ghi nhận tăng trưởng tốt trong hoạt động sản xuất kinh doanh

4 tháng đầu năm, Petrovietnam ghi nhận tăng trưởng tốt trong hoạt động sản xuất kinh doanh

(VNF) - Tháng 4 năm 2024, tổng doanh thu toàn Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đạt 77,2 nghìn tỷ đồng, tiếp tục tăng trưởng so với cùng kỳ, duy trì 3 tháng tăng trưởng liên tiếp.

Cơ hội tiếp cận nguồn vốn 15,5 tỷ USD để chuyển đổi năng lượng xanh

Cơ hội tiếp cận nguồn vốn 15,5 tỷ USD để chuyển đổi năng lượng xanh

(VNF) - Tổ chức JETP bao gồm nhóm các đối tác quốc tế bao gồm các nước G7, các ngân hàng quốc tế và các tổ chức cho vay tư nhân cam kết giải ngân 15,5 tỷ USD trong vòng 3 đến 5 năm để hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi sang năng lượng xanh.

Hà Nội kêu gọi đầu tư 6 khu đô thị hơn 34.000 tỷ tại Đông Anh

Hà Nội kêu gọi đầu tư 6 khu đô thị hơn 34.000 tỷ tại Đông Anh

(VNF) - Hà Nội kêu gọi đầu tư 6 khu đô thị tại huyện Đông Anh bằng hình thức đấu thầu rộng rãi. Tổng mức đầu tư của 6 dự án là 34.585 tỷ đồng.

Bán lẩu thu về 680 triệu USD, chủ sở hữu Haidilao chính thức IPO tại Mỹ

Bán lẩu thu về 680 triệu USD, chủ sở hữu Haidilao chính thức IPO tại Mỹ

(VNF) - Super Hi International, công ty điều hành chuỗi nhà hàng lẩu Trung Quốc Haidilao trên thị trường quốc tế, đã phát hành cổ phiếu công khai lần đầu tại Mỹ vào ngày 16/5.

EVNFinance ký kết thành công gói vay hợp vốn với 6 ngân hàng lớn của Đài Loan

EVNFinance ký kết thành công gói vay hợp vốn với 6 ngân hàng lớn của Đài Loan

(VNF) - EVNFinance ký kết thành công gói vay hợp vốn trị giá 65 triệu USD từ 6 ngân hàng lớn của Đài Loan, bao gồm E.Sun Bank, Mega Bank, Shanghai Bank, Firstbank, Hua Nan Bank, Taichung Bank. Khoản vay này được đầu mối và thu xếp bởi E.Sun Bank, một trong những ngân hàng lớn nhất tại Đài Loan với tổng tài sản 118 tỷ USD.

Ảnh đẹp về những sân golf bên biển nổi tiếng Việt Nam

Ảnh đẹp về những sân golf bên biển nổi tiếng Việt Nam

(VNF) - Golf đã không còn là môn thể thao xa lạ, xa xỉ như nó đã từng; golf đã và đang hiện hữu trong đời sống của người Việt như là một trong những môn thể thao – giải trí quan trọng, thu hút đông đảo người chơi với gần 80 sân đang hoạt động trên toàn quốc. Dưới đây là hình ảnh đẹp về những sân golf sát biển nổi tiếng Việt Nam.