Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
MSB vừa công bố báo cáo tài chính quý III/2019 với lợi nhuận trước thuế lên đến 497 tỷ đồng, gấp tới 23 lần cùng kỳ năm ngoái.
Lũy kế 9 tháng, lợi nhuận trước thuế của MSB đạt trên 1.000 tỷ đồng, tăng gấp 3,7 lần. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng ở mức 2,88%, trong khi lãi dự thu tăng trên 900 tỷ đồng trong 9 tháng.
Cũng trong tuần qua, Vietcombank công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2019 với lợi nhuận trước thuế lên đến 6.309 tỷ đồng, tăng tới 72% so với cùng kỳ năm ngoái. Mức lợi nhuận quý này thậm chí lớn hơn đa phần lợi nhuận cả năm của các ngân hàng cỡ trung.
Lũy kế 9 tháng năm nay, lợi nhuận trước thuế của Vietcombank đạt 17.612 tỷ đồng, tăng 51% so với cùng kỳ năm ngoái. Nếu tiếp tục duy trì mặt bằng lợi nhuận trên trong quý IV, ngân hàng này nhiều khả năng sẽ cán mốc lợi nhuận tỷ USD cho cả năm 2019.
Quý III/2019, VPBank ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận trước thuế lên đến 63% nhờ mảng tín dụng kinh doanh khởi sắc và chi phí hoạt động chững lại.
Lũy kế 9 tháng, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng này đạt 7.199 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái.
BIDV vừa công bố sẽ trả cổ tức năm 2017 và 2018 bằng tiền mặt với tỷ lệ 7% mỗi năm. Tổng tỷ lệ cổ tức bằng tiền mặt 2 năm 2017 và 2018 là 14%/cổ phiếu (1 cổ phiếu nhận 1.400 đồng).
Ngày đăng ký cuối cùng là ngày 8/11/2019 và ngày dự kiến thanh toán là 12/12/2019. Như vậy, với tổng cộng hơn 3,41 tỷ cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường, BIDV sẽ chi ra khoảng hơn 4.786 tỷ đồng cho đợt chia cổ tức này.
Tuy nhiên, trong trường hợp tới ngày 8/11, nhà đầu tư chiến lược KEB Hana Bank đã chính thức trở thành cổ đông của BIDV, số tiền chi trả sẽ cao hơn con số trên.
Quyết định này của BIDV gây bất ngờ bởi trước đó, đại hội cổ đông thường niên năm 2019 tổ chức hồi đầu tháng 4/2019 đã thông qua kế hoạch chi trả cổ tức cho năm 2018 chỉ là 6% bằng tiền mặt (năm 2017 vẫn theo kế hoạch là 7%). Thế nhưng, kế hoạch này bị trì hoãn thời gian dài khi Ngân hàng Nhà nước liên tục "kêu khó" trong việc tăng vốn cho 4 ngân hàng quốc doanh và kiến nghị các ngân hàng này được phép phát hành cổ phiếu để trả cổ tức nhằm giữ lại vốn.
Với việc đang nắm giữ trên 3,25 tỷ cổ phiếu của BIDV, Nhà nước sẽ nhận về tới 4.560 tỷ đồng từ đợt chia cổ tức này. Số tiền trên sẽ được chuyển cho cơ quan "quản tiền quốc gia" là Bộ Tài chính.
Theo số liệu mới nhất từ Sở giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE), VPBank đã hoàn tất mua vào toàn bộ 50 triệu cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ đã đăng ký từ ngày 2/10, nghĩa là chỉ sau 16 phiên giao dịch.
Từ ngày 2/10 đến ngày 23/10, cổ phiếu VPB của VPBank thường xuyên dao động trên mức 22.000 đồng/cổ phiếu, chỉ có hai ngày đóng cửa dưới mức giá này. Ngày đóng cửa thấp nhất là ngày 7/10 với mức giá 21.750 đồng/cổ phiếu.
Nếu tính theo giá thấp nhất trên, VPBank đã chi 1.087 tỷ đồng để mua vào 50 triệu cổ phiếu quỹ trên.
Chia sẻ về vấn đề mua cổ phiếu quỹ, ban lãnh đạo VPBank cho biết kế hoạch này được đưa ra bởi giá cổ phiếu VPB đang ở vùng thấp hơn giá trị thực, lượng vốn của ngân hàng hiện tại là đủ để thực hiện việc mua lại mà chỉ số an toàn vốn (CAR) vẫn được đảm bảo theo quy định.
Với việc mua vào 50 triệu cổ phiếu quỹ, VPBank hiện đang sở hữu tổng lượng cổ phiếu quỹ lên tới 123 triệu cổ phiếu.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành Quyết định số 2233/QĐ-NHNN về việc Ngân hàng TMCP Bản Việt (VCCB) áp dụng Thông tư số 41/2016/TT-NHNN của Thống đốc NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (phương pháp tiêu chuẩn của Basel II).
Basel II là một bộ các tiêu chuẩn quốc tế nhằm đảm bảo các ngân hàng hoạt động an toàn, bền vững, minh bạch và hiệu quả. Basel II là phiên bản thứ hai của Hiệp ước Basel, sử dụng khái niệm "3 trụ cột" bao gồm yêu cầu vốn tối thiểu, giám sát của cơ quan quản lý và công bố thông tin trong quản trị ngân hàng.
Cùng với các ngân hàng: Vietcombank, OCB, VIB, MBBank, VPBank, Techcombank, TPBank, ACB, MSB, HDBank, Shinhan Bank, VCCB là ngân hàng thứ 12 trong nước được phép áp dụng chuẩn Basel II.
Trong tuần, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thông báo đã sửa đổi nội dung vốn điều lệ tại Giấy phép thành lập và hoạt động của ABBank. Theo đó, vốn điều lệ của ABBank được điều chỉnh tăng lên hơn 5.713 tỷ đồng từ mức 5.319 tỷ đồng.
Phương thức tăng vốn của ABBank là phát hành gần 39,4 triệu cổ phiếu mới để chi trả cổ tức năm 2017, tương ứng với tỉ lệ chia là 7,4%.
Tương tự, vốn điều lệ của LienVietPostBank cũng được tăng lên mức 8.881 tỷ đồng từ mức 7.500 tỷ đồng trước đó. Được biết, hồi tháng 4/2019, LienVietPostBank đã tiến hành chia cổ tức năm 2017 bằng cổ phiếu với tỉ lệ 5% theo phương án tăng vốn điều lệ đã được ĐHCĐ thường niên 2018 thông qua.
Trước ABBank và LienVietPostBank, VIB và Ngân hàng TMCP Phương Đông OCB cũng đã được NHNN điều chỉnh tăng vốn điều lệ lên lần lượt 9.245 tỷ đồng và 7.898 tỷ đồng. Hoạt động tăng vốn của VIB và OCB đều được thực hiện thông qua phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.